Thông tin chung
- Họ và tên người sản xuất: Lê Thanh Tòng
- Địa chỉ : Ấp Phú Thiện, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn - Diện tích mô hình trình diễn: 6,000 m2
- Diện tích đối chứng: 3,000 m2
- Số vụ canh tác trong năm: 3 vụ
Tình hình canh tác lúa
- Tên vụ lúa đang canh tác: Đông Xuân 2012 – 2013 - Tên giống lúa đang canh tác: IR 50404
- Lượng giống gieo sạ: 140kg/ha. - Phương thức gieo sạ: Sạ hàng
Kết quả
1) Lượng giống gieo sạ
Lượng giống gieo sạ thích hợp sẽ đạt năng suất tối đa, mật độ sạ quá dày thì năng suất sẽ giảm. Sạ dày tốn nhiều giống, phân bón; cây lúa mềm yếu, dễ đỗ ngã nên năng suất giảm, chi phí tăng. Mô hình thử nghiệm và đối chứng đều được sử dụng giống lúa xác nhận và ứng dụng phương pháp gieo hàng.
Kết quả lượng giống gieo sạ được áp dụng ở ruộng thử nghiệm vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 là 140 kg/ha, lượng giống gieo sạ của mô hình thử nghiệm đã giảm đáng kể so với tập quán canh tác cũ là 180 - 200 kg/ha.
2) Lượng phân bón (kg/ha)
Trong vụ Đông xuân, ở ruộng mô hình thử nghiệm áp dụng lượng phân Đạm (N) trung bình là 107.5 kg/ha so với ngoài mô hình là 132.8 kg/ha, trung bình giảm khoảng 25 kg N/ha so với canh tác truyền thống.
Việc giảm bón thừa phân đạm ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế (giảm giá thành sản xuất) còn góp phần giúp cây lúa phát triển tốt, giảm đổ ngã, ít sâu bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đối với ruộng mô hình thử nghiệm thì quản lý dịch hại theo hướng quản lý sự cân bằng của hệ sinh thái trong ruộng lúa. Qua kết quả điều tra có sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài thiên địch, mật số ong ký sinh giữa ruộng trong và ngoài mô hình. Ngoài các đối tượng thường xuyên xuất hiện như: nhện, bọ xít nước, kiến 3 khoang… thì trong giai đoạn sâu cuốn lá và rầy nâu tấn công với mật số cao thì các đối tượng bọ xít mù xanh, nấm tua, nấm bột cũng xuất hiện khá phổ biến trên ruộng. Từ những yếu tố này góp phần giảm số lần phun thuốc trừ sâu bệnh so với ruộng ngoài mô hình.
a. Số lần phun thuốc trừ sâu
Số lần phun thuốc trừ sâu giảm có ý nghĩa giữa 2 ruộng mô hình thử nghiệm và ngoài mô hình, ruộng mô hình thử nghiệm phun 2 lần/vụ và ngoài mô hình là 3 lần/vụ, trung bình giảm được 1 lần/vụ Đông Xuân. Đặc biệt, lượng thuốc trong mỗi lần phun ở ruộng đối chứng và ruộng mô hình có sự khác nhau. Lượng thuốc ở ruộng mô hình giảm hơn 10% so với lượng thuốc ở ruộng đối chứng.
Việc giảm thiểu thuốc trừ sâu trong ruộng mô hình nhưng vẫn đảm bảo năng suất cho thấy môi trường sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và sức khỏe nông dân.
b. Số lần phun thuốc trừ bệnh
Do thời tiết ở vụ Đông Xuân sương mù nhiều nên rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển. Chính vì vậy số lần phun thuốc trừ bệnh lên đến 3 lần đối với mô hình và ruộng đối chứng (1 lần ngừa bệnh đạo ôn, 1 lần ngừa bệnh lem lép trước trổ và 1 lần ngừa lem lép hạt sau trổ). Nhưng lượng thuốc trong mỗi lần phun ở ruộng thử nghiệm giảm 10 % so với ruộng đối chứng.
4) Số lần bơm nước (lần/vụ)
Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần ngập nước giai đoạn mạ để ém cỏ và giai đoạn trổ để lúa kết hạt tốt. Các giai đoạn khác chỉ cho nước vào ruộng khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm. Ứng dụng quy trình tưới “ngập khô xen kẽ” vào ruộng mô hình thử nghiệm cho kết quả rất tốt ở vụ Đông Xuân. Vụ Đông Xuân, số lần bơm nước ở ruộng thử nghiệm và ruộng ngoài mô hình đều 5 lần/vụ.
5) Tỉ lệ đổ ngã
Kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ (tưới nước tiết kiệm) kết hợp với biện pháp kỹ thuật khác như: sạ hàng, bón phân cân đối,... đã làm giảm tỉ lệ đổ ngã cho cây lúa đáng kể. So sánh tỉ lệ đổ ngã thì ruộng áp dụng theo mô hình trong vụ Đông xuân có tỉ lệ đổ ngã 9.6% so với ngoài mô hình 9.9%. Giảm đổ ngã giúp ứng dụng tốt công nghệ trong thu hoạch, góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch.
Để giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, trong mô hình đã tổ chức đưa máy gặt đập liên hợp vào khi thu hoạch.
Ứng dụng được cơ khí hóa trong thu hoạch không những giảm thất thoát trong thu hoạch mà còn giảm công lao động, độ sạch cao, chi phí thấp, điều này đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian trong khâu thu hoạch, chất lượng hạt gạo sau khi xay chà vẫn đảm bảo,
một điều đáng lưu ý hơn nữa là đã giải quyết được áp lực thiếu nhân công cắt lúa trong thu hoạch.
6) Hiệu quả kinh tế
a. Năng suất
Năng suất ruộng thử nghiệm và ruộng đối chứng của nông dân trong vụ Đông Xuân nhìn chung không dao động nhiều. Năng suất ở ruộng thử nghiệm cao hơn ngoài mô hình dao động 0.15 tấn/ha (tính theo năng suất sinh học). Năng suất ruộng mô hình và ruộng đối chứng đạt được là do cả 2 đều:
- Sử dụng giống tốt (giống xác nhận) tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và hiệu quả đối với dịch hại. - Sử dụng phân bón hợp lý cân đối hơn.
- Ứng dụng tốt công nghệ sau thu hoạch.
b. Giá thành sản xuất cho 1 kg lúa (đồng/kg)
Giá thành sản xuất trong vụ Đông Xuân đối với ruộng mô hình và ruộng đối chứng là: 1,944 và 2,037 đồng/kg.
c. Phân tích chi phí – lợi nhuận
Lợi nhuận của nông dân tham gia mô hình cao hơn so với ruộng đối chứng tương ứng 16,882,800 đồng/ha và 15,839,000 đồng/ha, bình quân mô hình tiết kiệm được 1,043,800 đồng/ha trong vụ Đông Xuân. Số tiền lợi nhuận tăng thêm của người nông dân tham gia mô hình thử nghiệm do giảm 10% lượng thuốc trừ sâu, bệnh ở mỗi lần phun. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm và bảo vệ sức khỏe của con người.
Việc sử dụng thuốc BVTV của người dân được điều tiết tốt trong quá trình vận hành mô hình kiểm soát thuốc BVTV. Các chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trong ruộng mô hình và ruộng đối chứng được trình bày qua bảng 3.19.
Bảng 3.19. Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trên ruộng mô hình và đối chứng
trong vụ Đông Xuân 2012 -2013 tại Thoại Sơn, An Giang
Số lần phun thuốc
Ruộng đối chứng (3,000 m2) Ruộng mô hình (6,000 m2)
Loại thuốc Hàm lượng Loại thuốc Hàm lượng
01 Fuan 280ml Fuan 480ml Vali 120ml Vali 480ml Casy 120ml Casy 160ml 02 Rocsai 48ml Rocsai 80ml Physan 48ml Physan 80ml Sufaron 35g Sufaron 50g
03 Sufaron 35g Kinalux 280ml Filia 160ml Filia 240ml Casy 160ml Casy 160ml 04 Takumi 40g Takumi 50g Amistatop 120ml Amistatop 160ml 05 Dragon 200ml Dragon 320ml Nativo 40g Nativo 60g
Kết quả trình bày ở bảng cho thấy số lần phun thuốc trừ sâu giảm có ý nghĩa giữa 2 ruộng mô hình và đối chứng, ruộng mô hình phun 2 lần/vụ và ruộng đối chứng phun 3 lần/vụ, trung bình giảm được 1 lần/vụ Đông Xuân. Đặc biệt, lượng thuốc trong mỗi lần phun ở ruộng đối chứng và ruộng mô hình có sự khác nhau. Lượng thuốc ở ruộng mô hình giảm hơn 10% so với lượng thuốc ở ruộng đối chứng. Việc giảm thiểu thuốc trừ sâu trong mô hình nhưng vẫn đảm bảo năng suất cho thấy môi trường sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và sức khỏe nông dân. Bên cạnh đó, do thời tiết ở vụ Đông Xuân sương mù nhiều nên rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển. Chính vì vậy số lần phun thuốc trừ bệnh lên đến 3 lần (bệnh đạo ôn, ngừa lem lép hạt trước và sau trổ) đối với ruộng mô hình và ruộng đối chứng.
Bảng 3.20. So sánh chi phí đầu tư để đánh giá hiệu quả kinh tế của ruộng mô hình và
ruộng đối chứng ở vụ lúa Đông Xuân 2012 -2013 tại Thoại Sơn, An Giang
STT Vật tư, công việc Ruộng mô hình Ruộng đối chứng
Số lượng Đơn giá
(đồng/ha) Thànhtiền (đồng/ha)
Số lượng Đơn giá
(đồng/ha) Thànhtiền (đồng/ha) 1 Làm đất (dọn cỏ, đắp bờ, cày xới, trục trạc) 1 1,380,00 0 1,380,00 0 1 1,380,00 0 1,380,000 2 Giống (kg/ha ) 140 12,000 1,680,00 0 140 12,000 1,680,000 3 Phân bón (kg/ha) 3,606,000 3,606,000 Urea 140 10,400 1,456,00 0 140 10,400 1,456,000 DAP 100 15,000 1,500,000 100 15,000 1,500,000 Kali 50 13,000 650,000 50 13,000 650,000 4 Thuốc BVTV 2,405,00 0 2,635,000 Ốc bươu vàng (vụ) 1 300,000 300,000 1 320,000 320,000
Thuốc trừ cỏ (vụ) 1 260,000 260,000 1 280,000 280,000 Thuốc trừ sâu, rầy
(vụ) 1 450,000 450,000 1 500,000 500,000 Thuốc trừ bệnh (vụ) 1 1,395,00 0 1,395,00 0 1 1,535,000 1,535,000 5 Nước tưới (lần/vụ) 5 102,000 510,000 5 102,000 510,000 6 Công lao động 1,850,00 0 1,950,000 Ngâm, ủ, gieo sạ (ngày công) 3 50,000 150,000 3 50,000 150,000 Cấy dặm (ngày công) 20 50,000 1,000,000 20 50,000 1,000,000 Công bón phân (lần) 3 100,000 300,000 3 100,000 300,000
Công phun thuốc (lần) 4 100,000 400,000 5 100,000 500,000 7 Thu hoạch 1 2,500,00 0 2,500,00 0 1 2,500,00 0 2,500,000 Tổng chi phí (đồng/ha) 13,931,000 14,261,000
Năng suất (kg/ha) 7,166 7,000
Giá thành (đồng/kg) 1,944 2,037 Chênh lệch giá thành (đồng/kg) 93 Giá bán 4,300 4,300 Tổng thu (đồng/ha) 30,813,800 30,100,000 Lợi nhuận (đồng/ha) 16,882,800 15,839,000 Chênh lệch lợi nhuận (đồng/ha) 1,043,800