6. Bố cục của luận văn
3.2.1.1. Giải pháp ban hành quy chế và xây dựng quy trình, thủ tục cấp giấy
cấp giấy chứng nhận Tiêu chuẩn “Nhãn xanh ASEAN”
Để thống nhất tổ chức hoạt động và tạo thuận lợi cho các khách sạn, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần sớm soạn thảo và ban hành quy chế và xây dựng quy trình, thủ tục và thực hiện trong đó cần quy định rõ các nội dung:
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chƣơng trình
- Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận Tiêu chuẩn “Khách sạn xanh ASEAN”, cụ thể:
- Xây dựng mẫu hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận “Khách sạn Xanh ASEAN”
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận “Khách sạn Xanh ASEAN” gồm: - Bản báo cáo, tự đánh giá tình hình của đơn vị theo tiêu chí của Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ đề nghị: Đơn vị nộp một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện đến Tổng cục Du lịch.
- Tổ chức đánh giá thẩm định hồ sơ đăng ký giải thưởng
Thành lập Hội đồng đánh giá hồ sơ. Hội đồng do Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch thành lập gồm 05 ngƣời:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Vụ Khách sạn Tổng cục Du lịch. b) Các thành viên Hội đồng:
- Chuyên viên Vụ Khách sạn
- Đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Chuyên gia về môi trƣờng.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch thành lập Hội đồng, Hội đồng tổ chức đánh giá tại đơn vị căn cứ theo các tiêu chí trong Tiêu chuẩn Nhãn Xanh ASEAN
c) Chủ tịch Hội đồng thông báo kết quả đánh giá cho đơn vị bằng văn bản
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc thông báo của Hội đồng, nếu đơn vị không có khiếu nại, Chủ tịch Hội đồng trình Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch kết quả đánh giá, gồm:
- Tờ trình kết quả đánh giá và đề xuất trình Ban thƣ ký ASEAN danh sách các khách sạn đề nghị cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN
- Biên bản đánh giá việc thực hiện Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN tại đơn vị
- Biên bản làm việc của Hội đồng
- Điều kiện sử dụng giấy chứng nhận Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN
+ Đơn vị chỉ đƣợc sử dụng giấy chứng nhận sau khi đƣợc cấp Chứng nhận “Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN” do Ban thƣ ký ASEAN quyết định
+ Đơn vị chỉ đƣợc sử dụng Chứng nhận “Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN” trong thời hạn 2 năm Chứng nhận còn giá trị.
+ Đƣợc phép sử dụng biểu trƣng Giấy Chứng nhận theo mẫu quy định của Ban thƣ ký ASEAN tại khu vực chính của đơn vị, in trong các tài liệu quảng bá, xúc tiến và trên các vật dụng của đơn vị.
- Trách nhiệm của đơn vị
+ Thủ trƣởng đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận “Khách sạn Xanh ASEAN”.
+ Cá nhân nhận xét, đánh giá, xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị cấp Chứng nhận “Khách sạn Xanh ASEAN thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
- Trách nhiệm của cơ quan đánh giá hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng, áp dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” tại đơn vị.
+ Bảo mật các thông tin, số liệu, dữ liệu đƣợc ghi trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận.
+ Công bố đơn vị đƣợc cấp, bị đình chỉ hoặc thu hồi Chứng nhận Khách sạn xanh ASEAN trên các trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch
3.2.1.2. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục và phổ biến về Tiêu chuẩn “Khách sạn xanh ASEAN”
Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chuyên môn sâu rộng về các vấn đề môi trƣờng nói chung, nhãn sinh thái nói riêng có vai trò rất lớn trong việc tƣ vấn cho các chƣơng trình ( chƣơng trình nhãn xanh và Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN) và phổ biến, hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chƣơng trình một cách hiệu quả, có hệ thống theo phƣơng pháp luận khoa học.
Tuy nhiên, đây là vấn đề rất mới ở Việt Nam, chúng ta hầu nhƣ chƣa có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế khi triển khai chƣơng trình này. Vì vậy công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, hiểu biết chuyên sâu và có năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc chú trọng.
3.2.1.3. Giải pháp thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn xanh cho các khách sạn nói chung và Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN”
Các chuyên gia tƣ vấn về có vai trò rất to lớn trong việc phổ biến, hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng và ứng dụng Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN một cách hệ thống theo phƣơng pháp luận khoa học và đã đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn. Các chuyên gia tƣ vấn cũng là nhân tố đƣa việc tiếp cận môi trƣờng hiệu quả vào thực tiễn kinh doanh.
Để phát huy sức mạnh của đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ các doanh nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả, theo kinh nghiệm của một số quốc gia, cần hình thành các trung tâm tƣ vấn về môi trƣờng và Nhãn xanh cho các khách sạn. Các trung tâm này ngoài chức năng trực tiếp tƣ vấn cho các doanh nghiệp, còn có thể đóng vai trò trung gian "môi giới" giữa doanh nghiệp với các tổ chức đánh giá và cấp nhãn xanh.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và các cơ quan tƣ vấn, cần thiết phải lập hệ thống cơ sở dữ liệu về các thông tin liên quan đến sản phẩm đã và sẽ đƣợc xem xét cấp nhãn xanh. Hệ thống cơ sở dữ liệu này cũng có thể bao gồm cả những thông tin mới nhất, cập nhật nhất về các chƣơng trình cấp Nhãn. Cần bảo đảm khả năng dễ dàng tiếp cận với hệ thống này.
3.2.1.4 Gải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm tạo ra động lực giúp các doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn trƣớc mắt để nhanh chóng đạt đƣợc mục tiêu của chƣơng trình đặt ra. Hỗ trợ các doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Hỗ trợ kinh phí: kinh phí cho việc triển khai áp dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” bao gồm các chi phí về hệ thống quản lý môi trƣờng và chi phí cho việc chứng nhận đăng ký. Ngoài ra, còn một số chi phí khác rất tốn kém trong khi khả năng tài chính của các doanh nghiệp lại có hạn. Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia chƣơng trình, cần có chính sách trợ cấp phí phù hợp; giảm phí đăng ký và các phí khác liên quan đến kiểm tra và chứng nhận sản phẩm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ở các vùng kinh tế - xã hội phát triển chậm hơn, các doanh nghiệp đã có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn môi trƣờng và quản lý môi trƣờng.
- Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau có sử dụng lợi nhuận để đầu tƣ cho môi trƣờng, thực hiện Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh ASEAN
- Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị máy móc để thực hiện các dự án đầu tƣ ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới tiêu hao ít nguyên nhiên vật liêu, tạo ra ít chất thải.
- Trợ cấp cho doanh nghiệp dƣới các hình thức ƣu đãi về vay vốn (lãi suất thấp, bảo lãnh lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ…)
- Trợ cấp kỹ thuật cho doanh nghiệp thực hiện việc đầu tƣ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt việc hỗ trợ hƣớng dẫn đầu tƣ và sử dụng trang thiết bị đo lƣờng các thông số môi trƣờng có liên quan đến các quy định của Tiêu chuẩn Khách sạn Xanh SAEAN
- Hỗ trợ về vốn, mở rộng thị trƣờng, xúc tiến, cung cấp thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hỗ trợ tƣ vấn kỹ thuật, môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Giải pháp vi mô ( giải pháp dành cho khách sạn) sạn)
3.2.2.1. Tổ chức tốt công tác bảo vệ môi trường Mục tiêu của giải pháp:
Giải pháp đƣa ra nhằm giúp công tác bảo vệ môi trƣờng của khách sạn đƣợc thực hiện một cách có tổ chức và có định hƣớng, kế hoạch. Mỗi hoạt động của khách sạn đều đƣợc lập kế hoạch trƣớc và có sự chỉ đạo cũng nhƣ phân công, phân nhiệm rõ ràng. Cần có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn, là đầu mối tổ chức quản lý, đánh giá hoạt động và kết quả thực hiện. Nhƣ vậy, công tác bảo vệ môi trƣờng của khách sạn mới thực sự có hiệu quả.
Nội dung của giải pháp:
a/Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng
Bƣớc đầu phải thiết lập một hệ thống quản lý bền vững bao gồm kế hoạch, quy trình thực hiện kế hoạch và công tác truyền thông của khách sạn. Kế hoạch, chƣơng trình phải thể hiện rõ các mục tiêu của doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng văn hóa xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phƣơng. Ngoài ra mục tiêu sâu xa của việc xây dựng kế hoạch và chƣơng trình là định hƣớng cho các doanh nghiệp ra quyết định quản lý và vận hành theo hƣớng phát triển bền vững.
Các bƣớc bao gồm:
- Bƣớc 1: Hoạch định chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng ; xác định mục tiêu dài hạn và từng giai đoạn; thiết lập một hệ thống quản lý môi trƣờng tổng thể nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng
- Bƣớc 2: Thực hiện công tác kiểm toán nhằm xác định hiện trạng về công tác bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn.
- Bƣớc 3: Trên cơ sở tham khảo các điển hình tốt và ngƣỡng chuẩn, khách sạn tự đề ra những chỉ tiêu phù hợp với thực tế của cơ sở trong từng lĩnh vực cụ thể nhƣ quản lý nƣớc, quản lý chất thải, quản lý tiếng ồn...và đề xuất thực hiện các biện pháp.
- Bƣớc 4: Xác định các giai đoạn cần thực hiện và các biện pháp thực hiện (lập theo thứ tự ƣu tiên).
Hoạt động giám sát và kiểm tra cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong và sau khi thực hiện các bƣớc nêu trên để kiểm tra xem liệu quá trình này có đƣợc thực thi tốt hay không. Hơn thế nữa, nhờ việc giám sát và kiểm tra, có thể phát hiện các sai sót để kịp thời thay đổi cho phù hợp, đặt ra các mục tiêu mới cho quá trình cải tiến không ngừng.
Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng và lập kế hoạch về quản lý bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn
Hoạch định chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng có hiệu quả
Xác lập các mục tiêu
Sự quan tâm của ban giám đốc
Kiểm toán
Xác định hiện trạng công tác bảo vệ môi trƣờng của cơ sở lƣu trú du lịch.
b/ Đào tạo nguồn nhân lực
Nâng cao nhận thức cho nhân viên:
Đây là khâu không thể thiếu trong việc tổ chức và quản lý môi trƣờng trong khách sạn. Vì nếu kế hoạch đƣợc lập ra, các chƣơng trình đƣợc phát động nhƣng không có sự tham gia với ý thức tự giác của nhân viên trong khách sạn thì sẽ rất khó để thực hiện. Chính vì vậy, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời lao động, khách sạn cần chú trọng công tác đào tạo, giáo dục, phổ biến kiến thức nhằm giúp cho họ hiểu đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Việc thực hiện thành công các hoạt động quản lý môi trƣờng đòi hỏi sự cam kết của tất cả các nhân viên trong khách sạn. Do vậy, việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho nhân viên phải đƣợc tiến hành ở tất cả các cấp trong khách sạn.
Bảng 3.1Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng
Chức năng/khu vực Nhiệm vụ
Bộ phận buồng Sử dụng và bảo quản các hóa chất và chất tẩy rửa Quản lý chất thải
Sử dụng máy móc và thiết bị làm vệ sinh Thay ga, vỏ bọc và làm vệ sinh
Kiểm tra máy điều hòa trong phòng Xác định nhu cầu bảo trì
Bộ phận bảo trì Quản lý và tồn trữ các hóa chất và chất tẩy rửa Tạo và quản lý rác thải
Quản lý và điều khiển các thiết bị máy móc của khách sạn
Hỗ trợ và giám sát ngƣời bảo dƣỡng từ bên ngoài
Bộ phận bếp Chuẩn bị thực phẩm
Vệ sinh bếp
Rửa chén bát và phụ kiện nhà bếp Quản lý rác thải
Bộ phận lễ tân Quản lý luồng thông tin
Nhân viên khách sạn là ngƣời trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, vì vậy cần đƣợc đào tạo để hiểu rõ:
- Vì sao phải bảo vệ môi trƣờng?
- Vì sao nguồn tài nguyên phải đƣợc sử dụng một cách hợp lý? - Làm thế nào để thực hiện bảo vệ môi trƣờng?
Bảo vệ môi trƣờng thông qua quản lý tài nguyên là một nội dung rất quan trọng, cần đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo nhân viên. Có thể đào tạo nhân viên bằng nhiều cách:
- Đào tạo kèm cặp (daily reminder): Trong quá trình làm việc, nhân viên trong khách sạn đƣợc hƣớng dẫn và nhắc nhở từ đồng nghiệp có kinh nghiệm hoặc các trƣởng bộ phận.
- Đào tạo định kỳ: Nhân viên của khách sạn cần đƣợc tập trung để đào tạo, kết hợp với nâng cao nghiệp vụ theo định kỳ. Các đào tạo viên là trƣởng bộ phận, trƣởng phòng ban hoặc ngƣời chuyên trách đào tạo của khách sạn. Phƣơng thức này đã đang đƣợc các khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội áp dụng từ nhiều năm nay.
- Mời chuyên gia từ bên ngoài: mời chuyên ngành quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, thông thạo về lĩnh vực khách sạn đào tạo cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên cấp quản lý (các trƣởng phòng ban, bộ phận, hoạt náo viên môi trƣờng…)
3.2.2.2 Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp Mục tiêu của giải pháp:
Việc ứng dụng, thực hiện nội dung trong Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh ASEAN” thông qua lựa chọn các biện pháp cụ thể phù hợp với từng bộ phận dịch vụ, với khả năng của từng khách nhƣ sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn năng lƣơng, nguồn nƣớc cấp, nƣớc thải, rác thải, tiếng ồn... là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu chi phí vận hành và góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Nội dung của giải pháp:
a/ Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng
Sản phẩm thân thiện với môi trƣờng ở đây là các thiết bị máy móc, vật dụng, hàng hóa, chất tẩy rửa... không gây hại đến sức khỏe cho con ngƣời và môi trƣờng. Khách sạn là một trong những nguồn tiêu thụ tài nguyên lớn hiện nay đòng thời cũng phát thải ra những yếu tố gây hại đến môi trƣờng. Vì vậy, việc đầu tƣ mua sắm các thiết bị, hàng hóa thân thiện với môi trƣờng sẽ giúp