Tiềm năng nguồn lợi thủy sản nội địa tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh an giang (Trang 58)

3. 1.2.4 Kinh nghiệm khai thác thủy sản

3.3. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản nội địa tỉnh AnGiang

3.3.1. Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản

Số loài cá khai thác được và sự biến động thành phần loài

Các hộ ngƣ dân sử dụng nhiều loại ngƣ cụ khác nhau để khai thác thủy sản và mỗi loại ngƣ cụ thƣờng đánh bắt đƣợc từ 2 – 3 loài. Qua khảo sát có khoảng 66 loài thủy sản đƣợc khai thác chính trên địa bàn tỉnh, trong đó 41 loài thƣờng gặp và 25 loài đã biến mất hoặc hiếm gặp (Bảng 3.9). Sản lƣợng loài cá có giá trị kinh tế cao khai thác đƣợc ngày càng ít, trong khi đó lƣợng cá ít có giá trị kinh tế khai thác đƣợc chiếm đa số, loại này chỉ dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi. Hiện tại, có một số loài ảnh hƣởng rất lớn đến hệ sinh thái của tỉnh nhƣ: cá lau kiếng (Hypostomus punctatus), cá chim trắng (Colossoma brachypomum), ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata) và rùa tai

đỏ (Trachemys scripta elegans), các loài này có khả năng sinh sản nhanh và thích nghi rất cao với điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang, chúng cạnh tranh bắt mồi vƣợt trội so với các loài bản địa. Qua đó, có thể thấy nguồn lợi thủy sản đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng (giảm trên 1/3 so với trƣớc). Một số loài thƣờng xuyên xuất hiện trong quá khứ nhƣng đến nay thì rất ít xuất hiện, có một vài loài không xuất hiện nhƣ: có vồ cờ

(Pangasius sanitwongsei), cá ngựa (Hampala macrolepidota). Điều này đã gây nên mất cân bằng giữa các quần thể, là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Bảng 3.9: Các loài thủy sản đánh bắt đƣợc

TT Những loài thủy sản chính đánh bắt đƣợc trong những năm gần đây

TÊN TIẾNG VIỆT TÊN KHOA HỌC

1 Cá lóc Channa striata (Bloch, 1795) 2 Cá rô Anabas testudineus (Bloch, 1792) 3 Cá mè vinh Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850)

4 Tép Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) 5 Cá linh Henicorhynchus siamensis (Beaufort, 1927) 6 Cá sặc Trichogaster pectoralis (Regan, 1909) 7 Cá trê vàng Clarias macrocephalus (Gunther, 1864) 8 Cá dảnh Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865) 9 Cá lau kiếng Hypostomus punctatus (Linnaeus, 1758) 10 Cá bống Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)

11 Cá lòng tong Rasbora spilocerca (Rainboth and Kottlelat, 1987) 12 Ếch Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) 13 Cua đồng Somanniathelphusa spp

14 Ốc Pila polita (Dehayes, 1830)

15 Cá rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1757) 16 Cá chạch Macrognathus siamensis (Gunther, 1861) 17 Lƣơn Monopterus albus (Zuiew, 1793)

18 Cá chim trắng Colossoma brachypomum (Cuvier)

19 Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) 20 Cá rằm Puntius brevis (Bleeker, 1849)

21 Cá chốt giấy Mystus albolineatus (Roberts, 1994) 22 Cá he vàng Barbonymus altus (Gunther, 1868) 23 Cá thiểu Paralaubuca riveroi (Fowler, 1935)

25 Cá lăng Hemibagrus spilopterus (Ng & Rainboth, 1999) 26 Cá cóc Cyclocheilos enoplos (Bleeker, 1849)

27 Cá trèn Kryptopterus cryptopterus (Bleeker, 1851)

28 Cá dứa Pangasius elongatus (Pouyaud, Gustiano & Teugels, 2002) 29 Cá lƣỡi trâu Cynoglossus lingua (Hamilton, 1822)

30 Cá cơm Corica laciniata (Fowler, 1935) 31 Cá duồng Cirrhinus microlepis (Sauvage, 1878) 32 Cá heo Botia modesta (Bleeker, 1865)

33 Cá bông lau Pangasius krempfi (Fang & Chaux, 1949) 34 Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) 35 Cá phèn Polynemus lubius (Bleeker, 1851) 36 Hến Corbicula fluminea (Muller, 1774) 37 Cá ngát Plotosus canius (Hamilton, 1822) 38 Cá basa Pangasius bocourti (Sauvage, 1880) 39 Cá trà sóc Probarbus jullieni (Sauvage, 1880)

40 Cá hú Pangasius conchophilus (Roberts & Vidthayanon, 1991) 41 Cá vồ đém Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866)

TT Những loài thƣờng xuyên xuất hiện trong quá khứ, hiện nay trở nên hiếm

1 Cá rô biển Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851) 2 Cá heo Botia modesta (Bleeker, 1865)

3 Cá ét Morulius chrysophekadion (Bleeker, 1850) 4 Cá chài Leptobarbus hoeveni (Bleeker, 1851) 5 Cá hô Catlocarpio siamensis (Boulenger, 1898) 6 Cá tra dầu Pangasianodon gigas

7 Cá chạch lấu Mastacembelus favus (Hora, 1923) 8 Cá trà sóc Probarbus jullieni (Sauvage, 1880) 9 Cá rằm Puntius brevis (Bleeker, 1860)

10 Cá ngựa Hampala macrolepidota (Valenciennes, 1842) 11 Cá cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850) 12 Cá bông lau Pangasius krempfi (Fang & Chaux, 1949) 13 Cá duồng Cirrhinus microlepis (Sauvage,1878) 14 Cá vồ đém Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866) 15 Cá lăng Mystus filamentus (Chaux and Fang, 1949) 16 Cá khoai Acantopsis sp.1

17 Cá leo Wallago attu (Schneider, 1801) 18 Lƣơn Monopterus albus (Zuiew, 1793)

20 Cá hú Pangasius conchophilus (Roberts and Vidthayanon, 1991)

21 Cá mè hôi Osteochilus melanopleurus (Bleeker, 1852) 22 Cá bống tƣợng Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) 23 Cá nóc vân mờ Chonerhinos nefastus (Roberts, 1982) 24 Cá thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1780) 25 Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei

3.3.2. Nguyên nhân chính làm suy giảm thành phần loài

Có rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm thành phần loài nhƣ: dùng điện để khai thác, khai thác quá mức, sử dụng ngƣ cụ cấm, khai thác vào mùa vụ sinh sản.

Hình 3.15: Nguyên nhân làm suy giảm thành phần loài

Việc sử dụng xung điện đánh bắt cá là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, chiếm 30,67% tổng số các hộ điều tra. Sử dụng ngƣ cụ cấm cũng ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, chiếm 18,67% tổng số hộ điều tra. Khai thác thủy sản quá mức làm giảm khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên, dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, con số này lên đến 25,67% tổng số các hộ điều tra (Hình 3.15).

Ngoài ra, khai thác vào mùa vụ sinh sản, bao đê làm lúa vụ ba, khai thác cá con, dân số tăng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tất cả những điều này tuy ít ý kiến nhƣng nó cũng góp phần rất lớn vào việc làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng.

3.3.3. Thu nhập bình quân của các hộ khai thác thủy sản

Thu nhập bình quân của các hộ khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang là không giống nhau, do các hộ khai thác sử dụng các loại ngƣ cụ khác nhau. Một số loại ngƣ cụ khai thác theo mùa vụ: lƣới rê bông lau, đáy cá linh, lƣới rê cá cơm, chà đống, lƣới rê cá linh, lộp tép tập trung khai thác từ 3 – 4 tháng trong năm, các loại ngƣ cụ nhƣ: xuyệt điện, cào điện, lƣới 3 màn, câu, khai thác tất cả các tháng trong năm và thu nhập bình quân của các loại ngƣ cụ này trên 4 triệu đồng/tháng. Lƣới rê bông lau thu nhập bình quân trên 34 triệu đồng/ tháng, loại lƣới này đƣợc khai thác trên sông Vàm Nao đây cũng là loại ngƣ cụ khai thác đặc trƣng trên sông Vàm Nao tỉnh An Giang. Cào điện thu nhập bình quân trên 11 triệu đồng/ tháng, ngƣ cụ này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các thủy vực, nhƣng đây là loại ngƣ cụ bị cấm khai thác nó ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản. Lƣới kéo đây là loại ngƣ cụ có thu nhập thấp nhất 1.420.000 đồng/tháng.

Bảng 3.10: Thu nhập bình quân của các hộ khai thác thủy sản trong một tháng

TT Ngƣ cụ Thu nhập/tháng (ĐV: đồng)

1 Xuyệt điện 4.430.833

2 Cào điện (lƣới kéo) 11.327.052

3 Dớn 4.132.556

4 Lƣới rê cá linh 4.631.309

5 Chài điện 10.989.333

6 Lộp tép 4.902.300

7 Lƣới 3 màn 4.485.000

8 Câu 5.568.333

9 Lƣới rê cá bông lau 34.164.000

10 Đú 4.192.500

11 Lƣới rê cá rô 1.430.000

13 Cào ốc 4.550.000 14 Chà đống 4.800.000 15 Lộp tôm 6.370.000 16 Lộp 6.240.000 17 Lƣới kéo 1.420.000 13 Ch a 1,976,667 19 Lộp lƣơn 4.383.333

20 Nò lƣới (lƣới đăng) 3.750.000

21 Ủi 3.530.000

22 Vó 2.516.667

23 Lƣới rê cá cơm 10.340.000

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản

3.4.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội

Đào tạo nghề: Lực lƣợng lao động ở nông thôn tỉnh An Giang tƣơng đối trẻ, sức khỏe dồi dào nhƣng trình độ học vấn thấp dẫn đến ý thức về bảo vệ nguồn lợi không cao. Do đó cần tổ chức các lớp dạy nghề về kỹ thuật khai thác thủy sản, kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản cho ngƣ dân.

Khuyến ngƣ: Đây là công tác hết sức quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức của ngƣ dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Nguồn lợi thủy sản tỉnh ngày càng giảm sút, sản lƣợng khai thác giảm, kích cỡ khai thác nhỏ. Do đó, cần có các chính sách và biện pháp cụ thể, phù hợp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong tỉnh. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến ngƣời dân làm nghề khai thác thủy sản nhƣ: Phát tờ rơi, gắn các áp phích, phổ cập biện pháp bảo vệ và phát triển NLTS đến từng hộ.

3.4.2. Giải pháp về hiện trạng khai thác thủy sản

Tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp sử dụng ngƣ cụ có kích thƣớc mắt lƣới nhỏ hơn qui định, sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản một cách thƣờng xuyên và có hệ thống. Vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ

giữa lực lƣợng thanh tra chuyên ngành, các cơ quan chuyên trách và cả chính quyền địa phƣơng các cấp.

Tổ chức tập huấn thƣờng xuyên và có hệ thống cho ngƣ dân về kiến thức luật thủy sản và các văn bản liên quan, nhằm từng bƣớc nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyền lợi của ngƣ dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua đó, giảm dần sự phụ thuộc của ngƣ dân vào nghề khai thác thủy sản. Hỗ trợ vốn cho ngƣ dân tiến tới chuyển đổi nghề. Cần có chính sách hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí cho con em của những gia đình ngƣ dân đang trong độ tuổi đi học.

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần phải có đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có kiến thức chuyên sâu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến nông, khuyến ngƣ. Hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn, tham quan bổ sung kiến thức thực tế và những kiến thức cần thiết khác cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công việc, chú trọng vào đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản xã phƣờng và thị trấn. Đặc biệt là kiến thức và kỹ năng thực hiện công tác truyền thông bao gồm tập huấn các văn bản luật, dƣới luật liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nâng cao kỹ năng triển khai thực hiện công tác phổ biến thông tin liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên: đài phát thanh, đài truyền hình, trên báo chí, trên mạng internet,…

Bên cạnh sự hỗ trợ cho ngƣ dân, các cấp, các ngành có liên quan cần thực hiện các biện pháp xử lý có hiệu quả. Đồng thời, cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác bằng xung điện, kích thƣớc mắt lƣới nhỏ, trong vùng qui hoạch, không đúng mùa vụ, kích thƣớc cá nhỏ, vƣợt quá qui định cho phép của văn bản hiện hành.

Qua kết quả khảo sát, mùa vụ khai thác của tỉnh An Giang nên bắt đầu từ đầu tháng 9 – 3 dƣơng lịch hàng năm; từ tháng 4 – 8 cấm khai thác thủy sản, ngoại trừ cho phép các loại lƣới rê khai thác với kích thƣớc mắt lƣới đúng theo qui định của nhà nƣớc.

Không sử dụng các loại ngƣ cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, không cản trở đƣờng di cƣ sinh sản của cá, không khai thác thủy sản trong khu bảo tồn.

Cấm triệt để việc khai thác cá bố mẹ và cá con.

3.4.3. Giải pháp về tiềm năng nguồn lợi thủy sản

Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật, các hộ nuôi, các nhà máy chế biến, nƣớc thải sinh hoạt đa phần đều thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch mà chƣa qua xử lý. Để cải thiện chất lƣợng nƣớc trƣớc hết cần tổ chức tuyên truyền cho ngƣ dân, cộng đồng ngƣ dân không xả nƣớc và các chất thải bị ô nhiễm chƣa qua xử lý.

Các cấp chính quyền, cơ quan liên quan nên có chiến lƣợc nhằm tối đa diện tích ruộng ngập lũ hàng năm, nhằm gia tăng vùng sinh trƣởng, dinh dƣỡng cho thủy sản tự nhiên phát triển. Từ đó, tái tạo lại nguồn lợi thủy sản đã bị khai thác và bị chết do những nguyên nhân khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

An Giang là tỉnh có thủy vực nƣớc ngọt đa dạng nhƣ: sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ, thích hợp cho các đối tƣợng thủy sản sinh trƣởng và sinh sản. Vì vậy, đã tạo ra nghề khai thác thủy sản nội địa phát triển từ rất lâu. Đây là một trong những nghề mang lại thu nhập chính cho ngƣời dân, đặc biệt là các hộ nghèo vùng nông thôn.

Thủy vực đánh bắt chủ yếu của các hộ KTTS: sông lớn chiếm 32,33%; ruộng ngập lũ chiếm 29%; kênh, rạch chiếm 23%; các hộ khai thác trên kênh, rạch và ruộng ngập lũ chiếm 11,67%; sông, ruộng ngập lũ chiếm 3,67%; sông, kênh, rạch chiếm 0,33%.

Ngƣ cụ đƣợc sử dụng phổ biến nhất là xuyệt điện và cào điện chiếm 52%, dớn chiếm 18%, ngƣ cụ không sử dụng nhiều nhƣng nó cũng mang tính hủy diệt rất cao là chài điện chiếm 5%, các ngƣ cụ còn lại lƣới rê, lộp, câu, đú, đáy, chà. Đây là nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Mùa vụ khai thác chính trong năm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Đối tƣợng khai thác đa dạng nhƣ: cá, lƣỡng cƣ và giáp xác.

Qua khảo sát có khoảng 67 loài thủy sản đƣợc khai thác chính trên địa bàn tỉnh, trong đó 41 loài thƣờng gặp và 26 loài đã biến mất hoặc hiếm gặp.

Thu nhập bình quân của các hộ khai thác từ 3,5 triệu đến 6,5 triệu đồng/tháng.

Kiến nghị

Để quản lý tốt nghề khai thác thủy sản tự nhiên cần tăng cƣờng hơn nữa công tác truyền thông về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đào tạo, chuyển đổi nghề cho các hộ khai thác

thủy sản bằng ngƣ cụ cấm. Tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng ngƣ cụ cấm để khai thác thủy sản.

Cần thành lập các khu bảo tồn phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang, bên cạnh đó thƣờng xuyên tổ chức các đợt thả cá ra tự nhiên nhằm tái tạo NLTS.

Với đặc điểm nghề khai thác thủy sản An Giang quy mô nhỏ và gia đình nên tổ chức mô hình quản lý cộng đồng hay đồng thuận trong những vùng ngập lũ nhằm nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi, khai thác có hiệu quả và bảo vệ đƣợc nguồn lợi tự nhiên.

Huy động các tổ chức đoàn thể, hội tham gia: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Ngƣời cao tuổi, Hội Nông dân, Hiệp hội Thủy sản... tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Đình Chung, Chu Tiến V nh và Nguyễn Hữu Đức, 2001. Nguồn lợi cá biển – cơ sở phát triển nghề cá Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

2. Cục thống kê An Giang, 2011. Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2010.

3. Cục thống kê An Giang, 2012. Báo cáo kết quả điều tra thủy sản thời điểm 01/11/2013 tỉnh An Giang.

4. Cục thống kê An Giang, 2013. Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2012.

5. Lê Trần Nguyên Hùng, 2009. Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam, Đà Nẵng từ 26 – 27 tháng 10 năm 2009.

6. Đào Mạnh Sơn và Phạm Thƣợc, 2004. Chống suy thoái môi trƣờng và nguồn lợi ở Biển Đông. Tạp chí thủy sản số 9, 2004.

7. Nguyễn Thanh Long, 2012. Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động Nuôi trồng và Khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng.

8. NguyễnVăn Nam, 2005. Thị trƣờng xuất – nhập khẩu thủy sản. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2005.

9. Nguyễn Trọng Tuy, 2012. Đánh giá hiện trạng khai thác và phân tích ngành hàng khai thác hải sản ở Tiền Giang.

10. Phan Đình Phúc, 2009. Báo cáo kết quả “khảo sát, đánh giá hiện trạng nghề khai thác thủy sản nƣớc ngọt tỉnh An Giang”.

11. Phạm Thƣợc, 2005. Cơ sở khoa học để quản lý hoạt động nghề cá ở vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

12. Phòng Kinh tế Long Xuyên, 2012. Báo cáo điều tra thủy sản Tp. Long Xuyên tỉnh An Giang, 2012.

13. Phòng Kinh tế Tân Châu, 2012. Báo cáo điều tra thủy sản thị xã Tân Châu tỉnh An Giang, 2012.

14. Phòng Nông nghiệp Phú Tân, 2012. Báo cáo điều tra thủy sản huyện Phú Tân tỉnh An Giang, 2012.

15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020.

16. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, 2012. Báo cáo ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, 2012.

17. Tổng cục thống kê, 2009. Niên giám thống kê 2008. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh an giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)