3. 1.2.4 Kinh nghiệm khai thác thủy sản
3.2.9. Yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác thủy sản
Việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp dẫn đến môi trƣờng sống của các loài thủy sản bị đe dọa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải từ các nhà máy đều thải trực tiếp ra sông, điều này làm cho nguồn lợi thủy sản bị ảnh hƣởng rất lớn. Ngoài ra, tỉnh An Giang còn chịu ảnh hƣởng gián tiếp từ phía thƣợng nguồn sông Mekong. Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đập thủy điện ở thƣợng nguồn sông Mekong (sông Lancang Jiang, phần sông này chảy qua những hẻm
núi cao của tỉnh Vân Nam). Cả 8 đập có khả năng chứa hơn 23 tỷ m3 nƣớc, xấp xỉ hơn 18% lƣợng nƣớc hằng năm tỉnh Vân Nam đóng góp cho sông Mekong (Đề án khai thác và BVNLTS tỉnh An Giang đến năm 2020). Dự án này là mối đe dọa đối với sông Mekong và an ninh của hơn 60 triệu ngƣời sống ở hạ nguồn, đối với họ nƣớc sông Mekong có ý ngh a cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn. Những đập nƣớc này làm thay đổi dòng chảy, tăng nhiệt độ nƣớc và mức độ ngập lũ ở hạ lƣu. Nhƣ vậy, sẽ làm đảo lộn quá trình sinh sản, tăng trƣởng và di cƣ của một số loài thủy sản. Nhiều loài sẽ biến mất do không thể thích ứng với thay đổi của môi trƣờng. Thiếu nƣớc và ít phù sa sẽ làm giảm độ màu mỡ của đồng ruộng và nguồn lợi thủy sản cũng giảm.
Hình 3.13: Nguyên nhân ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản
Qua hình 3.13 cho ta thấy các hộ sản xuất nông nghiệp bao đê làm lúa vụ ba và thuốc bảo vệ thực vật từ các cánh đồng chiếm tỉ lệ rất cao 51,33% và 31,67%, nƣớc thải từ các nhà máy chế biến chiếm 17,00%. Điều này, góp phần làm ảnh hƣởng đến sự suy giảm nguồn lợi.