III. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP:
1. Tuyển mộ nhân lực: Nguồn tuyển mộ:
1.3.3. Đánh giá hiệu quả quá trình tuyển mộ nhân lực:
Sau quá trình tuyển mộ thì các tổ chức cần phải đánh giá các quá trình tuyển mộ của mình để hoàn thiện công tác này ngày càng tốt hơn. Khi đó cần đánh giá các tiêu chí như:
a) Đánh giá về số lượng và chất lượng:
hút được số lượng lớn ứng viên và từ đó lựa chọn. Số lượng ứng viên là chỉ tiêu đầu để bắt đầu quá trình đánh giá. Thước đo cơ bản ở đây là số lượng ứng viên tuyển mộ có lớn hơn vị trí công việc trống hay không. Nếu số lượng ứng viên thu hút được lớn hơn thì tổ chức có nhiều cơ hội lựa chọn, càng có nhiều khả năng tuyển được người có trình độ cao.
Chất lượng ứng viên: Bên cạnh số lượng thì một công cụ để đánh giá quá trình tuyển mộ là trình độ của các ứng viên có phù hợp với những vị trí công việc đang tuyển hay không. Ứng viên có hiểu rõ về công việc hay không và họ có thực hiện tốt công việc sau khi được tuyển vào làm việc hay không. Những công cụ đo lường có thể sử dụng để đánh giá chất lượng ứng viên như kết quả đánh giá thực hiện công việc, đầu ra và thời gian làm việc để được đề bạt.
b) Đánh giá tuyển mộ qua sự hài lòng của các ứng viên và nhà quản lý trực tiếp:
Sự hài lòng của 2 bên là yếu tố quan trọng để đánh giá quá trình tuyển mộ. Đối với nhà quản lý quan điểm của họ với những vị trí trống cần tuyển mộ là rất quan trọng. Nhưng những ứng viên được tuyển dụng hoặc không được tuyển dụng là một phần quan trọng của quá trình này và có thể cung cấp đầu vào hữu ích. Người quản lý có thể nhận xét về chất lượng của tập hợp ứng viên thu hút được, những người làm công tác tuyển dụng đã làm việc hiệu quả chưa, tính kịp thời của quá trình tuyển dụng, và bất kỳ vấn đề nào mà họ nhận thấy. Những ứng viên có thể cung cấp thông tin đầu vào là họ được đối xử như thế nào, sự hiểu biết của họ về tổ chức dự tuyển, độ “ khó” của quá trình tuyển mộ.
c) Chi phí cho tuyển mộ:
Bởi vì hoạt động tuyển mộ là rất quan trọng, những chi phí liên quan đến hoạt động này đều cần được phân tích. Chi phí tuyển mộ có thể bao gồm cả chi phí cho các quảng cáo, phụ cấp cho người tuyển mộ, chi phí tuyển mộ, chi phí đi lại, chi phí cho các công ty môi giới, và các chi phí phát sinh như sự ảnh hưởng của công tác tuyển mộ đến người quản lý trực tiếp, các mối quan hệ xã hội, hình ảnh…
d) Tỷ lệ sàng lọc:
Tỷ lệ sàng lọc là tỷ lệ giữa số ứng viên trước và sau quá trình tuyển dụng. Ta dùng tỷ lệ sàng lọc là công cụ để tính toán số lượng ứng viên ban đầu cần phải thu hút.
e) Tỷ lệ tuyển chọn:
Tỷ lệ tuyển chọn là công cụ để xác định hiệu quả tuyển mộ là tỉ lệ tuyển chọn, là tỷ lệ được tuyển từ một nhóm ứng viên đến nộp đơn xin việc.
Tỷ lệ tuyển chọn = Số người được tuyển / Tổng số ứng viên đến nộp đơn xin việc.