Xây dựng mô hình ứng dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO (Trang 41)

Xây dựng mô hình theo các giải pháp đã đề xuất để kiểm chứng hiệu quả của mô hình. Quy mô mô hình từ 0.5 – 2 ha (quy mô này được xem hợp lý và đủ điều kiện áp dụng trong thực tế) thực hiện trong 1 vụ lúa với 3 mô hình được bố trí ở 3 huyện nghiên cứu.

Kiểm tra thu mẫu phân tích kiểm chứng. Chỉ kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong 2 mẫu đất (đầu và cuối vụ), 2 mẫu nước (đầu và cuối vụ) và 3 mẫu lúa (1 lần sau khi thu hoạch). Tổng số mẫu phân tích như sau:

+ Mẫu đất : 2 mẫu/mô hình x 3 mô hình = 6 mẫu + Mẫu nước : 2 mẫu/mô hình x 3 mô hình = 6 mẫu + Mẫu gạo : 3 mẫu/mô hình x 3 mô hình = 9 mẫu

Sau đó điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hình 2.1. Mô hình kiểm soát thuốc BVTV 2.2.9. Tổ chức tập huấn chuyển giao

Tổ chức tập huấn cho nông dân, cán bộ xã, huyện và tỉnh (27 nông dân, 3 cán bộ, tập huấn trong 1 ngày) về mô hình và các giải pháp khả thi cho sản xuất lúa bền vững trong vùng đê bao. Việc tập huấn được thực hiện tại Hội trường Liên Đoàn Lao Động tỉnh An Giang vào ngày 12/7/2013.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra xã hội học

Kết quả điều tra được phân tích và tổng hợp dựa vào 150 phiếu trả lời. Theo kết quả điều tra và khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV trong vùng canh tác lúa 3 vụ, trong đê bao đang diễn biến theo chiều hướng xấu, đó là việc sử dụng các loại thuốc khó phân huỷ trong môi trường. Điều này sẽ dẫn đến việc tích luỹ thuốc BVTV trong môi trường đất, nước và sản phẩm gạo.

3.1.1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trong vùng đê bao

Tại khu vực nghiên cứu, có tổng cộng 16 tên thương phẩm thuốc BVTV được nông dân sử dụng phổ biến (Bảng 3.1). Một tín hiệu tích cực từ thói quen chọn lựa thuốc BVTV của nông dân là việc tất cả các thương phẩm được sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bảng 3.1. Các thuốc BVTV sử dụng phổ biến tại khu vực nghiên cứu

STT TÊN THƯƠNG PHẨM CÔNG

DỤNG

NẰM TRONG DANH MỤC CHO PHÉP

1 SOFIT 300 EC Trừ cỏ Có

2 ABATIMEC 18EC Trừ sâu Có

3 OSHIN 20 WP Trừ rầy nâu Có

4 ANVIL 5SC Trừ bệnh Có

5 TILT SUPER 300 EC Trừ bệnh Có

6 AMISTAR TOP 325SC Trừ bệnh Có

7 DIBUTA 60EC Trừ cỏ Có

8 CHESS 50WG Trừ rầy nâu Có

9 ABVERTIN 3.6EC Trừ sâu Có

10 CHIEF 260EC Trừ sâu Có

11 TAKUMI 20WG Trừ sâu Có 12 FUAN 40EC Trừ bệnh Có 13 FILIA 525SE Trừ bệnh Có 14 SNAIL 700WP Trừ ốc Có 15 NOMINEE 10SC Trừ cỏ Có 16 NATIVO 750WG Trừ bệnh Có

Theo số liệu điều tra được thể hiện qua hình 3.1, có thể nhận thấy có 4 nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là Tilt super 300 EC (trừ bệnh), Chess 50WG (trừ rầy nâu), sofit 300EC (trừ cỏ) và Chief 260EC (trừ sâu).

Hình 3.1. Tần suất các loại thuốc được sử dụng bởi người dân

Các nguyên nhân chính tác động đến thói quen lựa chọn thuốc tại khu vực nghiên cứu của nông dân chủ yếu là do công tác tuyên truyền của các tổ chức hữu quan (hội nông dân, chính quyền xã...), thông qua tổ chức các hội thảo tập huấn và công tác quảng bá thương hiệu của các nhà phân phối thuốc BVTV (Hình 3.2).

Hình 3.2. Địa điểm giải đáp thắc mắc cho nông dân

Một trong những điểm đáng chú ý của kết quả phỏng vấn là tác động lan tỏa đối với những kinh nghiệm sử dụng thuốc từ những nông hộ canh tác hiệu quả, cả trong việc lựa chọn thương phẩm cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc (Hình 3.2). Điều này thể hiện thông qua tỉ lệ người dân không tìm đến các cơ quan chức năng để giải đáp các thắc mắc về thuốc BVTV, mà chủ yếu tìm biện pháp giải quyết thông qua trao đổi kinh nghiệm với những nông hộ khác chiếm đến 42% (với tổng số 63 người được khảo sát), hoặc được hướng dẫn sử dụng thuốc bởi các đại lý (36%). Tuy nhiên, những nơi có hoạt động của các tuyên truyền viên thì nông dân sẵn sàng tiếp cận và được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy định. Cuộc khảo sát cũng cho thấy trình độ của cán bộ khuyến nông tại khu vực nghiên cứu tương đối tốt vì thế có đến 84/87 trường hợp nông dân tìm đến sự tư vấn và người dân hài lòng với kết quả tư vấn, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn (chỉ có 3 trường hợp lựa chọn không hài lòng).

3.1.2. Những bất cập trong quá trình sử dụng thuốc của nông dân

Hình 3.3. Tỉ lệ người dân được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc

Một thực tế đáng lo ngại trong việc sử dụng thuốc của người nông dân là tỉ lệ những người không được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV rất cao, chiếm 41% (Hình 3.3), và cũng chính việc chưa được hướng dẫn sử dụng đầy đủ này đã dẫn đến hai vấn đề bất cập trong thói quen sử dụng thuốc BVTV của nông dân như sau:

3.1.2.1. Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo

Theo kết quả khảo sát trên 150 nông hộ thể hiện tại hình 3.4, việc sử dụng quá liều thuốc BVTV là nội dung cần được quan tâm nhất vì có đến 62% (chiếm 97/150 nông dân được khảo sát) thừa nhận có sử dụng thuốc BVTV quá liều lượng khuyến cáo. Hiện tượng sử dụng thuốc quá liều có thể liên quan đến tập quán cũng như sự tin tưởng của người dân vào chức năng của thuốc. Khi phun lần thứ nhất, không thấy giảm sâu/bệnh, người dân lại tiếp tục phun lần 2, lần 3. Hoặc cũng có thể đảm bảo việc diệt trừ sâu/bệnh và tiết kiệm sức lao động, nên người dân phun 1 lần với liều lượng cao. Bên cạnh đó, quá trình phỏng vấn nông dân cũng cho thấy hầu hết những người được khảo sát có xu hướng tự ý pha nhiều loại thuốc với nhau không theo hướng dẫn của tài liệu để tiết kiệm nhân công cho việc phun thuốc. Đây là điều không được phép trong kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV vì có thể làm giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc tạo ra những hợp chất gây cháy lá và tác động xấu đến sức khỏe người nông dân.

Hình 3.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân

3.1.2.2. Chưa đảm bảo an toàn sau khi sử dụng thuốc

Việc đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi sử dụng thuốc BVTV là quan trọng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, nông dân tại địa phương chưa làm tốt công tác này đối với thuốc chưa sử dụng hết, lẫn bao bì, chai lọ và các dụng cụ sau khi phun thuốc. Qua bảng 3.2, có thể thấy rõ tình hình này khi thuốc BVTV còn dư sau khi phun hết diện tích ruộng đều được người nông dân xử lý theo hai cách (1) phun tiếp cho đến khi hết thuốc (77%) hoặc (2) để nguyên trong bình và chờ đến đợt phun thuốc tiếp theo (23%). Cả hai cách làm trên đều tiềm ẩn những nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người. Vì nếu tiếp tục phun cho hết lượng thuốc còn dư, vô tình người nông dân lại tiếp tục nâng cao liều lượng sử dụng vốn đã vượt mức khuyến cáo; còn nếu giữ nguyên lượng thuốc còn dư trong bình xịt và chờ đến đợt phun tiếp theo thì có khả năng làm thay đổi hoạt tính của thuốc trong thời gian lưu trữ, dẫn đến những tác động tiêu cực chưa lường trước được. Tình trạng bất cập trên kết hợp việc chỉ có 49% nông hộ có khu vực lưu trữ cách ly dành cho thuốc BVTV và các dụng cụ phục vụ cho việc phun thuốc, lại càng nâng cao nguy cơ phát sinh những rủi ro do thuốc bảo vệ thực vật gây ra, đặc biệt là việc ngộ độc thuốc đối với trẻ em.

Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân tại địa phương cũng có những biểu hiện của việc chưa có ý thức bảo vệ môi trường sau khi sử dụng thuốc. Nông dân thường xuyên súc rửa dụng cụ phun thuốc và đổ nước thải ngay tại ruộng lúa (chiếm 71%); và thải bỏ bao bì của các loại thuốc tại ruộng (47%). Hai thói quen trên đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong cây lúa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những người tham gia canh tác. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, nông dân đang dần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thu gom các loại bao bì sau khi sử dụng thuốc (53%). Nhưng ở đây chỉ dừng lại ở việc thu gom còn xử lý bằng cách nào thì người dân vẫn chưa

biết cách xử lý hoặc chưa có trạm xử lý bao bì trong vùng để người dân có thể mang đến xử lý.

Bảng 3.2. Cách thức xử lý thuốc và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân Nội dung khảo sát Cách xử lý của nông dân Tỉ lệ lựachọn

Cách xử lý thuốc còn dư Phun tiếp đến hết thuốc 77%

Để lại đến lần sau 23%

Nơi bảo quản thuốc Có khu vực bảo quản cách lyKhông có khu vực bảo quản cách ly 49%51% Cách xử lý dụng cụ

Không súc rửa 29%

Súc rửa ngay sau khi phun (nước sau

khi súc được xả ra ruộng) 71%

Cách xử lý bao bì (chai, lọ) Thu gomBỏ lại tại ruộng 53%47% Thông qua những bất cập trong việc sử dụng thuốc BVTV của người nông dân địa phương, nhóm nghiên cứu đã xác định được những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động nông nghiệp (mà cụ thể là trồng lúa) tại địa phương bao gồm: (1) tăng dư lượng thuốc BVTV trong lúa, (2) tăng nguy cơ ngộ độc thuốc và (3) gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và đất.

3.1.2.3. Nhận định của nông dân về tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe

Nhìn chung, người nông dân cũng nhận thấy những vấn đề môi trường phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác cây lúa tại đây. Mối quan tâm này được thể hiện cụ thể qua hình 3.5, khi hai vấn đề được quan tâm hàng đầu lần lượt là thu gom, xử lý rác (với 63 lựa chọn chiếm 32%) và ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp (44 lựa chọn chiếm 22%) đều ít nhiều có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và sử dụng thuốc BVTV. Một điều đáng lưu tâm là có đến 77% nông dân lựa chọn kết quả này do nhận định trên quan sát chứ không phải tác động bởi thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Khi khảo sát sâu hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương, có đến 58% người được khảo sát cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là thuốc bảo vệ thực vật, và tác động chủ yếu đến môi trường nước tại các ruộng canh tác dẫn đến một số bệnh ngoài da cho nông dân khi tiếp xúc.

Hình 3.5. Vấn đề môi trường được quan tâm tại địa phương

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy mặc dù đa số nông dân nhận định tình hình ô nhiễm môi trường tại địa phương là chưa cao (80% số người được khảo sát) nhưng số lượng nông dân có cùng mối quan tâm đến các vấn đề môi trường phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa tại địa phương lại không nhỏ. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc đầu tư nhiều hơn cho công tác quản lý và hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật.

3.2. Kết quả phân tích chất lượng đất và nước

3.2.1. Kết quả phân tích chất lượng đất

Chất lượng đất có ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây, việc thâm canh 3 vụ trong vùng đê bao đã sử dụng khá nhiều các hợp chất nông hóa gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất canh tác. Trong khuôn khổ đề tài này, phân tích một số chỉ tiêu chất lượng đất để làm cơ sở đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến môi trường đất. Kết quả phân tích được trình bày ở các bảng 3.3, 3.4 và 3.5.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng đất ở Chợ Mới (Kiến An)

KH mẫu pH Dung trọng (g/cm3) Chất hữu cơ (%) Humic (%) Đ.CM 1A 5.61 1.45 3.34 2.12 Đ.CM 1B 5.72 1.55 3.56 2.23 Đ.CM 1C 5.86 1.64 3.61 2.28 Đ.CM 2A 5.29 1.51 3.51 2.26 Đ.CM 2B 5.21 1.74 3.47 2.34 Đ.CM 2C 5.35 1.62 3.65 2.39 Đ.CM 3A 5.82 1.35 3.21 1.91

Đ.CM 3B 5.97 1.43 3.32 2.12

Đ.CM 3C 6.12 1.49 3.47 2.24

Ghi chú: CM: Chợ Mới; A và B đất ruộng trong đê bao; C: đất ngoài đê bao (môi trường). Mỗi kết quả lặp lại 3 lần.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng đất ở Phú Tân

KH mẫu pH Dung trọng (g/cm3) Chất hữu cơ (%) Humic (%) Đ.PT 1A 5.22 1.39 3.09 1.94 Đ.PT 1B 5.31 1.42 3.35 2.01 Đ.PT 1C 5.06 1.21 2.87 1.86 Đ.PT 2A 4.92 1.26 2.92 1.87 Đ.PT 2B 5.38 1.34 3.12 1.92 Đ.PT 2C 5.05 1.15 2.68 1.69 Đ.PT 3A 5.21 1.45 3.27 2.15 Đ.PT 3B 5.27 1.48 3.31 2.05 Đ.PT 3C 5.19 1.35 3.07 1.85

Ghi chú: PT: Phú Tân; A và B đất ruộng trong đê bao; C: đất ngoài đê bao (môi trường). Mỗi kết quả lặp lại 3 lần.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng đất ở Thoại Sơn

KH mẫu pH Dung trọng (g/cm3) Chất hữu cơ (%) Humic (%) Đ.TS 1A 5.56 1.54 3.02 1.91 Đ.TS 1B 5.91 1.47 3.38 1.97 Đ.TS 1C 5.02 1.29 3.32 2.24 Đ.TS 2A 5.43 1.32 2.97 1.81 Đ.TS 2B 5.36 1.51 3.15 1.82 Đ.TS 2C 5.59 1.24 2.98 1.81 Đ.TS 3A 6.03 1.22 2.32 1.79 Đ.TS 3B 5.23 1.36 2.96 1.92 Đ.TS 3C 5.21 1.39 3.43 2.03

Ghi chú: TS: Thoại Sơn; A và B đất ruộng trong đê bao; C: đất ngoài đê bao (môi trường). Mỗi kết quả lặp lại 3 lần.

Qua kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy, tính chất đất của các vùng canh tác đảm bảo chất lượng cho việc cach tác lúa. Nhìn chung, pH đất dao động trong khoảng 5 – 6, khoảng giá trị này thích hợp với việc trồng lúa và giá trị pH đo được phù hợp với các

kết quả nghiên cứu trước đây. Hàm lượng chất hữu cơ và humic đạt tiêu chuẩn đất canh tác lúa, do đó năng suất lúa có thể đạt được năng suất tối đa. Tuy nhiên, khi so sánh số liệu phân tích giữa các vùng, có thể nhận thấy, chất lượng đất ở Chợ Mới tốt hơn so với 2 vùng còn lại dựa vào hàm lượng chất hữu cơ và chỉ số humic. Qua kết quả phân tích này cũng cho thấy đất canh tác ở vùng trong đê báo đang có xu hướng giảm về mặt chất lượng khi so sánh với đất ở ngoài đê bao. Có thể thấy thuốc BVTV một phần nào đó đã ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ chất thải của vi sinh vật trong đất làm cho độ mùn của đất giảm ở vùng canh tác trong đê bao.

3.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước

Chất lượng nước trong và ngoài đê bao được phân tích để đánh giá ảnh hưởng của quá trình canh tác và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường nước. Đồng thời phân tích khả năng tự làm sạch của môi trường nước sau mỗi vụ khác nhau. Kết quả phân tích được trình bày qua các bảng 3.6, 3.7 và 3.8.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước trong vùng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn cho tưới tiêu nông nghiệp (QCVN 39: 2011/BTNMT). Tuy nhiên, chất lượng nước từ các cánh đồng thải trực tiếp vào môi trường không đảm bảo mục đích sử dụng cho sinh hoạt. Đặc biệt hàm lượng amonia trong một số mẫu nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (QCVN 02:2009/BYT). Chỉ tiêu oxy hoà tan và tổng chất rắn lơ lững ở một số mẫu vượt quá tiêu chuẩn nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT).

Bảng 3.6. Chất lượng nước ở Chợ Mới

KH mẫu pH (mgODO2/L ) Độ dẫn (mS/m) Độ đục (NTU) TSS (mg/l) N (mg/l) P (mg/l) N.CM 1A 6.32 1.2 91.4 163 97 0.1 0.2 N.CM 1B 6.2 0.67 91.6 155 75 3.4 0.85 N. CM 1C 6.12 4.27 13.6 51 28 1.15 0.18 N.CM 2A 6.21 1.67 86.7 135 42 0.1 0.34 N.CM 2B 6.25 2.03 82.1 126 64 1.3 0.97 N.CM 2C 5.93 4.18 14.8 56 23 0.65 0.21 N.CM 3A 5.97 1.56 97.5 119 55 0.2 0.25 N.CM 3B 6.15 1.98 92.4 108 65 1.2 0.92

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w