Công tác khuyến ngƣ cho các hộ khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh an giang (Trang 47)

3. 1.2.4 Kinh nghiệm khai thác thủy sản

3.1.2.5. Công tác khuyến ngƣ cho các hộ khai thác thủy sản

Công tác khuyến ngƣ góp một phần rất quan trọng tạo nên ý thức cho các hộ khai thác thủy sản, trong những năm gần đây công tác khuyến ngƣ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản đƣợc ngành nông nghiệp rất quan tâm. Nhƣng thực tế ý thức của các hộ khai thác thủy sản còn rất thấp chạy theo sản lƣợng và kinh tế nên đã sử dụng các loại ngƣ cụ cấm nhƣ: thuốc nổ, kích thƣớc mắc lƣới nhỏ hơn so với quy định và đặc biệt nhất là sử dụng điện trong khai thác.

Hình 3.8: Công tác khuyến ngƣ cho các hộ khai thác thủy sản

Qua phỏng vấn các hộ ngƣ dân cho ta thấy, tỷ lệ tham dự lớp tuyên truyền các văn bản pháp luật về KT&BVNLTS chiếm 63,67% trên tổng các hộ điều tra. Số không tham gia chiếm 36,33% (Hình 3.8).

3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản 3.2.1. Thủy vực khai thác thủy sản 3.2.1. Thủy vực khai thác thủy sản

Thủy vực khai thác thủy sản chủ yếu của các hộ khai thác thủy sản: sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích sản xuất lúa vụ ba tăng làm diện tích ruộng ngập lũ giảm.

Hình 3.9: Thủy vực khai thác thủy sản của các hộ khai thác

Các thủy vực khai thác thủy sản ở tỉnh An Giang rất đa dạng và phong phú, vào mùa lũ cá từ Biển Hồ Campuchia đổ về rất nhiều. Thời điểm nƣớc lên các hộ khai thác thủy sản tập trung khai thác ở các tuyến sông lớn và ruộng ngập lũ. Sông lớn chiếm 32,33%; ruộng ngập lũ chiếm 29%; kênh, rạch chiếm 23%; các hộ khai thác trên kênh, rạch và ruộng ngập lũ chiếm 11,67%; sông, ruộng ngập lũ chiếm 3,67%; sông, kênh, rạch chiếm 0,33% (Hình 3.9).

3.2.2. Ngƣ cụ khai thác thủy sản nội địa tại An Giang

Qua điều tra có 23 loại ngƣ cụ đƣợc sử dụng trong các vực sâu (Bảng 3.5). Trong đó xuyệt điện và cào điện là hai loại ngƣ cụ đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Trong số 300 hộ ngƣ dân thì có 78 hộ sử dụng xuyệt điện và 77 hộ sử dụng cào điện chiếm 52% tổng số các hộ điều tra. Kế đến dớn 54 hộ chiếm 18% tổng số các hộ điều tra. Một loại ngƣ cụ nữa mặc dù không sử dụng nhiều nhƣng nó cũng mang tính hủy diệt rất cao đó là chài điện 15 hộ sử dụng chiếm 5% tổng số các hộ điều tra. Các ngƣ cụ còn lại là : lƣới rê, lộp, câu, đú, đáy, chà.

Bảng 3.5: Các ngƣ cụ đƣợc các hộ khai thác thủy sản sử dụng

TT Ngƣ cụ Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Xuyệt điện 78 26,00

2 Cào điện (lƣới kéo) 77 25,67

3 Dớn 54 18,00

4 Lƣới rê cá linh 22 7,33

5 Chài điện 15 5,00

6 Lộp tép 10 3,33

7 Lƣới 3 màn 7 2,33

8 Câu 6 2,00

9 Lƣới rê cá bông lau 5 1,67

10 Đú 4 1,33

11 Lƣới rê cá rô 3 1,00

12 Đáy cá linh 3 1,00 13 Cào ốc 3 1,00 14 Chà đống 2 0,67 15 Lộp tôm 2 0,67 16 Lộp 2 0,67 17 Lƣới kéo 1 0,33 18 Ch a 1 0,33 19 Lộp lƣơn 1 0,33

20 Nò lƣới (lƣới đăng) 1 0,33

21 Ủi 1 0,33

22 Vó 1 0,33

23 Lƣới rê cá cơm 1 0,33

Nhóm ngƣ cụ ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng tự nhiên: xuyệt điện, cào điện, dớn. Các loại ngƣ cụ cụ này đánh bắt tất cả các loại cá kể cả cá con, xuyệt điện và cào điện ngƣ dân chỉ bắt cá lớn các loại cá nhỏ do ảnh hƣởng của điện làm chúng chết di làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản. Để hạn chế sự suy giảm nguồn lợi do khai

thác, cần nên tập trung các biện pháp cấm tuyệt đối việc sử dụng các loại ngƣ cụ mang tính chất hủy diệt nhƣ : xuyệt điện, cào điện, dớn và các loại lƣới có kích thƣớc mắc lƣới nhỏ hơn so với quy định.

Lƣới bông lau chuyên dụng bắt cá bông lau (Pangasius krempfi) . Kích thƣớc mắt lƣới (2a) dao động từ 140 mm đến 180 mm. Với kích thƣớc mắt lƣới này cỡ cá bắt đƣợc tƣơng đối lớn có khối lƣợng trung bình từ 1,5 kg đến 12 kg. Đây là loại ngƣ cụ mang nét đặc chƣng của ngƣ dân sống ven sông Vàm Nao.

3.2.3. Hoạt động các loại ngƣ cụ khai thác thủy sản phổ biến

Các hộ khai thác thủy sản thƣờng sử dụng các loại ngƣ cụ khác nhau để khai thác thủy sản. Các loại ngƣ cụ đƣợc sử dụng phổ biến xuyệt điện, cào điện, lƣới rê cá linh, dớn, chài điện, lộp tép và các loại ngƣ cụ khác.

Bảng 3.6: Các ngƣ cụ sử dụng nhiều nhất

TT Ngƣ cụ Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Xuyệt điện 78 26

2 Cào điện (lƣới kéo) 77 26

3 Dớn 54 18

4 Lƣới rê cá linh 22 7

5 Chài điện 15 5

6 Lộp tép 10 3

Xuyệt điện: loại ngƣ cụ này đa phần ngƣ dân tự làm, khai thác trên ruộng ngập lũ, kênh, rạch và các thủy vực khác. Các loài đánh bắt đƣợc nhƣ: cá lóc, cá rô, cá mè vinh và một số loài cá khác (Phụ lục 2).

Cào điện (lƣới kéo): kích thƣớc trung bình từ 4,5-7m đƣợc sử dụng khai thác trên các tuyến sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ. Các loài thủy sản đánh bắt đƣợc nhƣ: cá linh, cá rô, cá chạch, tép và một số loài khác (Phụ lục 2).

Dớn đƣợc sử dụng đánh bắt ven bờ trên các tuyến sông, kênh, rạch. Đặc biệt dớn đƣợc sử dụng rất nhiều trên ruộng ngập lũ. Các loài thủy sản khai thác đƣợc nhƣ: tép, cá linh, cá mè vinh (Phụ lục 2).

Lƣới rê đƣợc sử dụng chủ yếu trên các tuyến sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ. Các loài khai thác chủ yếu cá linh, cá rô, cá sặc (Phụ lục 2).

Lộp thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trên ruộng ngập lũ, các loài thủy sản khai thác đƣợc nhƣ: tép, các loài cá nhỏ (Phụ lục 2).

3.2.4. Phƣơng tiện khai thác thủy sản

Trong 300 hộ phỏng vấn thì có 228 hộ sử dụng xuồng và ghe để khai thác thủy sản, 72 hộ đi bộ.

Hình 3.10: Phƣơng tiện khai thác thủy sản của các hộ khai thác thủy sản

Qua hình 3.10 cho ta thấy đa số các hộ ngƣ dân sử dụng phƣơng tiện xuồng để khai thác thủy sản chiếm 51%, trong khi đó, các hộ chuyên cào điện sử dụng ghe chiếm 25%, đi bộ chiếm 24%.

3.2.5. Mùa vụ khai thác thủy sản

Thời gian khai thác thủy sản trong năm phụ thuộc rất nhiều vào ngƣ trƣờng và ngƣ cụ khai thác, sản lƣợng và thành phần loài cá khai thác. Đa số các hộ khai thác có khoản thời gian khai thác chính trong năm để phục vụ đời sống vì đây là nghề chính của các hộ khai thác.

Hình 3.11: Mùa vụ khai thác thủy sản trong năm của các hộ khai thác

Nhìn chung mùa vụ khai thác thủy sản của các hộ ngƣ dân là quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tập trung nhiều nhất là vào mùa lũ, từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đây cũng là nét đặc trƣng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vào mùa lũ, cá từ thƣợng nguồn đổ về các nhánh sông. An Giang là tỉnh đầu nguồn nên hằng năm đón nhận lƣợng lớn các loài thủy sản đổ về và thời gian này là mùa vụ sinh sản của một số loài cá nên nguồn lợi thủy sản đƣợc bổ sung vào các thủy vực là rất lớn. Chính vì vậy, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 tất cả các hộ đều tham gia khai thác thủy sản. Vào các tháng còn lại một số hộ tham gia, số còn lại thì làm các việc phụ nhƣ: làm ruộng, làm thuê, chăn nuôi (Hình 3.11).

3.3.6. Sản lƣợng trung bình một mẻ lƣới

Mỗi loại ngƣ cụ khác nhau về kỹ thuật khai thác, tổng số mẻ lƣới trong thời gian khai thác (giờ) ảnh hƣởng đến sản lƣợng khai thác trung bình của mỗi mẻ lƣới thì khác nhau. Trong đó, dớn có sản lƣợng khai thác cao nhất 15,13 kg nhƣng thời gian khai thác kéo dài mỗi ngày chỉ khai thác đƣợc một mẻ. Đáy cá linh, lƣới rê cá bông lau sản lƣợng khai thác cũng khá cao 10,80 kg – 11,33 kg nhƣng hai loại ngƣ cụ này làm theo mùa, đáy cá linh khai thác vào đầu tháng 8 – 11 dƣơng lịch, lƣới rê cá bông lau khai thác vào đầu

tháng 02 – 5 dƣơng lịch. Riêng các loại hình khai thác bằng điện tuy mỗi lần khai thác không nhiều nhƣng trong một ngày có thể khai thác nhiều lần.

Bảng 3.7: Sản lƣợng khai thác TT Ngƣ cụ Sản lƣợng trung bình một mẻ lƣới (kg) Số lƣợng mẻ lƣới khai thác trong một ngày (mẻ lƣới ) Thời gian khai thác của một mẻ lƣới (giờ)

Giá tiền của 1kg thủy sản

khai thác đƣợc VND

1 Xuyệt điện 2,69 2.22 2.69 28.974

2 Cào điện (lƣới kéo) 2,76 5.64 0.90 29.870

3 Dớn 15,13 1.07 14.76 10.222

4 Lƣới rê cá linh 8,71 2.09 7.41 10.091

5 Chài điện 1,55 10.60 0.20 29.333

6 Lộp tép 3,92 1.10 10.60 45.500

7 Lƣới 3 màn 2,93 2.00 4.29 32.143

8 Câu 2,17 2.00 3.00 48.333

9 Lƣới rê cá bông lau 10,80 1.60 1.20 90.000

10 Đú 9,25 1.00 24.00 17.000

11 Lƣới rê cá rô 4,33 1.00 8.67 13.000

12 Đáy cá linh 11,33 2.00 6.00 11.333 13 Cào ốc 1,17 10.00 0.00 15.000 14 Chà đống 410,00 0.00 0.00 35.000 15 Lộp tôm 1,75 1.00 12.00 140.000 16 Lộp 6,00 1.00 24.00 40.000 17 Lƣới kéo 1,00 4.00 4.00 15.000 18 Ch a 2,00 1.00 24.00 40.000 19 Lộp lƣơn 2,50 1.00 12.00 70.000

20 Nò lƣới (lƣới đăng) 10,00 1.00 1.00 15.000

21 Ủi 7,00 2.00 0.00 10.000

22 Vó 0,50 10.00 0.50 20.000

3.2.7. Sản lƣợng khai thác thủy sản

Trong những năm gần đây, sản lƣợng khai thác thủy sản đang ngày một suy giảm do nhiều yếu tố: sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng các loại ngƣ cụ cấm.

Hình 3.12: Sản lƣợng khai thác thủy sản

Qua hình 3.12 cho ta thấy trong những năm gần đây thành phần các loài thủy sản giảm đi rất nhiều, qua điều tra 300 hộ ngƣ dân thì 188 hộ chiếm 62,67% trả lời là giảm nhiều và 112 hộ chiếm 37,33% trả lời là giảm ít.

3.2.8. Tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm khai thác đa phần đƣợc tiêu thụ ở các chợ đầu mối. Ngoài ra, chúng còn đƣợc dùng để phục vụ cho nhu cầu đời sống gia đình và làm thức ăn cho các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.8: Tiêu thụ sản phẩm của các hộ khai thác thủy sản

Ngƣ cụ Để ăn(%) Để bán(%) Để NTTS(%)

Xuyệt điện 17 83 0

Cào điện (lƣới kéo) 11 82 7

Dớn 16 76 9

Lƣới rê cá linh 23 55 22

Chài điện 16 76 8

Lộp tép 2 98 0

Lƣới 3 màn 20 80 0

Câu 20 80 0

Lƣới rê cá bông lau 4 96 0

Đú 10 85 5

Lƣới rê cá rô 17 83 0

Đáy cá linh 0 100 0 Cào ốc 0 67 33 Chà đống 20 80 0 Lộp tôm 20 80 0 Lộp 10 90 0 Lƣới kéo 10 90 0 Ch a 10 90 0 Lộp lƣơn 70 30 0

Nò lƣới (lƣới đăng) 30 70 0

Ủi 10 90 0

Vó 0 50 50

Lƣới rê cá cơm 20 80 0

3.2.9. Yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác thủy sản

Việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp dẫn đến môi trƣờng sống của các loài thủy sản bị đe dọa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải từ các nhà máy đều thải trực tiếp ra sông, điều này làm cho nguồn lợi thủy sản bị ảnh hƣởng rất lớn. Ngoài ra, tỉnh An Giang còn chịu ảnh hƣởng gián tiếp từ phía thƣợng nguồn sông Mekong. Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đập thủy điện ở thƣợng nguồn sông Mekong (sông Lancang Jiang, phần sông này chảy qua những hẻm

núi cao của tỉnh Vân Nam). Cả 8 đập có khả năng chứa hơn 23 tỷ m3 nƣớc, xấp xỉ hơn 18% lƣợng nƣớc hằng năm tỉnh Vân Nam đóng góp cho sông Mekong (Đề án khai thác và BVNLTS tỉnh An Giang đến năm 2020). Dự án này là mối đe dọa đối với sông Mekong và an ninh của hơn 60 triệu ngƣời sống ở hạ nguồn, đối với họ nƣớc sông Mekong có ý ngh a cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn. Những đập nƣớc này làm thay đổi dòng chảy, tăng nhiệt độ nƣớc và mức độ ngập lũ ở hạ lƣu. Nhƣ vậy, sẽ làm đảo lộn quá trình sinh sản, tăng trƣởng và di cƣ của một số loài thủy sản. Nhiều loài sẽ biến mất do không thể thích ứng với thay đổi của môi trƣờng. Thiếu nƣớc và ít phù sa sẽ làm giảm độ màu mỡ của đồng ruộng và nguồn lợi thủy sản cũng giảm.

Hình 3.13: Nguyên nhân ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản

Qua hình 3.13 cho ta thấy các hộ sản xuất nông nghiệp bao đê làm lúa vụ ba và thuốc bảo vệ thực vật từ các cánh đồng chiếm tỉ lệ rất cao 51,33% và 31,67%, nƣớc thải từ các nhà máy chế biến chiếm 17,00%. Điều này, góp phần làm ảnh hƣởng đến sự suy giảm nguồn lợi.

3.2.10. Định hƣớng trong tƣơng lai về khai thác thủy sản

Với sự khai thác qua mức làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt thì các hộ khai thác vẫn phải tiếp tục khai thác để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên qua khảo sát các hộ ngƣ dân vẫn có mong muốn chuyển đổi nghề.

Hình 3.14: Định hƣớng trong tƣơng lai về khai thác thủy sản

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ khai thác có nguyện vọng chuyển đổi nghề sang chăn nuôi chiếm 61,0% trên tổng các hộ đã điều tra, các hộ khai thác chƣa biết mình có nên chuyển đổi nghề hay không chiếm tỷ lệ khá cao 26,7%, kế đến mua bán, trồng trọt (Hình 3.14).

3.3. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản nội địa tỉnh An Giang 3.3.1. Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản 3.3.1. Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản

Số loài cá khai thác được và sự biến động thành phần loài

Các hộ ngƣ dân sử dụng nhiều loại ngƣ cụ khác nhau để khai thác thủy sản và mỗi loại ngƣ cụ thƣờng đánh bắt đƣợc từ 2 – 3 loài. Qua khảo sát có khoảng 66 loài thủy sản đƣợc khai thác chính trên địa bàn tỉnh, trong đó 41 loài thƣờng gặp và 25 loài đã biến mất hoặc hiếm gặp (Bảng 3.9). Sản lƣợng loài cá có giá trị kinh tế cao khai thác đƣợc ngày càng ít, trong khi đó lƣợng cá ít có giá trị kinh tế khai thác đƣợc chiếm đa số, loại này chỉ dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi. Hiện tại, có một số loài ảnh hƣởng rất lớn đến hệ sinh thái của tỉnh nhƣ: cá lau kiếng (Hypostomus punctatus), cá chim trắng (Colossoma brachypomum), ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata) và rùa tai

đỏ (Trachemys scripta elegans), các loài này có khả năng sinh sản nhanh và thích nghi rất cao với điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang, chúng cạnh tranh bắt mồi vƣợt trội so với các loài bản địa. Qua đó, có thể thấy nguồn lợi thủy sản đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng (giảm trên 1/3 so với trƣớc). Một số loài thƣờng xuyên xuất hiện trong quá khứ nhƣng đến nay thì rất ít xuất hiện, có một vài loài không xuất hiện nhƣ: có vồ cờ

(Pangasius sanitwongsei), cá ngựa (Hampala macrolepidota). Điều này đã gây nên mất cân bằng giữa các quần thể, là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Bảng 3.9: Các loài thủy sản đánh bắt đƣợc

TT Những loài thủy sản chính đánh bắt đƣợc trong những năm gần đây

TÊN TIẾNG VIỆT TÊN KHOA HỌC

1 Cá lóc Channa striata (Bloch, 1795) 2 Cá rô Anabas testudineus (Bloch, 1792) 3 Cá mè vinh Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850)

4 Tép Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) 5 Cá linh Henicorhynchus siamensis (Beaufort, 1927) 6 Cá sặc Trichogaster pectoralis (Regan, 1909) 7 Cá trê vàng Clarias macrocephalus (Gunther, 1864) 8 Cá dảnh Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865) 9 Cá lau kiếng Hypostomus punctatus (Linnaeus, 1758) 10 Cá bống Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)

11 Cá lòng tong Rasbora spilocerca (Rainboth and Kottlelat, 1987) 12 Ếch Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) 13 Cua đồng Somanniathelphusa spp

14 Ốc Pila polita (Dehayes, 1830)

15 Cá rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1757) 16 Cá chạch Macrognathus siamensis (Gunther, 1861) 17 Lƣơn Monopterus albus (Zuiew, 1793)

18 Cá chim trắng Colossoma brachypomum (Cuvier)

19 Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) 20 Cá rằm Puntius brevis (Bleeker, 1849)

21 Cá chốt giấy Mystus albolineatus (Roberts, 1994) 22 Cá he vàng Barbonymus altus (Gunther, 1868) 23 Cá thiểu Paralaubuca riveroi (Fowler, 1935)

25 Cá lăng Hemibagrus spilopterus (Ng & Rainboth, 1999) 26 Cá cóc Cyclocheilos enoplos (Bleeker, 1849)

27 Cá trèn Kryptopterus cryptopterus (Bleeker, 1851)

28 Cá dứa Pangasius elongatus (Pouyaud, Gustiano & Teugels, 2002) 29 Cá lƣỡi trâu Cynoglossus lingua (Hamilton, 1822)

30 Cá cơm Corica laciniata (Fowler, 1935) 31 Cá duồng Cirrhinus microlepis (Sauvage, 1878) 32 Cá heo Botia modesta (Bleeker, 1865)

33 Cá bông lau Pangasius krempfi (Fang & Chaux, 1949) 34 Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) 35 Cá phèn Polynemus lubius (Bleeker, 1851)

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh an giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)