Thành phần không khí:

Một phần của tài liệu Giáo án dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột môn hóa học lớp 8 (FULL) (Trang 25)

1. Tình huống xuất phát: GV nêu câu hỏi

Theo em không khí gồm những thành phần nào?

− GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu một đoạn clip video về không khí bị ô nhiễm

2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:

GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về những thành phần của không khí.

GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)

HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về các thành phần của không khí như: không khí có oxi, nitơ, nhiều bụi bẩn, nhiều mùi khác nhau…

3. Đề xuất các câu hỏi:

Từ nhứng ý kiến ban đầu của HS do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các thành phần của không khí.

HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như: + Không khí có những thành phần nào?

+ Có phải trong không khí có oxi và nitơ không?

+ Ngoài oxi, nitơ không khí còn có những thành phần nào khác? + Trong không khí có bụi không? v.v…

GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về thành phần của không khí), ví dụ:

+ Trong không khí có oxi và nitơ không? + Trong không khí có khí cacbonic không? + Trong không khí có bụi không?

+ Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?

4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

4.1. Đề xuất thí nghiệm

GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về thành phần của không khí, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau:

4.2. Tiến hành thí nghiệm

Với nội dung tìm hiểu không khí có oxi duy trì sự cháy và nitơ không duy trì sự cháy, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu:

+ Thí nghiệm: đốt cháy một cây nến được gắn vào đĩa thủy tinh, rót nước vào đĩa, lấy một ống đong có vạch chia độ úp lên cây nến đang cháy (lưu ý GV cung cấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi. GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo. Nếu mô tả cách tiến hành cho các nhóm làm đồng loạt như nhau thì thí nghiệm sử dụng trong trường hợp này không phải là phương pháp BTNB).

+ Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra (HS sẽ thấy sau khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc, chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí trong ống đong và nước tràn vào ống đong chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Do nến tắt nên phần không khí còn lại không duy trì sự cháy). GV chỉ cho HS thấy phần nước đã chiếm trong ống đong ở vị trí vạch chia độ như thế nào để HS tìm hiểu thêm tỉ lệ thể tích giữa khí oxi và khí nitơ trong không khí.

+ GV cho HS tiếp tục nghiên cứu tài liệu (trang 95 – 96 SGK hóa học 8) để biết kết luận.

Với nội dung tìm hiểu không khí có khí cacbonic, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm với nước vôi trong kết hợp với tài liệu nghiên cứu.

+ Thí nghiệm: GV tổ chức cho HS thổi hơi thở qua ống dẫn thủy tinh vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong, yêu cầu HS quan sát và giải thích vì sao nước vôi không còn trong nữa (để giúp HS hiểu rõ và giải thích được GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu)

Với nội dung tìm hiểu không khí có hơi nước, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp với tài liệu nghiên cứu.

+ Thí nghiệm: GV tổ chức cho HS quan sát bên ngoài thành ống nghiệm chứa nước lạnh để thấy trong không khí có hơi nước đã ngưng thành những giọt nước.

Với nội dung tìm hiểu không khí có bụi, GV sử dụng phương pháp quan sát thực tế, cho HS thảo luận để tìm câu trả lời. Phương án gợi ý:

+ GV hướng dẫn cho HS quan sát thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để một khe nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng (nếu không có nắng GV có thể sử dụng bóng đèn sợi đốt), khi đó HS sẽ thấy các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí.

Với nội dung tìm hiểu không khí có khí độc và vi khuẩn, GV sử dụng phương pháp quan sát hình ảnh hoặc clip video, cho HS thảo luận để tìm câu trả lời. Phương án gợi ý:

CHÚ Ý:

Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, Dự đoán, Cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, kết luận rút ra.

HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm.

5. Kết luận, kiến thức mới:

GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.

GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2 để khắc sâu kiến thức.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột môn hóa học lớp 8 (FULL) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w