Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí trong Tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí trong Tiêu chuẩn

chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” của một số khách sạn trên địa bàn Hà Nội

a/ Thực hiện chính sách môi trƣờng

Theo nội dung của Tiêu chuẩn “Khách sạn xanh ASEAN” cũng nhƣ tiêu chuẩn “Nhãn sinh thái Bông sen xanh” của Việt Nam, chính sách môi trƣờng của khách sạn chính là kế hoạch thực hiện hệ thống quản lý nhằm phát triển bền vững, dài hạn. Chính sách môi trƣờng đƣợc lập thành văn bản và phải có kế hoạch, quy trình thực hiện thể hiện rõ các mục tiêu của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng nhân văn, văn hóa xã hội, chất lƣợng dịch vụ, sức khỏe và an toàn...Qua công tác khảo sát cho thấy:

- Tất cả các khách sạn từ 4 đến 5 sao đƣợc hỏi đều có chính sách về môi trƣờng tự nhiên và nhân văn. Chính sách này đƣợc quy định cụ thể trong nội quy, quy chế làm việc hay sổ tay nhân viên của khách sạn. Ngoài ra, những khách sạn thuộc các tập đoàn lớn nhƣ khách sạn Deawo, Sheraton, Crown cũng có những chính sách bảo vệ môi trƣờng rất cụ thể và tuân thủ theo quy định của tập đoàn. Tuy nhiên, các khách sạn 1, 2, 3 sao đều chƣa lập chính sách bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động quản lý và của khách sạn, chƣa xây dựng kế hoạch hay đƣa ra các chƣơng trình cụ thể để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, hƣớng tới tiêu chuẩn “khách sạn xanh” nên hầu hết các khách sạn chƣa thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng một cách đồng bộ và toàn diện, chƣa tạo đƣợc ý thức chung cho ngƣời lao động trong khách sạn. Đây cũng là một hạn chế cần khắc phục đối với các khách sạn hiện nay.

- Tất cả các khách sạn đều lƣu giữ sổ theo dõi, so sánh và đánh giá lƣợng điện tiêu thụ điện, nƣớc, rác thải hàng tháng và do bộ phận kỹ thuật, kế toán thực hiện và quản lý.

- Hầu hết các khách sạn có chính sách bảo vệ môi trƣờng đều có bố trí cán bộ kiêm nhiệm bảo vệ môi trƣờng. Thông thƣờng các khách sạn đều bố trí bộ phận kỹ thuật và bộ phận kế toán đảm trách công việc này bao gồm bộ phận kỹ thuật, kế toán, cụ thể:

+ Bộ phận kỹ thuật: Ngoài công việc vận hành, sửa chữa và bảo dƣỡng các thiết bị, máy móc kỹ thuật, kiểm soát chất lƣợng không khí..., bộ phận kỹ thuật còn chịu trách nhiệm theo dõi, đo lƣờng và thống kê mức tiêu thụ điện, dầu, nƣớc hàng ngày, hàng tháng cũng nhƣ tổng kết vào cuối năm. Tất cả đều đƣợc cập nhật trên hệ thống máy tính và đƣợc lƣu lại đến cuối tháng nộp cho bộ phận kế toán. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn chịu trách nhiệm tƣ vấn cho Ban quản lý mua sắm các trang thiết bị tiết kiệm và không gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

+ Bộ phận cung ứng: bộ phận này giải quyết những việc liên quan đến mua sắm vật dụng, thực phẩm hay các trang thiết bị cho khách sạn. Tại một số khách sạn, bộ phận kế toán phối hợp với bộ phận buồng phòng và bộ phận kỹ thuật làm nhiệm vụ thu gom và phân loại bao bì, vỏ hộp, vỏ bọc ngaòi của các vật dụng ban đầu mua về, liên hệ và ký hợp dồng với bên thu mua, vận chuyển, xử lý rác thải của toàn khách sạn sau khi rác đã đƣợc thu gom vào kho rác hàng ngày...

+ Bộ phận kế toán: chịu trách nhiệm đến toàn bộ chi phí hàng tháng dành cho các hoạt động này và từ đó đƣa ra các phƣơng án nhằm điều chỉnh cho phù hợp hơn. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ tổng kết hàng tháng và hàng năm mức tiêu thụ điện nƣớc của khách sạn, đánh giá hiệu quả kinh tế do sử dụng các biện pháp để trình lên Ban giám đốc.

b/Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng

Hầu hết tất cả các khách sạn đƣợc hỏi đều thực hiện tốt chính sách mua sắm: mua hàng hóa với khối lƣợng lớn nhằm giảm thiểu bao bì, rác thải và chọn thực phẩm sạch của các nhà cung cấp có uy tín trên thị trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có các khách sạn 5 sao thực hiện mua sắm các trang thiết bị hay hóa chất thân thiện với môi trƣờng.

c/ Phối hợp với cộng đồng và địa phƣơng

Tối đa hoá lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cho cộng đồng địa

- Hầu hết các khách sạn đều chủ động trong việc hỗ trợ các hoạt động phục vụ cộng đồng với mục tiêu phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng nhƣ:

+ Tham gia đóng góp kinh phí bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng

+ Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, làng trẻ mồ côi, hội cựu chiên binh, hội chữ thập đỏ…

- Có 3 khách sạn đƣợc hỏi có cam kết hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng. Ví dụ khách sạn Heritage có cam kết hỗ trợ các hoạt động vì môi

trƣờng, khách sạn Sofitel có cam kết với tổ chức Blue Dragon giúp đỡ trẻ em đƣờng phố, cam kết với Operation Smile giúp phẫu thuật mang lại nụ cƣời cho trẻ em dị tật, khách sạn Thăng Long nhận nuôi 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Chính sách ngƣời vào làm việc: Vì các khách sạn đƣợc khảo sát áp đều ở thành phố nên việc tuyển dụng không chỉ ngƣời địa phƣơng ở Hà Nội mà còn tuyển dụng cả những lao động ngoại tỉnh, lao động phổ thông và sinh viên trong những thời điểm mùa vụ đông khách. Số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài làm việc trong các khách sạn đã giảm nhiều so với 10 năm trƣớc, ngƣời Việt Nam đã dần nắm giữ các vị trí chủ chốt mà trƣớc kia toàn ngƣời nƣớc ngoài đảm nhiệm trong các khách sạn liên doanh nhƣ giám đốc buồng, giám đốc marketing, giám đốc nhân sự, bếp trƣởng … Hiện nay chỉ vị trí giám đốc điều hành trong 100% khách sạn liên doanh là ngƣời nƣớc ngoài.

Sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của địa phương trong hoạt động kinh doanh của khách sạn

- Các khách sạn từ 3-5 sao đều sử dụng sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bầy bán tại quầy lƣu niệm. Tuy nhiên, các khách sạn 1, 2 sao hiện nay do quy mô, diện tích nhỏ nên không có quầy bán đồ lƣu niệm.

- Hầu hết các khách sạn vẫn chƣa có chính sách kết hợp với doanh nghiệp để phát triển sản phẩm địa phƣơng cũng nhƣ các chƣơng trình giới thiệu hay buổi đấu giá từ thiện. Các khách sạn chỉ có chƣơng trình giới thiệu với khách về món ăn địa phƣơng hoặc một số khách sạn 5 sao trình diễn văn hóa nghệ thuật của địa phƣơng vào các dịp lễ, tết.

d/Đào tạo nguồn nhân lực

- Các khách sạn 4,5 sao thực sự quan tâm đến đào tạo môi trƣờng cho cán bộ nhân viên, có mở các lớp đào tạo và mời chuyên gia về giảng dạy. Đặc biệt khách sạn 5 sao thuộc các tập đoàn lớn thƣờng xuyên đào tạo nhân viên

theo chƣơng trình môi trƣờng riêng của tập đoàn. Một số khách sạn tuy chƣa cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo nhƣng cũng tổ chức đào tạo tại chỗ cho nhân viên từng bộ phận biết cách sử dụng trang thiết bị và tiết kiệm năng lƣợng, nƣớc. Về đào tạo các vấn đê văn hóa xã hôi, các khách sạn lồng ghép vào trong hoạt động công đoàn, cụ thể: đào tạo về văn hóa xã hôi, văn hóa công sở, phòng chống các tệ nạn xã hội...Tuy nhiên, các khách sạn từ 1 đến 3 sao hầu nhƣ chƣa quan tâm đến công tác đào tạo phổ biến kiến thức cụ thể về bảo vệ môi trƣờng đối với từng bộ phận dịch vụ. Do vậy, có thể nói đây cũng là một hạn chế cần khắc phục.

e/Quản lý chất thải và hóa chất độc hại

Rác thải: Rác thải là một trong những vấn đề cần đuợc chú trọng trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng vì hàng ngày, lƣợng rác thải thải ra từ các khách sạn là rất lớn.

Trong khách sạn, nguồn rác thải phát sinh từ các khu vực: bếp và nhà hàng, phòng ngủ, khu vực hành chính, khu vực dịch vụ, khu vực giặt là. Nguồn rác thải bao gồm:

- Thực phẩm( động, thực vật, dầu mỡ, các đồ nấu công nghiệp) thức ăn thừa và đồ chế biến các đồ uống dùng từ bếp và nhà hàng

- Đồ đóng gói nhƣ các hộp các tông, hộp thuỷ tinh, hộp có vỏ kim loại hay nhựa, các loại túi nhựa, chai đựng đồ uống (rƣợu, bia...)

- Các đồ bỏ đi từ phòng của khách nhƣ hộp đựng đồ ăn, thức uống, túi nhựa, túi đựng đồ giặt là, xà phòng đã qua sử dụng và giấy vệ sinh

- Giấy rác từ các văn phòng hành chính nhƣ báo, tạp chí và các ấn phẩm in khác

- Vƣờn: lá cây, cành cây và nhánh cây

- Chất thải của toà nhà và khu vực kỹ thuật nhƣ các thiết bị và các thành phần bị hỏng nhƣ bóng đèn điện hỏng, ống tuýp huỳnh quang và đồ đạc hỏng.

Khách sạn liên tục thải ra khối lƣợng lớn những chất thải cứng và độc hại. Theo ƣớc tính, trung bình mỗi ngày mỗi ngƣời thải ra khoảng 1,5kg rác. Nếu có biện pháp tích cực trong việc phân loại và xử lý rác thải thì khách sạn có thể cắt giảm đƣợc chi phí hoạt động, bảo tồn đƣợc vẻ đẹp tự nhiên ở địa phƣơng, cảnh quan môi trƣờng, giảm đƣợc mùi và các loài sâu bọ phá hoại.

Rác thải đƣợc phân chia thành 2 loại: Rác thải ƣớt (rác thực phẩm) và rác thải khô. Hầu hết các khách sạn đƣợc khảo sát cho biết rác thải ƣớt đƣợc bán cho các nhà thu mua tại địa phƣơng để làm thức ăn cho gia súc. Còn chất thải khô có thể tái chế và sử dụng lại (chai nhựa, giấy, hộp bìa, v.v...) chiếm tỷ lệ khoảng 10% đến 30% trong tổng số chất thải đƣợc đem bán cho những ngƣời thu gom phế liệu địa phƣơng để tái chế. Số còn lại đƣợc công ty vệ sinh môi trƣờng trực tiếp đến thu gom rác thải 1lần/ngày

Một số biện pháp quản lý rác thải cụ thể mà các khách sạn đã thực hiện tốt:

- Các bao gồm khách sạn 3,4,5 sao nhận thức đƣợc việc quản lý nguồn rác thải tốt không những giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trƣờng.

- Các khách sạn 4, 5 sao có khu vực lƣu trữ rác khép kín cách xa khu vực nhà hàng và khu vực ngủ của khách, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng cho khách hàng và nhân viên. Có 2 kho rác – nơi tập trung rác trƣớc khi vận chuyển đến nơi xử lý: kho chứa rác khô và kho chứa rác ƣớt. Rác ở kho khô luôn đƣợc thu gom vào các túi nilon màu đen và đƣợc xếp gọn trong kho. Kho ƣớt thì có hệ thống vòi nƣớc để quét dọn sau khi chuyển rác đi. Đặc biệt trong kho có máy lạnh giúp cho kho luôn ở nhiệt độ không tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy, do đó hạn chế đƣợc mùi hôi ở khu vực này.

- Khâu phân loại rác thải đƣợc thực hiện đúng quy trình và đem lạo lợi ích kinh tế cho khách sạn: rác thải có thể tái chế, tái sử dụng nhƣ các loại vỏ hộp, vỏ giấy, bao bì, giấy văn phòng, chai thủy rinh đƣợc phân loại ngay từ

lúc nhân viên làm buồng dọn vệ sinh, gom rác. Còn rác thực phẩm là thức ăn, hoa quả, thực phẩm thừa đƣợc bán theo cân.

- Các khu vực công cộng nhƣ sảnh, trƣớc cửa cầu thang máy, hành lang khu vực buồng ngủ...đều có thùng rác nhằm khuyến khích khách cũng nhƣ nhân viên có ý thức bỏ rác vào đúng nơi quy định. Thùng rác ở khu vực bếp đƣợc thiết kế có nắp để tránh mùi bốc ra từ rác thải

- Tái sử dụng xà phòng và khăn đã cũ cho mục đích khác (chuyển cho bộ phận kỹ thuật ...)

Một số tồn tại mà các khách sạn cần khắc phục:

- Các khu vực của nhân viên (khu văn phòng, business Center,...) chƣa có biển nhắc nhở nhân viên dùng tiết kiệm giấy và các vật dụng văn phòng khác

- Rác từ thực phẩm quá nhiều do nhân viên không có ý thức tiết kiệm trong quá trình sơ chế thực phẩm. Đồng thời việc xác định khối lƣợng thức ăn cho một ngày không chính xác, dẫn tới thừa. Đây cũng là nguyên nhân rác ƣớt luôn nhiều trong khách sạn.

- Hầu hết các khách sạn khách sạn 1,2 sao đều không có thói quen phân loại rác thải độc hại nhƣ pin, mực in...

- Hiện nay, lƣợng chất thải rắn tạo ra chƣa đƣợc các khách sạn tính toán và ghi vào tài liệu. Tất cả những dữ liệu thu thập liên quan đến lƣợng chất thải rắn đều dựa trên những câu trả lời do các nhân viên trong khách sạn tham gia phỏng vấn ƣớc lƣợng.

f/Sử dụng hiệu quả nguồn năng lƣợng

Trong khách sạn, chi phí năng lƣợng, đặc biệt là chi phí điện là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, chiếm khoảng 21,3% tổng chi phí vận hành khách sạn, gấp 4 lần so với chi phí tiền nƣớc . Những nguồn tiêu thụ năng lƣợng chính bao gồm: điện (đèn, đồ gia dụng,

điều hòa không khí, thiết bị đun nƣớc và bình nƣớc nóng), gas hóa lỏng (để nấu nƣớng), dầu điêzen (sử dụng cho động cơ điêzen), than (để sƣởi ấm và chạy thiết bị đun nấu).

Một số biện pháp thực hiện quản lý và tiết kiệm nguồn năng lượng các khách sạn đã thực hiện tốt:

- Theo dõi, ghi chép và thống kê mức tiêu tụ năng lƣợng hàng ngày và hàng tháng và đƣa ra những thông số phù hợp. Với những thông số trên sẽ giúp các nhà quản lý nhận dạng đƣợc những tình huống bất thƣờng, giải thích đƣợc sự bất ổn về tiêu thụ năng lƣợng trong các khách sạn để từ đó đƣa ra những biện pháp thích hợp nhằm sử dụng tiết kiệm nhất nguồn nhiên liệu quý giá này

- Áp dụng linh hoạt diện 3 giá: Đây là một biện pháp quản lý điện năng hiệu qua đối với các khách sạn ở Hà Nội. Với biểu giá điện 3 giá, khách sạn cóc thể chủ động hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm và tận dụng một cách tối ƣu việc sử dụng điện vào giờ thấp điểm. Điều đó không những tạo ý thức tiết kiệm điện cho ngƣời lao động mà còn giúp giảm chi phí cho khách sạn, góp phần bảo vệ môi trƣờng nói chung và môi trƣờng khách sạn noi riêng - Sử dụng nhiều loại bóng đèn khác nhau với mục đích khác nhau, tăng cƣờng sử dụng bóng đèn tiết kiệm

- Lắp hệ thống kính hai lớp: không chỉ an toàn trong quá trình hoạt động của khách mà còn ngăn tiếng ồn và nhiệt từ bên ngoài vào khá hiệu quả. Điều này giúp hệ thống điều hòa giảm đƣợc tải

- Sử dụng chìa khóa bằng thẻ để ngắt điện khi ra khỏi phòng

- Lắp khuỷu lò xo để cửa có hệ thống tự đóng, tránh để thất thoát hơi lạnh ra ngoài khi trong phòng đang sử dụng điều hòa.

- Hệ thống nƣớc nóng cung cấp cho toàn khách sạn đun bằng lò hơi: Nƣớc nóng phục vụ khách cũng nhƣ nhân viên hay một số hoạt động khác

trong khách sạn đƣợc đun bàng lò hơi và cài đặt nhiệt độ cố định cho toàn hệ thống (50-55 độ C) vào mùa nóng và 60 độ C vào mùa lạnh

- Thƣờng xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dƣỡng hệ thống máy móc đặc biệt là hệ thống điều hòa. Công việc này không chỉ giúp giảm tiêu thụ năng lƣợng mà còn nâng cao tuổi thọ cho hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành.

Những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng nguồn năng lượng của các khách sạn:

- Việc quản lý và sử dụng năng lƣợng trong các khách sạn 1,2, 3 sao hiện nay còn nhiều lãng phí, chƣa chú ý đến các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng, do vậy suất tiêu thụ điện trung bình còn cao: phần lớn đèn thắp sáng còn dùng loại đèn thông thƣờng, hiệu suất thấp, lắp đặt máy điều hoà không đúng vị trí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN cho các khách sạn tại Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)