Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp nước ta sâu bệnh, chuột, cỏ dại là mối đe dọa lớn nếu không tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Thiệt hại do các loại sinh vật gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20 - 25% năng suất cây trồng, có khi lên đến 50% (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000).
Để phòng trừ sinh vật gây hại nói trên, trong những năm qua nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó biện pháp sử dụng thuốc BVTV được sử dụng nhiều nhất. Theo thống kê của Sở Tài Nguyên Môi Trường, lượng hợp chất BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1986 – 1990 khoảng 13 nghìn – 15 nghìn tấn (Hoàng Lê, 2003) và thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10,300 tấn lên 33,000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45,000 tấn và năm 2005 là 50,000 tấn (Phương Liễu, 2006). Đây là con số đáng báo động.
Lượng thuốc BVTV sử dụng ngày càng tăng đã làm ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là ô nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng. Thực tế cho thấy nước ao nuôi tôm và kênh rãnh cấp nước tại 07 điểm ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, tất cả các mẫu nước đều tồn tại thuốc BVTV và có 70% mẫu vượt quá mức quy định (Đỗ Hoàng Oanh, 2007).
Tỉnh Vĩnh Long, các sông, rạch vùng trồng lúa xã Trung Chánh, Thuận An, Mỹ Thuận và vùng trồng rau xã Tân Quới, Thành Lợi trong nước có gốc Clo hữu cơ và một số hóa chất độc hại khác vượt mức cho phép (Trung Chánh, 2007). Các vùng sản xuất nông nghiệp tại lưu vực sông Cầu sử dụng rộng rãi các loại phân hóa học khoảng 500,000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào sông, kênh rạch chiếm khoảng 33% (Hoa xuong rong, 2007).
Sự ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc BVTV gây nhiều nguy hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và con người chúng ta, vấn đề này phải sớm giải quyết để đảm bảo cho môi trường sống xanh, sạch, đẹp và tiến đến nền nông nghiệp bền vững.
Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp là chính và thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu, độ ẩm rất thuận lợi cho sâu bọ, các loại côn trùng phát triển. Để bảo vệ cây lương thực hoa màu và cây công nghiệp không bị dịch hại, nông dân đã sử dụng nhiều thuốc BVTV. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân được cây trồng tiếp nhận. Một số sẽ lan truyền ảnh hưởng trực tiếp nguồn nước mặt trên sông, rạch, ao, hồ và một số tích lũy trong đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Trong sản xuất nông nghiệp, nông dân lạm dụng các loại phân bón hóa học, các chất BVTV nhưng không tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, vứt bừa bãi bao bì đựng phân bón hóa chất, thải bừa bãi ngay tại ruộng hoặc gom lại vứt xuống sông, rạch, kênh, mương ô nhiễm nguồn nước là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy nguồn nước không chỉ ô nhiễm một nơi mà nhiều nơi và nghiêm trọng.
Giữa tháng 6-2007, thông tin từ Bộ Thương mại cho biết: Khoảng 300 tấn gạo tẻ của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đã bị phát hiện có dư lượng chất acetamiprid 0.03 ppm, vượt mức cho phép (0.01ppm). Thông tin này khiến nhiều đơn vị xuất khẩu gạo lo ngại. Tuy nhiên, qua kiểm tra mới đây, cơ quan chức năng hoàn toàn không thấy dư lượng acetamiprid trong gạo Việt Nam... Cục BVTV đã phân tích 3 mẫu gạo trên cho kết quả: Không phát hiện dư lượng acetamiprid trong 3 mẫu gạo lưu.
Vấn đề đặt ra, tại sao Nhật Bản nói có acetamiprid, còn Việt Nam kiểm tra không thấy? Ông Phạm Minh Sang - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía nam - cho rằng: Cách test kiểm tra dư lượng acetamiprid giữa Nhật Bản và Việt Nam không khác nhau, đều dùng sắc ký khối phổ phân tích, nên khẳng định kết quả phân tích của Việt Nam là chính xác.
Hơn nữa, acetamiprid là loại kháng sinh diệt rầy xanh, côn trùng trong trồng lúa. Chất này tiêu huỷ nhanh. Do đó, kết quả cho thấy gạo Việt Nam không tồn dư lượng acetamiprid tới mức 0.03 ppm là có cơ sở để tin cậy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về gạo, không lấy đó mà chủ quan. Sự kiện này cho thấy hơn bao giờ hết, cần phải có quy định, cơ chế kiểm tra chất lượng cho hạt gạo VN, trước khi ra thế giới, đặc biệt với thị trường Nhật Bản - một trong 10 thị trường gạo lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam. Bất cứ một sơ suất xảy ra, đều dẫn tới việc mất thị trường này mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất khẩu gạo của quốc gia.
1.7. Tổng quan về An Giang
1.7.1. Điều kiện tự nhiên
1.7.1.1. Vị trí địa lý
An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3536.7km², đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp gần 107,628 km², phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km², phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường biên giới khoảng 69,789 69,789, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ chiều dài đường biên giới gần 44,734 km².
Hình 1.4. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh.
Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập.
An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi. Trong đó nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Vùng đất này được phù sa bồi tụ hằng năm, có đặc tính chung là chứa nhiều hữu cơ, ít pH, ít bị bào mòn, xâm thực, rất thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
1.7.1.3. Đặc điểm về sông ngòi, chế độ thủy văn
An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0.72 km/km2.
Các sông chính: Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Vàm Nao. Ngoài ra còn có sông Bình Di và sông Châu Đốc. Sông Bình Di là một nhánh của sông Hậu, tách ra tại xã Khánh Bình, huyện An Phú, chảy đến xã Vĩnh Hội Đông, dài khoảng 10 km. Sông Châu Đốc là một phụ lưu của sông Hậu, bắt đầu từ xã Vĩnh Hội Đông, nơi giao nhau giữa sông Tà
Keo (chảy từ Campuchia qua) và sông Bình Di, chảy qua xã Đa Phước, đến thị xã Châu Đốc thì nhập vào sông Hậu, dài khoảng 18 km.
Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Kông. Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 – 2.5 m, thời gian ngập lụt từ 2.5 - 4 tháng. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
1.7.1.4. Khí hậu
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa, mưa vào mùa này chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt.
Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nước vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ như: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp người dân yên tâm sống chung với lũ
1.7.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội
1.7.2.1. Dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2,151,000 người, mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh có 24,011 hộ dân tộc thiểu số, với 114,632 người, chiếm 5.17% tổng dân số toàn tỉnh.
1.7.2.2. Kinh tế
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, diện mạo nền kinh tế của tỉnh An Giang đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tổng GDP của tỉnh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 1985 - 2005 là 11,7%. GDP toàn tỉnh đạt khoảng 230 triệu USD vào năm 1990, và 1,130 triệu USD vào năm 2005. GDP bình quân đầu người tăng từ 125 USD năm 1990 lên gần 510 USD năm 2005.
Theo thông tin từ văn phòng UBND tỉnh, 9 tháng đầu năm 2008, tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 13.45%, ước tính cả năm tăng 14.46%, cao hơn mức tăng trưởng của cùng kỳ nhiều năm trước. Các lĩnh vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá: khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 8.27%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 15.45%, khu vực
Thương mại - Dịch vụ tăng 16,15%. GDP bình quân đầu người đạt 14.63 triệu đồng, tăng trên 2.7 triệu đồng/người so năm 2007).
Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, thế mạnh kinh tế của An Giang là sản xuất nông nghiệp. Do chú trọng đầu tư khai thác tài nguyên đất đai, sông nước, ngành nông nghiệp của tỉnh không ngừng phát triển qua các năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, thường xuyên đứng đầu khu vực và cả nước. Năm 2007, đạt 6,465.5 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), dẫn đầu cả nước.
Diện tích gieo trồng năm 1975 là 233,878 ha, trong đó diện tích lúa chiếm 93%, phần lớn là canh tác 1 vụ lúa mùa nổi. Đến nay, diện tích gieo trồng của tỉnh đạt hơn 566,525 ha, trong đó lúa 557,290 ha, chiếm 98.37%. Sản lượng lúa từ 465,440 tấn năm 1975, nay đã lên tới 3.8 triệu tấn, cao nhất nước.
An Giang nằm ở thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu, có diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản. Theo thông tin của Tổng cục Thống kê, năm 2007, toàn tỉnh có khoảng 2,600 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Năm 2005, sản lượng cá nuôi của tỉnh đạt 170.000 tấn, tăng gấp nhiều lần so với con số 6,500 tấn vào năm 1976. Thủy sản trở thành mặt hàng chủ lực thứ hai, đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Những năm qua, tỉnh cũng đã phủ xanh đồi trọc vùng núi và khôi phục rừng tràm vùng đồng bằng. Hình thành những vùng sinh thái cải thiện môi trường vùng Bảy Núi và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Năm 2007, toàn tỉnh có khoảng 14,000 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 600 ha, còn lại là rừng trồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của tỉnh đạt 77.7 tỷ đồng (Theo giá so sánh năm 1994).
1.7.3. Hiện trạng canh tác lúa tại An Giang
An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa của An Giang không ngừng gia tăng, đã đóng góp không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực của cả nước. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 353,675.89 ha, chiếm khoảng 8,9 % diện tích ĐBSCL. Diện tích đất nông nghiệp là 279,966.24 ha, chiếm tỷ lệ 79 % diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích gieo trồng của tỉnh An Giang năm 2011 đạt 662,500 ha, trong đó diện tích lúa Thu Đông (lúa vụ 3) là 84,289 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 6.3 tấn/ha (Sở NN& PTNN An Giang, 2011).
Từ những năm 1990, tỉnh An Giang đã triển khai xây dựng hệ thống đê bao chống lũ ở nhiều tiểu vùng sinh thái. Đặc biệt là sau trận lũ lịch sử năm 2000, tỉnh An Giang đã đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống đê bao ngăn lũ triệt để. Ngoài chức năng bảo vệ con người và cơ sở hạ tầng, hệ thống đê bao triệt để góp phần phát triển lúa 03 vụ. Đến nay tỉnh An Giang đã xây dựng xong 572 tiểu vùng đê bao với tổng chiều dài 3,778 km, kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất cho hơn 242,264 ha. Theo đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa 3 vụ tỉnh An Giang đến năm 2015, số tiểu vùng đê bao triệt để của toàn tỉnh sẽ tăng lên 425 tiểu vùng, kiểm soát triệt để cho 192,536 ha lúa, chiếm
khoảng 71.37% diện tích đất nông ngiệp của toàn tỉnh (Sở NN&PPNT An Giang, 2011). Xu hướng xây dựng đê bao kiểm soát lũ triệt để nhằm mở rộng diện tích lúa 3 vụ ở các địa phương trong tỉnh ngày càng tăng.
Thoại Sơn là huyện có diện tích đê bao triệt để sản xuất lúa 03 vụ lớn nhất tỉnh An Giang. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện là 99,827 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 98,123 ha. Cùng với xu hướng xây dựng hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt để sản xuất lúa 03 vụ của tỉnh An Giang, từ năm 2001 huyện Thoại Sơn đã triển khai và tổ chức thực hiện đề án đê bao kiểm soát lũ, nạo vét hệ thống kênh nội đồng. Đến năm 2009, Thoại Sơn đã cơ bản hoàn chỉnh việc đầu tư nạo vét kênh, mương và xây dựng hệ thống đê bao chống lũ triệt để dài 1,006 km, đảm bảo cho 31,280 ha diện tích sản xuất lúa vụ 03 ở 104 tiểu vùng. Từ đó sản lượng lúa tăng thêm gần 200.000 tấn. Nâng tổng sản lượng lúa hàng năm của huyện đạt 600,000 tấn (tăng gấp 6 lần so với năm 1987). Thoại Sơn trở thành địa phương dẫn đầu về năng suất lúa (đạt 18 tấn/ha/năm) và có sản lượng lương thực cao nhất tỉnh An Giang. Hiệu quả của việc tăng từ 02 vụ lúa lên 03 vụ lúa/năm đã tạo việc làm cho trên 30,000 lao động trong 03 tháng mùa nước nổi, năng giá trị sản xuất đạt 62 triệu đồng/ha/năm, vượt 12 triệu đồng so mức bình quân của tỉnh An Giang. Theo quy hoạch tổng thủy lợi tổng thể của tỉnh An Giang, đến năm 2015 huyện Thoại Sơn sẽ hoàn chỉnh 106 tiểu vùng đê bao triệt để, đảm bảo phục vụ sản xuất lúa vụ 03 với tổng diện tích lên đến 33,539 ha (Sở NN và PTNT An Giang, 2011).
1.7.4. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại An Giang
Để tăng năng suất và chất lượng nông sản, mỗi năm người nông dân sử dụng một