Xuất mô hình quản lý thuốc BVTV

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO (Trang 77)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện mô hình kiểm soát thuốc BVTV đã hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong quá trình canh tác. Việc kiểm soát này chỉ được thực hiện khi có sự cam kết của người dân và nhóm thực hiện đề tài. Phần lớn người dân không yên tâm khi hạn chế việc sử dụng thuốc bởi rất nhiều lý do. Trong đó lý do quan trọng nhất là sợ sâu rầy, bệnh hại lúa dẫn đến mất mùa. Từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình kiểm soát thuốc BVTV qua sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học và người dân (Hình 3.10). Qua mô hình quản lý này cho thấy việc phân tích cơ bản và toàn diện dư lượng thuốc BVTV được thực hiện bởi các nhà khoa học có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quy định, quy chuẩn cho quá trình sử dụng thuốc BVTV cũng như các hoạt chất có trong thuốc BVTV. Đặc biệt là chlopyrifos là một hợp chất nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT (TT 24/2010/BNNPTNT), được sử dụng rất nhiều trong các loại thuốc BVTV, nhưng lại không nằm trong QCVN 15:2008/BTNMT. Việc phân tích và đánh giá rủi ro của thuốc BVTV đối với môi trường và con người phải được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học nhằm xác định mối nguy hại tiềm tàng của các loại thuốc BVTV đang được sử dụng hiện nay. Qua việc phân tích và đánh giá rủi ro, chúng ta có thể lường trước được các sự cố môi trường do thuốc BVTV gây nên để có các biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời để bảo vệ người dân tham gia sản xuất phòng tránh được các sự cố đáng tiếc do việc sử dụng thuốc BVTV gây ra. Từ các nghiên cứu và đánh giá rủi ro, kết hợp với các biện

pháp quản lý rủi ro chúng ta có thể hướng dẫn người dân sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả các các mô hình kiểm soát thuốc BVTV để đảm bảo được năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm gạo trong vùng đê bao canh tác lúa 3 vụ. Việc quản lý tổng hợp thuốc BVTV có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh của Việt Nam. Trong công tác quản lý này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và người dân trực tiếp sản xuất. Các biện pháp quản lý phải dựa trên thực trạng sử dụng thuốc tại mỗi địa phương. Trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vùng canh tác lúa 3 vụ trong vùng đê bao của tỉnh An Giang. Các kết quả nghiên cứu cho thấy công tác quản lý thuốc BVTV tại đây chỉ đạt được hiệu quả khi có sự đồng thuận của người dân và mang lại lợi ích cho nông dân. Do đó, mô hình quản lý do nhóm nghiên cứu đề xuất cũng nhắm đến lợi ích của người dân canh tác lúa. Khi người dân thấy được lợi ích trong việc kiểm soát thuốc BVTV thì họ sẵn sàng tham gia thực hiện mô hình kiểm soát thuốc BVTV. Đầu tiên, việc thực hiện mô hình kiểm soát thuốc BVTV chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Trong giai đoạn đầu, vai trò của các cán bộ khuyến nông rất quan trọng vì phải tham gia hướng dẫn thực hiện mô hình, cùng người dân kiểm soát mô hình để hình thành nên thói quen tốt trong việc kiểm soát thuốc BVTV. Nhưng khi có được lợi ích về mặt kinh tế thì người dân sẵn sàng tham gia mô hình một cách tích cực hơn và lợi ích lớn nhất ở đây đảm bảo được một môi trường canh tác bền vững.

Ngoài ra, để hạn chế việc xả thải ra môi trường chai lọ, bao bì đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng, nhóm nghiên cứu đề xuất việc nghiên cứu và áp dụng “ký quỹ hoàn chi”. Sản phẩm thuốc BVTV được bán ra cộng thêm kinh phí của “quỹ hoàn chi”. Sau khi sử dụng xong, người dân có thể thu gom và đem đến đại lý để lấy lại số tiền đã được cộng thêm trong “quỹ hoàn chi”. Nếu rác thải này vẫn được thải vào môi trường thì “quỹ hoàn chi” sẽ được sử dụng phục vụ cho việc thu gom và xử lý. Cơ quan quản lý có trách nhiệm quản lý các đại lý, các đơn vị thu gom và xử lý có liên quan đến “quỹ hoàn chi”. Các cơ sở kinh doanh và buôn bán thuốc bắt buộc phải ký “quỹ hoàn chi” với cơ quan quản lý và đóng “quỹ hoàn chi” tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước (Hình 3.11). Việc ký quỹ hoàn chi môi trường đã và đang thực hiện thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là đối với những sản phẩm gây độc cho môi trường và cho sức khoẻ của cộng đồng. Việc thực hiện ký quỹ hoàn chi đối với các sản phẩm của thuốc BVTV cần phải có sự đánh giá khách quan của các nhà khoa học và các nhà quản lý, nhằm đưa ra một hình thức ký quỹ hoàn chi thích hợp đối với từng địa phương và vùng miền. Ở đây, trong quy mô của một tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất Việt Nam thì việc thực hiện kỹ quỹ hoàn chi và kiểm soát ký quỹ hoàn chi làm một việc cần thiết và có thể thực hiện được trong tương lai không xa. Khi việc ký quỹ hoàn chi được thực hiện một cách rộng rãi trên các sản phẩm của thuốc BVTV thì có thể tránh được những rủi ro về môi trường do thuốc BVTV gây nên và chúng ta có thể kiểm soát tốt các loại chất thải do thuốc BVTV tạo ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kết quả điều tra cho thấy người dân đã tạo được thói quen sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép lưu hành, nhưng cách thức sử dụng thuốc BVTV của nông dân hiện vẫn chưa đúng kỹ thuật, thể hiện qua việc (1) nhiều hộ chưa có địa điểm lưu trữ thuốc an toàn, (2) nông dân còn sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất và (3) xử lý sai kỹ thuật đối với thuốc BVTV còn dư và các dụng cụ sau khi sử dụng. Chính hiện trạng trên đã góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường của địa phương cũng như gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của chính những người sử dụng thuốc BVTV.

Dựa trên kết quả khảo sát về mức độ hiệu quả của các hình thức tuyên truyền đối với nông dân, khi xây dựng nội dung tuyên truyền tại An Giang nên tập trung tiếp cận hai hình thức có hiệu quả cao nhất theo hướng (1) lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sử dụng thuốc do các cơ quan chức năng, hội – đoàn thể tổ chức và (2) xây dựng cơ chế tận dụng các kênh quảng cáo của các đại lý phân phối thuốc BVTV đang hoạt động tại địa phương.

Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV cho thấy trong canh tác lúa 3 vụ trong vùng đê bao có phát hiện dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất và nước với hàm lượng chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, một số hợp chất hiện nay chưa có tiêu chuẩn nên không thể so sánh được. Không phát hiện dư lượng có gốc Clo trong môi trường.

Trong lúa có hiện tượng tích luỹ dư lượng thuốc BVTV, đặc biệt trường hợp Phú Tân và Thoại Sơn có hiện tượng tích luỹ dư lượng với nồng độ cao của

chlorpyrifospermethrin. Tuy nhiên, hai hợp chất này chưa có trong danh mục của QCVN 15:2008/BTNMT, nên không thể so sánh.

Một số hợp chất đã cấm sử dụng nhưng vẫn tìm thấy trong các mẫu phân tích như 2,4’DDE, dieldrin trong ruộng đối chứng của mô hình kiểm soát thuốc BVTV. Điều này có thể gây nên hiện tượng tích luỹ với nồng độ cao trong hệ sinh thái và cả con người trong thời gian dài, vì các hợp chất này rất khó bị phân huỷ và chuyển hoá ở trong môi trường.

Việc thiết lập và vận hành mô hình kiểm soát thuốc BVTV đã đạt được một số kết quả khả quan. Thứ nhất là hạn chế sử dụng thuốc BVTV gây ảnh hưởng xấu đến môi trường canh tác, thứ hai là năng suất và lợi nhuận kinh tế mang lại của các mô hình kiểm soát. Ngoài ra, trong quá trình canh tác có sự kiểm soát hoặc hạn chế sử dụng thuốc BVTV đã làm cho người dân nhận thấy việc sử dụng thuốc quá liều lượng có thể không mang lại một lợi ích đáng kể nào, thậm chí còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng nếu việc lạm dụng thuốc BVTV diễn ra trong thời gian dài.

Kiến nghị

Thuốc BVTV hữu ích đối với nông nghiệp, tiêu diệt các sâu hại làm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều mặt tiêu cực gây ảnh hưởng không ít đối với các thành phần môi trường, đến nguồn nước, sức khỏe con người, vật nuôi, các động vật có ích trong nông nghiệp, có thể làm phát sinh thêm nhiều bệnh dịch mới đã ảnh hưởng không ít đến năng suất cây trồng. Vì vậy, chúng ta cần khuyến cáo nông dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng thời vụ và khi cần thiết

mới sử dụng thuốc BVTV. Khuyến khích nông dân sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên để giảm bớt nguy hại cho môi trường sống.

Ứng dụng mô hình kiểm soát thuốc BVTV trong canh tác lúa 3 vụ trong đê bao để hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong môi trường và trong sản phẩm gạo. Thực hiện tốt biện pháp phòng trừ tổng hợp, ứng dụng rộng rãi chương trình IPM, chương trình "1 phải 5 giảm" như phải sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống, phân đạm, thuốc BVTV, nước tưới, thất thoát sau thu hoạch.

Thường xuyên theo dõi dự báo bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với thăm đồng, phát hiện sớm các ổ dịch hại ở diện hẹp, dùng thuốc BVTV phòng trừ kịp thời có hiệu quả hạn chế sự lây lan của bệnh. Bố trí lịch thời vụ thích hợp để tránh điều kiện khí hậu xấu.

Cần phải mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân về chương trình sử dụng thuốc BVTV. Xử lí các loại thuốc chậm phân hủy ngoài việc lưu tồn dư lượng độc hại trên nông sản có sử dụng thuốc.

Các cơ sở sản xuất cần nâng cao trách nhiệm của mình trong quá trình sản xuất thuốc BVTV. Các cơ quan ban ngành chuyên môn cần có nhiều biện pháp và giải pháp khắc phục tình trạng thuốc BVTV sử dụng ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường để đi đến một nền nông nghiệp bền vững, môi trường xanh, sạch và an toàn.

Nghiên cứu áp dụng “ký quỹ hoàn chi” đối với thuốc BVTV trong quá trình sản xuất, phân phối, sử dụng và thu hồi rác thải do sử dụng thuốc BVTV gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

1. Bassil KL, Vakil C, Sanborn M, Cole DC, Kaur JS, Kerr KJ, 2007. Cancer health effects of pesticides: systematic review. Can Fam Physician 53 (10): 1704–11. 1. Gilden RC, Huffling K, Sattler B, 2010. Pesticides and health risks. J Obstet

Gynecol Neonatal Nurs 39(1): 103–10.

2. Hodgson, E., 2004. A textbook of modern toxicology, 3rd Ed. A John Willey & Sons, Inc., Publication.

3. Jeyaratnam J, 1990. Acute pesticide poisoning: a major global health problem. World Health Stat Q 43 (3): 139–44.

4. Jurewicz J, Hanke W, 2008. Prenatal and childhood exposure to pesticides and neurobehavioral development: review of epidemiological studies. Int J Occup Med Environ Health 21 (2): 121–32.

2. Jeyaratnam J, 1990. Acute pesticide poisoning: a major global health problem. World Health Stat Q 43 (3): 139–44.

3. Miller GT, 2004. Sustaining the Earth, 6th edition. Thompson Learning, Inc. Pacific Grove, California. Chapter 9, Pages 211-216.

5. Sanborn M, Kerr KJ, Sanin LH, Cole DC, Bassil KL, Vakil C, 2007. Non-cancer health effects of pesticides: systematic review and implications for family doctors. Can Fam Physician 53 (10): 1712–20.

4. US Environmental, 2007. What is a pesticide? epa.gov. Retrieved on September 15, 2007.

6. U.S. Environmental Protection Agency, 2007. Pesticides: Health and Safety. National Assessment of the Worker Protection Workshop #3.

Tiếng Việt

5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2012. Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch 5 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tư số 10/2012/BNNPTNT ngày 22/02/2012 về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Hà Nội, 2012.

7. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2007. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chỉ (Pb) trong rau xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Khoa học tự nhiên Tp.HCM.

7. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng. Hà Nội. NXB Khoa học Kỹ thuật.

8. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2002. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông Nghiệp.

9. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và CS, 2004. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất và nước. Tạp chí Y học thực hành tập XIV số 4, trang 97.

8. Phạm Huy Dũng, Nguyễn Văn Thường, 2004. Thuốc trừ sâu và ngộ độc thuốc trừ sâu ở Việt Nam. Hà Nội.

10. Trần Thái Hòa, 2005. Khái quát về thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam. Hội thảo quốc gia bệnh cây và sinh học phân tử. Hà Nội. NXB Nông Nghiệp. 9. Trần Văn Hai, 2008. Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật. Đại học Cần

Thơ,

10. Nguyễn Tuấn Khanh, 2010. Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Thái Nguyên.

11. Nguyễn Sỹ Lâm, 2009. Định hướng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường ở An Giang. Chi Cục Bảo vệ thực vật An Giang.

12. Nguyễn Ngọc Ngà, 1994. Tình hình ô nhiễm môi trường hóa chất bảo vệ thực vật. Bài tham luận hội thảo "Ảnh hưởng của hóa chất trừ sâu lên sức khỏe con người ở Việt Nam". Tổ chức tại Hà Nội từ 27-28/04/1994.

13. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy, 2007. Giáo trình Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

14. Đặng Xuân Phi, Đỗ Kim Chung, 2012. Đánh giá rủi ro thuốc BVTV thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh An Giang.

Tài liệu từ internet

16.Báo Sức khỏe và Đời sống, 2010. Thuốc bảo vệ thực vật, ám ảnh chất

“hủy diệt xanh”. http://suckhoedoisong.vn/2010113002566985p0c61/thuoc-bao-

ve-thuc-vat-am-anh-chat-huy-diet-xanh.htm

17. Chi cục thống kê tỉnh An Giang, 2008, 3/4/2013.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=496&idmid=1&itemid=1954.

18. Cổng thông tin điện tử An Giang, Điều kiện tự nhiên, 2013.

http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0 BnE18nIwM_I_2CbEdFAHOEdAw!/

19. Cục Bảo vệ Thực vật, 2011. Nông dân tự chế thuốc trừ sâu rầy.

http://suckhoedoisong.vn/2010113002566985p0c61/thuoc-bao-ve-thuc-vat-am- anh-chat-huy-diet-xanh.htm.

20. Minh Duy, 2007. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng đồng: S.O.S!

http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=20082

21. Nguyễn Thị Diệu Linh, 2011. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm môi trường.http://sonongnghiepvaptntquangtri.gov.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=210&Itemid=152.

22. Phương Liễu. 2006. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là đầu độc đất đai. Báo Đồng Nai.http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.jsp?

11. Trần Thanh Hiệp, 2012, Thực trạng và các biện pháp giảm thiểu rác thải nông nghiệp. http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/

23. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 3/4/2013.

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/.

12. Sở TNMT TP HCM, chi cục BVMTTPHCM, 2010. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.http://hepa.gov.vn/content/tintuc_chitiet.php?

catid=341&subcatid=0&newsid=354&langid=0.

24. Võ Thị Hồng Thủy, 2008. Kết quả bước đầu phân tích dư lượng thuốc BVTV trên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w