Nhãn Bông sen xanh của Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 31)

6. Bố cục của luận văn

1.4.1. Nhãn Bông sen xanh của Việt Nam

Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh là Nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Khách sạn đƣợc cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lƣợng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng và phát triển du lịch bền vững. Nhãn Bông sen có 5 cấp độ, từ một bông sen đến năm Bông sen xanh. Số lƣợng Bông sen xanh ghi nhận mức độ nỗ lực trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững của khách sạn.

Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh gồm 81 tiêu chí và đƣợc sắp xếp thành 4 nhóm:

-Quản lý bền vững

-Tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phƣơng - Giảm thiểu tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, di sản thiên nhiên -Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trƣờng

1.4.2. Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan

Chƣơng trình nhãn sinh thái xanh do Hội đồng doanh nghiệp bền vững Thái Lan (TBCSD) thành lập tháng 10 năm 1993 và đến tháng 4/1994 Viện Môi trƣờng Thái Lan (TEI) hợp tác với Bộ Công nghệ tiến hành thực hiện chƣơng trình.

Nhãn xanh là một chứng nhận về môi trƣờng cấp cho những sản phẩm chỉ ra đã giảm thiểu đƣợc những tác động xấu đến môi trƣờng so với những

sản phẩm có cùng chức năng. Chƣơng trình nhãn xanh Thái Lan áp dụng cho những sản phẩm và dịch vụ (không bao gồm những thực phẩm, đồ uống và dƣợc phẩm) đạt đƣợc các tiêu chuẩn đề ra. Việc tham gia vào chƣơng trình là tự nguyện.

Đối với khách sạn ở Thái Lan, áp dụng cấp nhãn sinh thái thông qua

Chương trình Lá xanh (green leaf). Chƣơng trình này đƣợc khởi xƣớng vào

cuối năm 1997 với mục tiêu ban đầu tiết kiệm năng lƣợng, nƣớc, tài nguyên khác để giảm chi phí và bảo vệ môi trƣờng. Ngày 17/3/1998 chính thức hoạt động với tên cơ quan lá xanh (Green Leaf Foundation). Chƣơng trình đƣợc tổ chức xúc tiến môi trƣờng các hoạt động du lịch (BEPTA) giám sát. Tổ chức này gồm 6 thành viên: Cơ quan DL Thái Lan, Hiệp hội DL Thái Lan, Chƣơng trình môi trƣờng Liên hiệp quốc, Cơ quan Điện lực Thái Lan, Cơ quan cấp nƣớc đô thị Thái Lan, Hiệp hội Phát triển Chất lƣợng Môi trƣờng (ADEQ).

Mục tiêu của Chương trình:

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng đối với toàn ngành du lịch Thái Lan

- Khuyến khích các khách sạn trong việc tăng cƣờng hoạt động bảo vệ môi trƣờng

- Thành lập hệ thống cấp chứng chỉ đối với khách sạn đạt tiêu chuẩn môi trƣờng trong cả nƣớc

- Xây dựng hình ảnh tốt và tăng cƣờng sức cạnh tranh của Thái Lan trên thị trƣờng quốc tế.

- Nội dung của Tiêu chuẩn bao gồm:

Phần 1: Chính sách môi trƣờng của khách sạn Phần 2: Quản lý rác thải

Phần 4: Mua hàng xanh

Phần 5: Chất lƣợng không khí trong KS Phần 6: Ô nhiễm không khí

Phần 7: Tiếng ồn

Phần 8: Chất lƣợng nƣớc cấp

Phần 9: Quản lý dầu, gas, hoá chất và chất độc hại Phần 10: Tác động môi trƣờng

Phần 11: Phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa phƣơng

Căn cứ tiêu chuẩn nhãn lá xanh và kết quả thẩm định để Hội đồng công nhận khách sạn đạt danh hiệu Lá xanh, đƣợc công bố tại buổi lễ đón nhận danh hiệu này và tên của khách sạn đƣợc cập nhật trong cuốn danh mục khách sạn xanh

1.4.3. Tiêu chí Du lịch bền vững toàn cầu GTSC (Global Tourism Sustainable Criterias)

Hiện nay, khái niệm du lịch bền vững đang ngày càng đƣợc quan tâm do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đối với những loại hình du lịch sinh thái (đặc biệt tập trung vào việc đánh giá cao các vùng hoang dã, đời sống tự nhiên và các giá trị văn hoá địa phƣơng). Viện Tài Nguyên Thế Giới cho biết, hàng năm, trong khi tỷ lệ du lịch tăng 4%, thì tỷ lệ du lịch tự nhiên/du lịch sinh thái tăng từ 10 – 30%. Kể từ khi có các loại hình du lịch mới ở các nƣớc đang phát triển – nơi có vùng có đa dạng sinh học cao, những quốc gia mà ngành du lịch chủ yếu là “du lịch sinh thái” có tỷ lệ tăng trƣởng du lịch rất cao. Nhƣ Costa Rica, du lịch tăng 400% từ 1986 cho đến 1991 và Belize, số lƣợng du khách tăng 600% từ 1986 đến 1996. Tháng 10 năm 2008, tại kỳ họp Đại hội đồng thế giới về Bảo tồn, hệ thống tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu (GSTC) đã đƣợc ban hành yêu cầu những đơn vị kinh doanh du lịch áp dụng nhằm bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn

hoá xã hội trong khi vẫn đảm bảo hoạt động du lịch có thể khai thác đƣợc những tiềm năng sẵn có, phát huy vai trò xoá đói giảm nghèo. Hội nghị đã tổng kết : trên thế giới có 130 hệ thống cấp chứng nhận GTSC, có đến 84% khách du lịch quan tâm đến khách sạn bền vững, có 1/3 khách sẵn sàng trả thêm 5% chi phí để các đơn vị triển khai chƣơng trình hƣớng đến việc phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng địa phƣơng.

Hiện nay GTSC đã và đang đƣợc các tổ chức và các doanh nghiệp khắp thế giới sử dụng nhằm nâng cao nhận thức về du lịch bền vững và lấy bền vững làm một dấu hiệu xác nhận giá trị trong hành trình du lịch, học tập và tổ chức kinh doanh.

GTSC đƣợc đánh giá thông qua 37 tiêu chí trong 4 nội dung chính : 1. Lập kế hoạch có hiệu quả về du lịch bền vững.

2. Tối đa lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng 3. Giảm thiểu tác động tiêu cực lên di sản văn hoá

4. Giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trƣờng và di sản thiên nhiên

Đối với các tiêu chí GTSC, phạm vi đƣợc xác định là toàn bộ các khách sạn và đơn vị điều hành lớn nhỏ ở các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển, ở vùng nông thôn hay đô thị, với tầm nhìn dài hạn bao gồm cả những bên tham gia bổ sung khi cần lấy thông tin. Thí dụ, một khách sạn lớn ở Pari dƣờng nhƣ không cần quy định hƣớng dẫn dành cho ngƣời bản xứ hoặc những hoạt động tác động đến các vùng thiên nhiên hoang sơ. Tuy nhiên, phần lớn tiêu chuẩn và tiêu chí sẽ có thể áp dụng rộng rãi trong các điều kiện.

Các tiêu chí áp dụng trong ngành khách sạn bao gồm:

- Tiêu thụ điện và năng lƣợng theo ki lô watt giờ (kWh) trên mỗi mét vuông mặt bằng dịch vụ.

- Tiêu thụ nƣớc sạch tính bằng lít hoặc mét khối với mỗi ngày khách - Rác thải (kilogam hoặc lít với mỗi ngày khách )

- Tiến trình giảm sử dụng thiết bị tủ lạnh và điều hoà thải CFC trong tổng thiết bị

- Chất lƣợng nƣớc xả thải của khách sạn đã đƣợc xử lý, sử dụng yêu cầu chỉ số sinh hoá (BOD) hoặc các chỉ số xử lý nƣớc thải khác.

- Tuân thủ pháp luật .

- Tiêu thụ tài nguyên - nƣớc, năng lƣợng - Rác thải, ô nhiễm

- Bảo tồn đa dạng sinh học

- Mua sắm các sản phẩm “xanh” (thân thiện với môi trƣờng) - Phát triển cộng đồng.

- Tôn trọng văn hoá bản địa - Điều kiện làm việc

- Giáo dục môi trƣờng

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 đƣa ra khái niệm về khách sạn và những xu hƣớng cơ bản của nhu cầu khách du lịch tác động đến kinh doanh khách sạn. Đồng thời nêu lên các khái niệm về môi trƣờng và Tiêu chuẩn “Khách sạn ASEAN” áp dụng cho các khách sạn trong khu vực ASEAN và một số chƣơng trình nhãn xanh áp dụng cho khách sạn của Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc trên thế giới . Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất và ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trƣờng tại khách sạn tại thời điểm hiện nay.

Trên cơ sở các vấn đề lý thuyết đã nêu chƣơng 1, chƣơng 2 sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” của các khách sạn tại Hà Nội .

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN “KHÁCH SẠN XANH ASEAN” CỦA CÁC KHÁCH SẠN TẠI HÀ NỘI 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội

2.1.1. Thực trạng kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011- 2012 2011- 2012

Là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nƣớc, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nƣớc nói chung và của Bắc Bộ nói riêng, làm gia tăng đáng kể lƣợng khách của cả nƣớc cũng nhƣ đóng góp lƣợng lớn ngoại tệ từ thu nhập du lịch.

Nằm ở vị trí địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nƣớc, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triểndu lịch khá cao: năm 2006 đón 9.160.000 lƣợt khách du lịch trong đó 1.280.000 lƣợt khách quốc tế; năm 2010 đón 12.300.000 lƣợt khách du lịch trong đó khách quốc tế đạt 1.700.000 lƣợt.

Bảng 2.1 Diễn biến lƣợng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Năm Lƣợt khách

Trong đó

Khách Quốc tế Khách Nội địa Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 2006 9.160.000 1.280.000 14,0 7.880.000 86,0 2007 10.600.000 1.490.500 14,1 9.109.500 85,9 2008 8.969.760 1.300.000 14,5 7.669.760 85,5 2009 10.250.000 1.050.000 10,2 9.200.000 89,8 2010 12.300.000 1.700.000 13,8 10.600.000 86,2 Tăng TB 7,6% 7,4% - 7,7% - Tăng TB 12,5% 11,8% - 12,6% -

Mức gia tăng lƣợng khách tới Hà Nội tăng 7,6,5% giai đoạn 2006-2010, trong đó khách quốc tế tăng 7,4,% và khách du lịch nội địa tăng 7,7,6%. Du lịch Hà Nội chiếm khoảng 15-16% thị phần khách trong tổng lƣợng khách đi lại giữa các địa phƣơng trong toàn quốc và thị phần này không ngừng gia tăng.

Về kết quả thực hiện chỉ tiêu giai đoạn 2011-2012: Năm 2011 số lƣợng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.887.000 lƣơt khách, tăng 11% so với năm 2010. Trong đó, một số thị trƣờng khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể nhƣ khách Trung Quốc đạt 309.400 lƣợt khách, tăng 19% so với năm ngoái, khách Úc đạt 108.924 lƣợt khách, tăng 28%, khách Nhật Bản đạt 115.576 lƣợt khách, tăng 13%, khách Hàn Quốc đạt 53.058 lƣợt khách, tăng 22%. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 11.660.000 lƣợt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2012, số liệu khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2.100.000 lƣợt khách, tăng 11,3% so với năm 2011, trong đó khách quốc tế đến lƣu trú đạt 1.500.00 tlƣợt khách, tăng 7,1% so với năm 2011Một số thị trƣờng du lịch trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể nhƣ khách Trung Quốc đạt 207.706 lƣợt khách, tăng 27%., khách Úc đạt 130.533 lƣợt khách, tăng 20%, khách Nhật bản đạt 152.441 lƣợt khách,tăng 53%,. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 12,3 triệu lƣợt khách, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái

Về mục đích du lịch của khách du lịch quốc tế: khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích trong đó chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hoá, lịch sử; lễ hội, du lịch tham quan thắng cảnh, làng nghề. Khách du lịch đến Hà Nội và các vùng phụ cận thông qua Hà Nội theo các mục đích trên chiếm trên 75% tổng số khách. Khách du lịch theo mục đích thƣơng mại chiếm gần 25% tổng số khách.

Khách nội địa đến Hà Nội để đi du lịch trên địa bàn thành phố và thông qua Hà Nội để đi du lịch ở các tỉnh lân cận nhƣ tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo; thăm thân; du lịch thƣơng mại; nghỉ dƣỡng, tham quan danh thắng ...

Năm 2006, trên địa bàn Hà Nội mới có 171 khách sạn đƣợc xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao với 8.618 phòng thì năm 2010 đã tăng lên 208 khách sạn với 10.215 phòng, năm 2012 tăng lên 238 khách sạn với 12.155 phòng. Các loại hình cơ sở lƣu trú du lịch cũng ngày càng phong phú, đa dạng, bên cạnh loại hình khách sạn là chủ yếu, đến nay ở Hà Nội đã xuất hiện thêm loại hình căn hộ du lịch cao cấp và nhà nghỉ du lịch.

Bảng 2.2 Số lƣợng Khách sạn đƣợc xếp hạng giai đoạn 2006 – 2010 tại Hà Nội

Hạng sao 2006 2007 2008 2009 2010 SL SP SL SP SL SP SL SP SL SP 5 8 2344 8 2547 9 2829 9 2830 9 2830 4 6 1071 6 1080 6 1136 6 1141 7 1302 3 19 1674 20 1697 21 1782 21 1820 25 2083 2 82 2597 83 2412 99 2970 100 3013 101 2965 1 56 932 56 925 66 1063 65 1023 66 1035 TCTT 9 103 9 103 12 141 12 141 12 141 Căn hộ DLCC           NNDL     42 545 42 545 42 545 Tổng số 179 8.721 182 8674 255 10466 255 10513 262 10901

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Giai đoạn 2011-2012: Tình hình kinh doanh của các cơ sở lƣu trú trên địa bàn Hà Nội năm 2012 nhìn chung giảm nhẹ so với năm 2011. Công suất buống phòng toàn khối đạt khoảng 55,744%, giảm 2,54% so với năm 2011. Giá phòng trung bình của khối khách sạn 3-5 sao giảm nhẹ từ 4,1 đến 9%, trong khi đó khối khách sạn 1-2 sao giá phòng lại có xu hƣớng tăng trung bình 11%.

Bảng 2.3 Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2012 trên địa bàn Hà Nội Khối khách sạn Công suất trung bình Giá phòng trung bình Ngày lƣu trú TB Thị trƣờng khách chủ yếu

5 sao 58.29% 2.207.000 VND 1,84

ngày/khách

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore

4 sao 52,19% 1.269.000 VND 1,76

ngày/khách

Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan.

3 sao 51,83% 761.000VND 1,79

ngày/khách

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc

2 sao 56,24% 560.000 VND 1,71

ngày/khách

Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật, Nga

1 sao 58.65% 450.000 VND 1.75

ngày/khách

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu, Việt Nam.

(Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội)

Chất lƣợng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, tƣơng đƣơng hoặc có chất lƣợng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú nhƣ nhà hàng, quán ba, cafe, trung tâm thƣơng mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thƣờng có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí nhƣ bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trƣờng, câu lạc bộ ban đêm...

Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự ra đời của hàng loạt các khách sạn mới đã khiến cho các khách sạn đã tồn tại từ những năm trƣớc không ngừng đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu của khách và các xu hƣớng mới. Từ đó, góp phần làm cho chất lƣợng dịch vụ của hệ thống các khách sạn trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng lên.

2.1.3. Những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khách sạn đến môi trường

Hiện nay, hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch hiện gây tác động đến môi trƣờng thông qua vấn đề sử dụng năng lƣợng điện, nƣớc, làm phát sinh các loại chất thải, kể cả rác thải, khí thải, nƣớc thải và tiếng ồn.

- Năng lượng: Trong khách sạn, năng lƣợng chủ yếu đƣợc sử dụng dƣới

dạng điện năng hoặc nhiệt năng thông qua nhiên liệu để thắp sáng, làm lạnh, vận hành các thiết bị và đun nƣớc nóng. Lƣợng năng lƣợng tiêu thụ trong các khách sạn thƣờng rất lớn, đƣợc thể hiện qua chi phí cao về năng lƣợng trong tổng chi phí vận hành khách sạn. Năng lƣợng đƣợc tiêu thụ nhiều nhất trong các hoạt động chính nhƣ: khu vực phòng ngủ, nhà hàng, chế biến món ăn và các khu vực dịch vụ bổ sung. Trong khách sạn có nhiều thiết bị sử dụng năng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)