Ngư cụ khai thác
Ngư cụ: do thành phần loài thủy sản ở An Giang rất phong phú và tập tính sinh thái
đa dạng nên ngƣ cụ khai thác chúng cũng nhiều chủng loại khác nhau. Kết quả khảo sát có khoảng 81 lọai ngƣ cụ đƣợc sử dụng ở các thủy vực tỉnh An Giang và đƣợc sắp xếp thành các nhóm ngƣ cụ chính sau đây [20]:
Vợt - xúc: rổ xúc, xịa, xúc mồi, xúc bè, xúc ụ cỏ, vợt bắt ốc loại ngƣ cụ này sử dụng trong khai thác thủy sản không có tính nguy hiểm.
Nhóm ngư cụ sát thương: Cây móc cua, cây móc ếch, cào cá chạch, cây cào lịch, ch a, súng ch a, ch a xôm lƣơn nhóm ngƣ cù đƣợc xếp vào nhóm ít nguy hiểm.
Nhóm ngư cụ câu: Câu cắm, câu ếch, câu thả, câu nhấp vịt, câu tôm, câu cá chạch,
câu quăng, câu giăng, câu luồng, câu cá bụng con. Trong nhóm này ngƣ cụ câu nhấp vịt rất nguy hiểm loại câu này rất dễ bắt đƣợc cá bố mẹ, sau khi cá bố mẹ bị bắt cả đàn cá con sẽ chết sau đó vì không đƣợc bảo vệ, loại ngƣ cụ này khuyến cáo cấm triệt để.
Nhóm ngư cụ bẫy: Lờ cua đồng, lờ tôm, lờ cá sặc, lộp tép, lộp cá chạch, lộp cá bống,
lộp ếch, lộp tôm (bửng), lộp cá lóc, lộp cá linh, dớn lòng tong, xà di, trúm, chà rào, bò, chà mùng, chà nhánh, dớn. Trong nhóm này ngƣ cụ dớn rất nguy hiểm, mắc lƣới rất nhỏ, có thể khai thác tất cả các loài cá đặc biệt cá con mới lên đồng trong mùa ngập lũ, cần hạn chế ngƣ cụ này hoạt động trong giai đoạn đầu mùa lũ.
Nhóm lưới rê – lưới giăng: Lƣới phèo, lƣới rê cố định tầng mặt, lƣới rê cố định tầng đáy, lƣới rê trôi tầng mặt, lƣới rê trôi tầng đáy, lƣới ba màng, lƣới quàng (đèn), lƣới rê cá bông lau.
Nhóm lưới vây – lưới rùng: Lƣới vây, lƣới giựt, lƣới rùng bao chà. Trong 3 loại ngƣ
cụ này ngƣ cụ lƣới vây rất nguy hiểm, mắc lƣới bé có thể vây bắt tất cả các loài cá có trong vùng nƣớc.
Nhóm ngư cụ kéo: Cào dép (cào Thái), cào gọng (cào Việt), lƣới kéo (cần chong),
chài rà (nèm), cào hến có răng, cào hến không răng. Trong đó, 2 loại ngƣ cụ cào dép và cào gọng rất nguy hiểm trong sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản.
Nhóm ngư cụ đẩy: Te_Nhũi_Ủi , Xiệp.
Lƣới vây Te ủi
Cào dép Cào gọng
Nhóm Vó: Vó càn, chụp cá sặc, vó gạt.
Nhóm ngư cụ chụp: Chài quăng, chài rê, nôm, chụp nhái.
Nhóm lưới túi: Đáy cá tra bột(ngƣ cụ này rất nguy hiểm đã bị cấm sử dụng, nhƣng
trong mùa cá tra bột hàng năm ngƣ dân vẫn lén sử dụng khai thác cá Tra bột trên sông), đáy cá linh.
Nhóm ngư cụ khác: Kéo côn, tát đìa, chích điện, thuốc cá, chất độc (3 loại này rất
nguy hiểm tuyệt đối cấm trong khai thác thủy sản).
Đáy cá bột Hóa chất
Bộ xuyệt điện
Hình 1.5: Nhóm ngƣ cụ cấm khai thác thủy sản
Trong 81 loại ngƣ cụ nói trên, mỗi loại có phƣơng pháp sử dụng, đối tƣợng đánh bắt, năng suất, tính nguy hiểm khác nhau. Trong đó, 17 loại ít nguy hiểm và 10 loại rất
nguy hiểm (Hình 1.2– Hình 1.5). Nhìn chung, những ngƣ cụ khai thác này có tác hại rất lớn đối với thủy vực. Đặc biệt, qua khảo sát ngƣ dân sử dụng thiết bị điện rất phổ biến trên mọi loại hình thủy vực. Đây là điều rất đáng báo động đối với cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh.
Mùa vụ khai thác chính: Mùa nƣớc : từ tháng 6 âm lịch – tháng 11 âm lịch hàng năm (khai thác trên các vùng ngập lũ) và 11 âm lịch – 3 âm lịch: khai thác trên các kênh rạch nội đồng, sông Tiền và sông Hậu, Vàm Nao.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh An Giang, sản lƣợng thủy sản nội địa khai thác ở An Giang liên tục giảm sút, năm 2005 sản lƣợng khai thác thủy sản ở An Giang đạt 51.329 tấn, đến năm 2010 sản lƣợng khai thác thủy sản ở An Giang chỉ đạt 37.208 tấn, năm 2012 sản lƣợng khai thác thủy sản ở An Giang có phần tăng nhƣng không đáng kể 38.486 tấn (Hình 1.6). 51.329 53.403 51.851 40.65 40.124 37.208 40.183 38.486 0 10 20 30 40 50 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Cục thống kê An Giang, 2013)
Hình 1.6: Sản lƣợng thủy sản nội địa khai thác ở An Giang giai đoạn 2005 – 2012
An Giang có diện tích đất ngập nƣớc trong mùa lũ lớn nhất so với các tỉnh khác ở ĐBSCL và là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL nên sản lƣợng khai thác nội địa của tỉnh cao nhất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều năm qua sản lƣợng thủy sản nội địa khai thác của tỉnh ngày càng giảm sút.
Nghìn tấn
Những thập niên trƣớc, sản lƣợng khai thác thủy sản tự nhiên rất lớn, vƣợt xa sản lƣợng thủy sản nuôi. Những năm lũ lớn liên tiếp, nguồn lợi thủy sản đƣợc bổ sung và tăng lên rất lớn, sản lƣợng thủy sản tự nhiên tăng dẫn đến cƣờng độ khai thác cũng tăng theo. Sản lƣợng thủy sản tự nhiên phụ thuộc rất lớn vào tính chất lũ, những năm có lũ lớn thì sản lƣợng thủy sản tự nhiên nhiều sản lƣợng khai thác lớn (mùa lũ lớn năm 2006 và 2007 là 53.403 – 51.851 tấn).
Hiện nay, nghề khai thác thủy sản ở tỉnh An Giang vẫn còn ở qui mô nhỏ, tự phát, phƣơng tiện khai thác tùy theo vùng. Tuy nhiên việc khai thác thủy sản chủ yếu bằng chất nổ, xung điện và sử dụng kích thƣớc mắc lƣới nhỏ hơn so với qui định. Chính những điều này làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Vùng khai thác chủ yếu sông, kênh, ruộng ngập lũ. Các loài khai thác đƣợc nhƣ: cá lăng, mè vinh, cá lóc, cá bông, cá linh và một số loài cá khác.
Nhìn chung, sản lƣợng khai thác thủy sản tự nhiên qua các năm gần đây có xu hƣớng giảm đáng kể nhƣ: năm 2005 là 51.329 tấn đến năm 2006 sản lƣợng khai thác thủy sản có tăng lên nhƣng không nhiều 53.403 tấn, các năm tiếp theo bắt đầu giảm xuống năm 2007 đạt 51.851 tấn đến năm 2012 chỉ đạt 38.486 tấn.
Thành phần loài thủy sản cũng có sự giảm sút đáng kể, có một số loài cá rất ít xuất hiện nhƣ: cá hô, cá còm, cá bông lau, cá tra dầu, cá leo, cá basa, tôm càng xanh. Số lƣợng của một số loài cá kinh tế khai thác đƣợc ngày càng ít, lƣợng cá tạp khai thác đƣợc chiếm đa số, loại này chỉ dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi thủy sản, nên có giá trị không cao. Hiện tại, có 2 loài cá du nhập phát tán khá nhiều trong các thủy vực là cá lau kiếng (Hypostomus punctatus) và cá chim trắng (Colossoma brachypomum) chúng có khả năng sinh sản và thích nghi rất cao, chúng có khả năng cạnh tranh bắt mồi vƣợt trội so với các loài cá bản địa. Đây cũng là mối nguy làm ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản.