Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO (Trang 31)

1.7.1.1. Vị trí địa lý

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3536.7km², đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp gần 107,628 km², phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km², phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường biên giới khoảng 69,789 69,789, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ chiều dài đường biên giới gần 44,734 km².

Hình 1.4. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh.

Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập.

An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi. Trong đó nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Vùng đất này được phù sa bồi tụ hằng năm, có đặc tính chung là chứa nhiều hữu cơ, ít pH, ít bị bào mòn, xâm thực, rất thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

1.7.1.3. Đặc điểm về sông ngòi, chế độ thủy văn

An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0.72 km/km2.

Các sông chính: Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Vàm Nao. Ngoài ra còn có sông Bình Di và sông Châu Đốc. Sông Bình Di là một nhánh của sông Hậu, tách ra tại xã Khánh Bình, huyện An Phú, chảy đến xã Vĩnh Hội Đông, dài khoảng 10 km. Sông Châu Đốc là một phụ lưu của sông Hậu, bắt đầu từ xã Vĩnh Hội Đông, nơi giao nhau giữa sông Tà

Keo (chảy từ Campuchia qua) và sông Bình Di, chảy qua xã Đa Phước, đến thị xã Châu Đốc thì nhập vào sông Hậu, dài khoảng 18 km.

Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Kông. Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 – 2.5 m, thời gian ngập lụt từ 2.5 - 4 tháng. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

1.7.1.4. Khí hậu

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa, mưa vào mùa này chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nước vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ như: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp người dân yên tâm sống chung với lũ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO (Trang 31)