Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 91)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.3.Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Mục tiêu của giải pháp:

Hiện nay, Việt nam là một nƣớc đang phát triển, còn nhiều khó khăn và hạn chế trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, để có thể nhanh chóng hội nhập với các nƣớc trong khu vực và thế giới, chúng ta cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nƣớc phát triển vào hoàn cảnh cụ thể. Ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng ở Việt nam cũng còn phải học tập và tiếp thu không ít những bài học, kinh nghiệm hay của một số khách sạn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

Nội dung của giải pháp:

Các khách sạn cần đầu tư và triển khai thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về bảo vệ môi trƣờng, về quản lý và

kiểm soát ô nhiễm, đánh giá môi trƣờng phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh khách sạn của mình. Khuyến khích các chuyên gia cũng nhƣ toàn thể nhân viên trong khách sạn tích cực tham gia hoạt động này, đồng thời lập ngân sách cung cấp chi phí cho việc nghiên cứu và ứng dụng.

Tham gia các hội thảo quốc tế và Việt Nam về bảo vệ môi trƣờng nhằm

nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng trong toàn ngành nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, tiếp thu, học hỏi các kiến thức, biện pháp, phuơng pháp hay trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng của các khách sạn trên thế giới cũng nhƣ ở Việt nam. Từ đó từng bƣớc áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của khách sạn mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đủ tiêu chuẩn để có thể hội nhạp với sự phát triển của Quốc tế và khu vực.

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trƣờng trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành năm 1996. Tiêu chuẩn này đƣợc ban hành và áp dụng tại Việt Nam từ năm 1998 và đƣợc soát xét và cải tiến 02 phiên bản cho nhữung năm 1996- 2004 nền tảng của tiêu chuẩn dựa vào vòng tròn PDCA ( Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động) và đƣa yếu tố phòng ngừa làm chủ đạo

Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001:

- Cải tiến quá trình sản xuất, giảm thiểu chất thải và chi phí -Giảm ô nhiễm môi trƣờng, giảm rủi ro

-Đáp ứng các yêu cầu của Pháp luật -Giảm phàn nàn từ các bên hữu quan

-Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp -Đạt đƣợc lợi thế canh tranh

-Nâng cao lợi nhuân

Từ những lợi ích trên đây cho thấy, các khách sạn nên hƣớng tới áp dụng Tiêu chuẩn ISO 140001.

Các bƣớc thực hiện Tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:

Bước 1: Lập chính sách môi trường

- Tiến hành phân tích môi trƣờng sơ bộ, sau đó xác định, thiết lập và công bố về đƣờng lối, phƣơng hƣớng bảo vệ môi trƣờng, ngăn ngừa ô nhiễm. Đây chính là chính sách bảo vệ môi trƣờng của khách sạn và chính sách này đƣợc lập thành văn bản chứa các nguyên tắc hƣớng dẫn chung cho khách sạn

Trong văn bản công bố chính sách môi trƣờng, khách sạn cần quan tâm tới các nguyên tắc mà tiêu chuẩn ISO 14001 đề ra nhƣ:

-Phòng chống ô nhiễm -Cải tiến thƣờng xuyên

-Cam kết tuân thủ pháp luật về môi trƣờng

Chính sách môi trƣờng của khách sạn phải đƣợc công khai rộng rãi không chỉ trong khách sạn mà còn bên ngoài và các bên liên quan (khách du lịch, các hãng lữ hành, cộng đồng dân cƣ quanh khách sạn...)

Ngoài ra, khách sạn có thể gửi một bản copy chính sách môi trƣờng cho chính quyền địa phƣơng, các khách hàng tiềm năng, các nhà cung ứng... Chính sách môi trƣờng cần đựoc xem xét định kì và chỉnh sửa để phản ánh các điều kiện và thông tin thay đổi.

Bước 2: Lập kế hoạch

- Xem xét các khía cạnh môi trƣờng

Cần triển khai các hoạt động phân tích, nhận định các khía cạnh môi trƣờng tại tất cả các khu vực theo định kỳ. Nhận định rõ khía cạnh môi

trƣờng (bình thƣờng, bất bình thƣờng hoặc khẩn cấp) nhằm đƣa ra giải pháp kịp thời và phù hợp để hạn chế những tác động đáng kể đến môi trƣờng.

Ví dụ: Phân tích khía cạnh môi trường tại các hệ thống cầu thang máy nhận thấy không khí ngột ngạt -> nhận diện -> đưa ra giải pháp điều chỉnh

- Đáp ứng yêu cầu về pháp luật

Khách sạn phải tiếp cận, cập nhật và phổ biến thƣờng xuyên các văn bản pháp luật có liên quan về môi trƣờng nhằm thấu hiểu và thực thi đúng pháp luật

Ví dụ: Truy cập trên internet hoặc tiếp nhận các văn bản của cơ quan hữu quan địa phương -> phổ biến -> tuân thủ thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu

Xem xét thực trạng môi trƣờng, các kết quả phân tích nhằm thiết lập phù hợp các mục tiêu môi trƣờng, đƣa ra các chỉ tiêu giao cho từng bộ phận triển khai tuân thủ và thực hiện.

Ví dụ: phấn đấu tiết kiệm điện tiêu thụ, bộ phận bếp giảm 2%, bộ phận buồng giảm 3% .. so với 6 tháng đầu năm 2012.

Thiết lập chƣơng trình quản lý môi trƣờng trong từng chu kỳ, dựa trên các yêu cầu pháp luật, khía cạnh môi trƣờng nổi bật, định hƣớng cải tiến …nghiên cứu các giải pháp đầu tƣ, điều chỉnh phù hợp.

Ví dụ: Tập trung trồng cây xanh bao quanh 02 bên sảnh của khách sạn, treo các pano, áp phích hình ảnh về môi trường thân thiện. Đầu tư quạt thông gió đối lưu tại các sảnh …

Bước 3:Thực hiện và điều hành

- Nâng cao năng lực, đào tạo và nhận thức

Khách sạn bổ nhiệm một hoặc nhiều cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách về bảo vệ môi trƣờng nhằm bao quát, điều hành hệ thống.

Khách sạn phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cho các bộ phận, cá nhân có liên quan đến môi trƣờng, lập thành văn bản và ra thông báo cụ thể nhằm đảm bảo ý thức, tinh thần trách nhiệm.

Ví dụ: Bộ phận bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống chữa cháy 01 tuần/03 lần..

Đào tạo, phổ biến cho nhân viên tất cả các bộ phận về quản lý và bảo vệ môi trƣờng thông qua mọi hình thức

Ví dụ: Định kỳ các tổ chức triển khai phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên về tập kết, thu gom rác tại các vị trí, khu vực trong khách sạn… đánh giá chặt chẽ nhận thức của họ

- Thông tin liên lạc

Khách sạn phải thiết lập dữ liệu, phƣơng pháp và kênh thông tin thích hợp trong nội bộ và bên ngoài nhằm nắm bắt và đáp ứng các thông tin

Ví dụ: Khi xảy ra chập cháy điện gây tai nạn, người phát hiện phải báo cho bảo vệ theo số điện thoại …, bảo vệ gọi điện cho 114, 115 hay cho ai, gõ kẻng sơ tán, thực hiện sơ cứu.

- Xây dựng và kiểm soát hệ thống tài liệu môi trƣờng bao gồm: + Chính sách môi trƣờng

+ Mục tiêu, chỉ tiêu và chƣơng trình quản lý môi trƣờng + Các thủ tục (quy trình/quy định)

Phải định rõ và lập kế hoạch cho các hoạt động có liên quan đến việc nhận biết các khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa đã đƣợc xác định thuộc phạm vi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu.

Ví dụ: Quy định và thực hành tập kết, thu gom, xử lý rác thải, quy định sử dụng điện năng lượng điện, vệ sinh môi trường định kỳ, trông cây, tạo cảnh quan môi trường trong sạch..

- Giám sát và đo lƣờng

Khách sạn xem xét và duy trì các hoạt động giám sát và đo các thông số môi trƣờng định kỳ nhằm kiểm soát môi trƣờng tại các khu vực

Ví dụ: đo tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, nước thải, khí thải .. cập nhật để

theo dõi nhằm phục vụ đối chiếu, so sánh với những lần đo sau để có giải pháp điều chỉnh kịp thời (khi có phát sinh tăng)

- Đánh giá sự tuân thủ

Cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, căn cứ trên thực trạng của tổ chức mình thực hiện đánh giá, đối chiếu xem mức độ đáp ứng và những điểm cần khắc phục, điều chỉnh

Ví du: so sánh với TT 1590/1997 Quản lý chất thải rắn công nghiệp và đô thị có yêu cầu đăng ký chủ nguồn thải với Sở tài nguyên và môi trường địa phương (nếu đã có thì phù hợp, nếu chưa thì cần phải hoàn thiện)

- Khắc phục phòng ngừa

Thiết lập và quy định các phƣơng pháp nhận biết, xử lý và kiểm soát những sự không phù hợp phát sinh trong quá trình thực hiện và tuân thủ các quy định trong hệ thống nhằm giảm thiểu các tác động môi trƣờng.

Ví dụ: Rác thải bừa bãi tại mặt trước và trong sảnh khách sạn -> lập biên bản hoặc cập nhật sổ -> yêu cầu xử lý và phòng ngừa cho những lần sau

- Kiểm soát hồ sơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động quản lý, kiểm soát hệ thống quản lý môi trƣờng phải đƣợc lƣu trữ đầy đủ thành hồ sơ, trong đó phải bảo đảm việc lƣu trữ

Bảo vệ, thu hồi, sắp xếp hồ sơ dễ tìm, dễ thấy, dễ nhận biết Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trƣờng

Tổ chức phải định kỳ thực hiện công tác đánh giá nội bộ (đi kiểm tra chặt chẽ tại các khu vực -> so sánh với các quy định xem mức độ tuân thủ có đảm bảo -> ghi nhận -> tổ chức phân tích và cải tiến).

Ví dụ: Kiểm tra nội bộ tại bộ phận buồng nhận thấy việc tập kết chăn, gas, gối tại các phòng chưa được bao gói nilon, vẫn để trong xô chậu có nước dẫn đến trong quá trình đẩy xe nước bẩn văng ra ngoài, chăn quyệt xuống mặt đất -> kết luận là sự không phù hợp -> cần có biện pháp điều chỉnh, cải tiến.

Bước 5: Xem xét của Lãnh đạo

Xem xét đầu vào :

- Các kết quả đánh giá nội bộ và việc đánh giá tuân theo những yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ.

- Những thông tin từ các bên hữu quan

- Hiệu lực môi trƣờng của tổ chức, phạm vi đối với những mục tiêu và chỉ tiêu đã đƣợc thiết lập

- Hiện trạng môi trƣờng

- Các sự kiện thay đổi bao gồm việc thay đổi luật pháp và các yêu cầu khác liên quan tới khía cạnh môi trƣờng.

- Những đề xuất cải tiến. Xem xét đầu ra :

- Quyết định và hoạt động liên quan đến thay đổi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trƣờng và các yếu tố khác phù hợp, với cam kết cải tiến liên tục.

Cải tiến liên tục Chính sách môi trường Lập kế hoạch Thực hiện và điều hành Kiểm tra Xem xét của

lãnh đạo Cải tiến liên

tục Chính sách môi trường Chính sách môi trường Lập kế hoạch Lập kế hoạch Thực hiện và điều hành Thực hiện và điều hành Kiểm tra Kiểm tra Xem xét của lãnh đạo Xem xét của lãnh đạo 3.3. Một số kiến nghị

Để việc ứng dụng Tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN cũng nhƣ công tác bảo vệ môi trƣờng truờng của các khách sạn đƣợc thực hiện tốt, tôi xin đƣa ra một vài kiến nghị sau:

Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội):

- Nghiên cứu xây dựng khung chỉ tiêu pháp lý, các quy định, tiêu chuẩn, các ngƣỡng kỹ thuật, biện pháp và chính sách cụ thể nhằm quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch. (ví dụ tiêu chuẩn Việt nam TCVN về rác thải, nƣớc thải, khí thải....các quy định hƣớng dẫn về bảo vệ môi trƣờng của ngành du lịch)

- Nghiên cứu, xác lập các hƣớng giá trị phù hợp về môi trƣờng trong kinh doanh khách sạn, đồng thời khuyến khích các khách sạn ứng dụng hƣớng tới các giá trị ngƣỡng này

- Tổ chức hội nghị, hội thảo và các lớp tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và các biện pháp hay về bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn

- Khen thƣởng, biểu duơng những khách sạn và cá nhân làm việc trong ngành có thành tích và sáng chế trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tham gia các chƣơng, dự án quốc tế và khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kiến thức trong việc áp dụng áp dụng những tiến bộ khao học kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng.

Đối với các khách sạn:

- Cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng du lịch nói chung và khách sạn nói riêng nhằm phát triển bền vững cả về mặt kinh tế,xã hội và môi trƣờng.

- Tích cực tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về môi trƣờng do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tổ chức.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhƣ vậy, việc ứng dụng Tiêu chuẩn ”khách sạn xanh ASEAN” vào trong hoạt động kinh doanh của các khách sạn không chỉ đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trƣờng chung của ngành Du lịch mà trục tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Hầu hết các biện pháp để ứng dụng các Tiêu chuẩn khách sạn Xanh quản lý đều là các biện pháp đơn giản không đòi hỏi chi phí đầu tƣ ban đầu tốn kém, thậm chí là các biện pháp không cần đầu tƣ. Ví dụ nhƣ điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa trong phòng hoặc chuyển thời gian hoạt động của bộ phận giặt là sang giờ thấp điểm...

Do vậy, có thể khẳng định các biện pháp trên có thể đƣợc áp dụng tại các khách sạn với quy mô nhỏ cũng nhƣ hạng sao thấp. Đây là bƣớc quan trọng trọng giảm định kiến của nhiêu ngƣời khi đề cập tới hoạt động bảo vệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môi trƣờng thƣờng cho rằng đây là biện pháp đòi hỏi đầu tƣ tốn kém chỉ phù hợp với khách sạn cao sao.

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn gắn liền với việc phân chia theo giai đoạn và trong các giai đoạn sau có sự tham gia của việc đào tạo nhân viên, thành lập các nhóm chuyên trách quản lý môi trƣờng nhằm đảm bảo các hoạt động bảo vệ môi trƣờng là quá trình liên tục.

Việc ứng dụng Tiêu chuẩn khách sạn xạnh ASEAN còn góp phần cải thiện hình ảnh của khách sạn với khách hàng, góp phần hội nhập quốc tế... Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đang hƣớng tới sử dụng dịch vụ lƣu trú, tại các khách sạn quan tâm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, cũng nhƣ xu hƣớng chung của thế giới ngày càng coi trọng công tác bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, các khách sạn của Việt Nam ngày càng cần quan tâm tới việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng tại cơ sở trực tiếp kinh doanh và quản lý.

KẾT LUẬN

Du lịch Việt Nam thực sự khởi sắc trong khoảng hơn một thập kỷ qua. Số lƣợng khách du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mang lại nguồn lợi kinh tế cho đất nƣớc thì Du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng cũng đã gây những tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trƣờng, gây ảnh hƣởng đến hình ảnh du lịch của Việt Nam.

Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều khách sạn tiên phong trong việc bảo vệ môi trƣờng, gắn hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do đây cũng là một vấn đề khá mới mẻ đối với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 91)