- Nhu cầu của thị trƣờng đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp: nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động bị giảm xuống.
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát: kinh tế tăng trƣởng nhanh sẽ làm sức mua của thị trƣờng tăng, doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hơn, lợi nhuận cao hơn, vòng quay của vốn lƣu động tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cũng tăng theo. Lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trƣợt giá của tiền tệ.
- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật: sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tƣ... Nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lƣu động nói riêng. Do đó, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tƣ vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Rủi ro: những rủi ro bất thƣờng của nền kinh tế mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra nhƣ hoả hoạn, lũ lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc.
- Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nƣớc: tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát triển mà Nhà nƣớc có những chính sách ƣu đãi về vốn, về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhƣng lại hạn chế ngành nghề khác. Điều này lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và cũng tác động tới số vốn lƣu động của doanh nghiệp.