- GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm của các phản ứng, viết phương trình phản ứng.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 12: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
A. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất.
Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước. - Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định theo các số liệu thực nghiệm.
B. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu
C. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm: Cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, nước, đường, đá vôi, KNO3.
- Bút dạ, giấy khổ to.
D. NỘI DUNG
Các em đã biết các chất khác nhau có khả năng tan trong các chất khác nhau, ở các đều kiện khác nhau các chất cũng có khả năng hòa tan khác nhau. Theo em những chất nào tan, chat nào không tan, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các chất.
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch.
GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV cho HS làm việc theo nhóm)
HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về dung dịch.
3. Đề xuất các câu hỏi:
Từ những ý kiến ban đầu của HS do các nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về độ tan của một chất trong nước.
HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như:
+ Tại sao có những chất tan nhiều trong nước, có những chất tan ít trong nước, có những chất không tan trong nước?
+ Có những chất không tan trong nước lạnh nhưng lại tan trong nước nóng? ...
GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về dung dịch) ví dụ như:
+ Dựa vào đâu để biết chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước. + Làm thế nào để chất rắn tan nhiều hơn?
+ Tại sao khi ở trên núi cao người ta cảm thấy khó thở, thiếu khí (tức ngực)? + Làm thế nào để chất khí tan nhiều hơn?...
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
4.1. Đề xuất thí nghiệm
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức
về độ tan của một chất trong nước, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn
GV đưa cho mỗi nhóm HS: Cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, nước, đường, đá vôi, KNO3.
- GV yêu cầu mỗi nhóm đề xuất cách tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng
(HS có thể nghiên cứu thêm csc biểu đồ trong sách giáo khoa)
4.2. Tiến hành thí nghiệm
- GV lưu ý cung cấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi. (GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo).