Thực trạng kinh doanh khách sạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 37)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Thực trạng kinh doanh khách sạn

Năm 2006, trên địa bàn Hà Nội mới có 171 khách sạn đƣợc xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao với 8.618 phòng thì năm 2010 đã tăng lên 208 khách sạn với 10.215 phòng, năm 2012 tăng lên 238 khách sạn với 12.155 phòng. Các loại hình cơ sở lƣu trú du lịch cũng ngày càng phong phú, đa dạng, bên cạnh loại hình khách sạn là chủ yếu, đến nay ở Hà Nội đã xuất hiện thêm loại hình căn hộ du lịch cao cấp và nhà nghỉ du lịch.

Bảng 2.2 Số lƣợng Khách sạn đƣợc xếp hạng giai đoạn 2006 – 2010 tại Hà Nội

Hạng sao 2006 2007 2008 2009 2010 SL SP SL SP SL SP SL SP SL SP 5 8 2344 8 2547 9 2829 9 2830 9 2830 4 6 1071 6 1080 6 1136 6 1141 7 1302 3 19 1674 20 1697 21 1782 21 1820 25 2083 2 82 2597 83 2412 99 2970 100 3013 101 2965 1 56 932 56 925 66 1063 65 1023 66 1035 TCTT 9 103 9 103 12 141 12 141 12 141 Căn hộ DLCC           NNDL     42 545 42 545 42 545 Tổng số 179 8.721 182 8674 255 10466 255 10513 262 10901

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Giai đoạn 2011-2012: Tình hình kinh doanh của các cơ sở lƣu trú trên địa bàn Hà Nội năm 2012 nhìn chung giảm nhẹ so với năm 2011. Công suất buống phòng toàn khối đạt khoảng 55,744%, giảm 2,54% so với năm 2011. Giá phòng trung bình của khối khách sạn 3-5 sao giảm nhẹ từ 4,1 đến 9%, trong khi đó khối khách sạn 1-2 sao giá phòng lại có xu hƣớng tăng trung bình 11%.

Bảng 2.3 Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2012 trên địa bàn Hà Nội Khối khách sạn Công suất trung bình Giá phòng trung bình Ngày lƣu trú TB Thị trƣờng khách chủ yếu

5 sao 58.29% 2.207.000 VND 1,84

ngày/khách

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore

4 sao 52,19% 1.269.000 VND 1,76

ngày/khách

Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan.

3 sao 51,83% 761.000VND 1,79

ngày/khách

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc

2 sao 56,24% 560.000 VND 1,71

ngày/khách

Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật, Nga

1 sao 58.65% 450.000 VND 1.75

ngày/khách

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu, Việt Nam.

(Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội)

Chất lƣợng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, tƣơng đƣơng hoặc có chất lƣợng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú nhƣ nhà hàng, quán ba, cafe, trung tâm thƣơng mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thƣờng có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí nhƣ bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trƣờng, câu lạc bộ ban đêm...

Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự ra đời của hàng loạt các khách sạn mới đã khiến cho các khách sạn đã tồn tại từ những năm trƣớc không ngừng đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu của khách và các xu hƣớng mới. Từ đó, góp phần làm cho chất lƣợng dịch vụ của hệ thống các khách sạn trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng lên.

2.1.3. Những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khách sạn đến môi trường

Hiện nay, hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch hiện gây tác động đến môi trƣờng thông qua vấn đề sử dụng năng lƣợng điện, nƣớc, làm phát sinh các loại chất thải, kể cả rác thải, khí thải, nƣớc thải và tiếng ồn.

- Năng lượng: Trong khách sạn, năng lƣợng chủ yếu đƣợc sử dụng dƣới

dạng điện năng hoặc nhiệt năng thông qua nhiên liệu để thắp sáng, làm lạnh, vận hành các thiết bị và đun nƣớc nóng. Lƣợng năng lƣợng tiêu thụ trong các khách sạn thƣờng rất lớn, đƣợc thể hiện qua chi phí cao về năng lƣợng trong tổng chi phí vận hành khách sạn. Năng lƣợng đƣợc tiêu thụ nhiều nhất trong các hoạt động chính nhƣ: khu vực phòng ngủ, nhà hàng, chế biến món ăn và các khu vực dịch vụ bổ sung. Trong khách sạn có nhiều thiết bị sử dụng năng lƣợng nhƣ: máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị chiếu sáng, kho lạnh, thiết bị văn phòng, thang máy, máy giặt...Một số trang thiết bị sử dụng nhiên liệu nhƣ: lò hơi, bếp than, xe ô tô...

Nhƣ vậy, khi du lịch phát triển, số lƣợng khách tăng lên, hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch, dịch vụ đƣợc mở rộng thì mức độ tiêu thụ năng lƣợng để phục vụ khách trở nên rất lớn. Việc tiêu thụ năng lƣợng trong các khách sạn đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên và tác động xấu tới môi trƣờng, vì việc khai thác nguồn tài nguyên này góp phần làm suy thoái môi trƣờng tự nhiên.

Bảng 2.4 Nguồn tiêu thụ điện trong khách sạn

Đơn vị tính: %

Nguồn tiêu thụ điện

Nguồn tiêu thụ điện

4, 5 sao 3 sao 2 sao Khu nghỉ dƣỡng

Thắp sáng 26% 13% 17% 23%

Hệ thống điều hòa không khí 53% 47% 46% 48%

Các thiết bị khách (thang máy,

bơm nƣớc, tủ lạnh…) 4% 13% 12% 17%

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

- Nước: Trong các khách sạn hiện nay, lƣợng nƣớc tiêu thụ và lƣợng nƣớc thải ra là rất lớn, gây tác động tới môi trƣờng ở hai khía cạnh: khối lƣợng nƣớc sạch cần đƣợc cung cấp và vấn đề nƣớc thải. Do vậy việc sử dụng không hiệu quả nƣớc cấp sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên, góp phần gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trƣờng. Khu vực tiêu thụ nhiều nƣớc nhất là khu vực buồng ngủ, phòng vệ sinh, bể bơi, khu vực giặt là, sân vƣờn, khu vực nhà hàng và bếp. Mặt khác, lƣợng nƣớc thải tỷ lệ thuận với lƣợng ƣớc cấp (khoảng 75% lƣợng nƣớc cấp). Lƣợng nƣớc thải ra từ khách sạn chứa nhiều chất có hại cho môi trƣờng, nhất là các hóa chất dùng để tẩy rửa. Nếu không qua xử lý, lƣợng nƣớc thải này có thể đƣợc xả trực tiếp ra cống thoát nƣớc công cộng, ra sông và biển.

Điều đáng nói là hệ thống thoát nƣớc của Việt nam nhìn chung hiện nay vẫn còn yếu và xuống cấp. Nhiều khu vực, nhất là các thành phố lớn, do hệ thống cống rãnh còn thiếu nên hay bị úng ngập về mùa mƣa. Nƣớc thải bị ứ đọng làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trƣờng. Các khách sạn nếu không có biện pháp xử lý nƣớc thải hữu hiệu sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ uy tín của khách sạn.

53 20 15 6 6 60 3 17 6 14 62 0 12 8 18 9 0 16 60 15 0 10 20 30 40 50 60 70

Phòng ngủ Khu vực giặt là Khu vực bếp Khu vực ngoài trời Khu vực khác

Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 2 sao Khu nghỉ dưỡng

(Nguồn: Vụ khách sạn – Tổng cục Du lịch)

- Rác thải: ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng vì rác thải bao gồm nhiều

loại và rất khó xử lý theo cách có lợi cho môi trƣờng. Mặt khác, việc thải nhiều rác còn làm lãng phí các nguồn tài nguyên để làm ra các vật liệu đó. Nhƣ vậy cũng góp phần làm suy thoái môi trƣờng.

Trong khách sạn, rác thải chủ yếu phát sinh từ khu vực buồng ngủ, văn phòng, bếp, nhà hàng, bộ phận kỹ thuật, bao gồm nhiều loại:

+ Rác thải từ các hoạt động văn phòng nhƣ: báo, tạp chí, giấy, đồ dùng văn phòng đã qua sử dụng.

+ Rác thải từ bao bì các nhà cung cấp: hộp giấy, chai lọ thủy tinh, hộp nhựa và kim loại, túi nhựa....

+ Rác thải từ khu vực buồng ngủ: chai lọ bằng nhựa đựng các đồ văn phòng, túi đựng đồ giặt là, các sản phẩm bằng nhựa, túi đựng hàng, xà phòng.

+ Rác thải từ khu vực chế biến món ăn và khu vực nhà hàng cũng nhƣ nơi pha chế và phục vụ đồ uống. Bên cạnh đó còn có rác thải từ bộ phận giặt là, các cơ sở dịch vụ bổ sung nhƣ: bể bơi, phòng massage, phòng karaoke..v.v

Việc phân loại và xử lý rác thải trong khách sạn là một việc làm cần thiết nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng một cách trực tiếp nhất.

Biểu đồ 2.2 Thành phần điển hình của lƣợng chất thải rắn trong khách sạn và khu nghỉ dƣỡng tại Việt Nam

45 44 36 20 25 27 12 12 7 5 4 6 5 7 2 60 18 17 46 2 0% 20% 40% 60% 80% 100% Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 2 sao Khu nghỉ dưỡng

T hức ăn thừa Vỏ nhựa, giấy Vỏ nhôm, kim loại, thủy tinh Chất thải từ vườn Chất thải khác

(Nguồn: Vụ khách sạn – Tổng cục du lịch)

- Khí thải: Hoạt động kinh doanh khách sạn cũng làm phát sinh một lƣợng đáng kể khí thải độc hại. Các loại khí thải này chủ yếu bao gồm khí CFC từ các thiết bị làm lạnh và từ các máy điều hòa nhiệt độ, khí thải từ các lò đốt bằng nhiên liệu và khí thải từ các phƣơng tiện vận chuyển.

Khí thải có chứa những chất độc hại gây tác động rất lớn đến môi trƣờng, đặc biệt là khí CFC làm thủng tầng ôzôn của trái đất, gây hiệu ứng nhà kính. Do vậy, giảm lƣợng khí thải độc hại đƣợc coi là một trong những mục tiêu quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn.

- Tiếng ồn: chủ yếu gây tác động xấu đến môi trƣờng sống của con

ngƣời. Lƣợng âm thanh lớn quá mức sẽ làm mọi ngƣời mất tập trung, cản trở việc giao tiếp, gây ức chế tâm lý và ảnh hƣởng đến giấc ngủ...

Trong các khách sạn, tiếng ồn thƣờng phát sinh từ bên trong (từ các khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, quầy Bar, karaoke, vũ trƣờng, vận hành máy móc, thiết bị, ...) hoặc từ bên ngoài (từ các công trình đang thi công gần Khách sạncác cơ sở sản xuất, xe cộ đi lại trên đƣờng vào ban đêm...) Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng của tiếng ồn trong khách sạn thƣờng không lớn vì đa số các khách sạn nhận thức đƣợc tiếng ồn sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách và uy tín của khách sạn.

2.2. Khảo sát thực trạng công tác ứng dụng Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN của một số khách sạn tại Hà Nội ASEAN của một số khách sạn tại Hà Nội

2.2.1. Báo cáo điều tra, khảo sát

Mô tả điều tra, khảo sát: Bảng hỏi đƣợc thiết kế theo hai mẫu bằng tiếng Việt: 1 mẫu phiếu điều tra sơ bộ về thông tin sơ bộ hoạt động ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” của các khách sạn và 1 bảng mẫu phiếu khảo sát về các hoạt động cụ thể của các Khách sạn trong việc ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”.

Mục đích: Nhằm thu thập thông tin của các khách sạn về hoạt động ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”.

2.2.1.1. Kết quả điều tra

Hình thức điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi.

Đối tượng và phương pháp điều tra: Đối tƣợng điều tra là địa diện cán

bộ phụ trách về môi trƣờng của khách sạn

Phương pháp điều tra: Gửi phiếu cho khách sạn. Số lượng phiếu phát ra: 50 phiếu.

Kết quả thu thập phiếu trả lời như sau:

- Số phiếu thu về trả lời có biết và ứng dụng Tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN: 34 phiếu. (bao gồm 27 khách sạn từ 3 đến 5 sao và 7 khách san từ 1 đến 2 sao).

Nội dung điều tra: Tập trung vào 6 nội dung chính sau

- Thông tin về khách sạn; chính sách của khách sạn trong việc quản lý và bảo vệ môi trƣờng

- Vấn đề quản lý nƣớc và nƣớc thải - Vấn đề quản lý nguồn năng lƣợng - Vấn đề quản lý rác thải

- Chính sách mua hàng - Quản lý khí thải và tiếng ồn

2.2.1.2. Kết quả khảo sát

Hình thức khảo sát: Khảo sát tại chỗ 15 khách sạn theo nội dung bảng

hỏi bao gồm các khách sạn:

STT Khách sạn Hạng sao Địa chỉ

1 Khách sạn Deawo 5 sao 36 Kim Mã, Ba Đình, Hà nội

2 Khách sạn Sheraton 5 sao 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà nội

3 Khách sạn Crowne 5 sao Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm

4 Khách sạn Hà nội 4 sao D8 Trần Huy Liệu, Giảng Võ

5 Khách sạn Forotuna 4 sao 6B Láng Hạ

6 Khách sạn Nhà hát Thăng Long

3 sao 1C Tôn Đản, Hà nội

7 Khách sạn Lake Side 3 sao 6A Ngọc Khánh, Hà Nội

8 Khách sạn Heritage 3 sao 625 Đê La Thành, Hà Nội

9 Khách sạn Đại Dƣơng II

10 Khách sạn Hồng Ngọc 2 sao 9 Mã Mây, Hà Nội

11 Khách sạn Quan Hoa 2 sao 20/156 Cầu Giấy, Hà Nội

12 Khách sạn VMQ 2 sao 87 Nguyễn Thái Học, Hà Nội

13 Khách sạn King Crow 1 sao 87 Phố Huế, Hà Nội

14 Khách sạn Hoa Trà 1 sao 31 Hàng Điếu, Hà Nội

15 Khách sạn KingLy 1 sao 8 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Đối tượng Khảo sát : Đối tƣợng khảo sát là khách sạn từ 1 đến 5 sao tại Hà Nội

Phương pháp điều tra: Khảo sát tại chỗ.

Nội dung khảo sát: Gồm 56 nội dung chia làm 5 nhóm:

- Nhóm A: Tieu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN, bao gồm 2 nội dung - Nhóm B: Chính sách quản lý môi trƣờng, bao gồm 6 nội dung

- Nhóm C: Phối hợp với cộng đồng địa phƣơng, bao gồm 12 nội dung - Nhóm D: Bảo tồn tài nguyên, bao gồm 18 nội dung

- Nhóm E: Giảm thiểu ô nhiễm, bao gồm 18 nội dung

Kết quả đánh giá chung:

Kết quả khảo sát thực tế tại 15/40 khách sạn cho thấy hầu hết các khách sạn 5 sao đã ứng dụng và thực hiện tốt các tiêu chí đề ra trong tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN, đã nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng thƣơng hiệu khách sạn xanh nhằm tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế và có những công nghệ, biện pháp cải tiến phù hợp trong việc bảo vệ môi trƣờng. Năm 2011, Tổng cục Du lịch đã nhận đuợc hồ sơ đăng ký tham dự giải thƣởng khách sạn Xanh ASEAN của các khách sạn trên toàn quốc và Hà Nội đã có hai khách sạn đƣợc trao giải thuởng bao gồm: khách sạn Prestigate và Sofitel Plaza. Đây là những khách sạn đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi

trƣờng theo đúng nội dung của Tiêu chuẩn đã đề ra (có những chủ trƣơng, chính sách về môi trƣờng trong hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, đã hình thành tổ chức, có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về bảo vệ môi trƣờng và định kỳ có đánh giá kết quả thực hiện các chính sách và biện pháp bảo vệ môi trƣờng)

Tuy nhiên, các khách sạn từ 1 đến 3 sao và một số khách sạn 4 sao mặc dù đã biết thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ khai thác và sử dụng hợp lý năng lƣợng, tài nguyên thiên nhiên, đƣa ra những cơ chế, chính sách, giảm thải, chống ô nhiễm nhƣng thực tế các khách sạn này coi việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ những biện pháp để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, tiết kiệm chi phí, chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo thƣơng hiệu xanh cho khách sạn. Mặt khác do chƣa đƣa đƣợc ra các chính sách quản lý và bảo về môi trƣờng cụ thể nên các giải pháp đƣa ra chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ và triệt để, do đó hiệu quả thấp.

2.2.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí trong Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” của một số khách sạn trên địa bàn Hà chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” của một số khách sạn trên địa bàn Hà Nội

a/ Thực hiện chính sách môi trƣờng

Theo nội dung của Tiêu chuẩn “Khách sạn xanh ASEAN” cũng nhƣ tiêu chuẩn “Nhãn sinh thái Bông sen xanh” của Việt Nam, chính sách môi trƣờng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)