1.6.2.1. Tác hại của chất độc tới cây trồng
Dùng hoá chất ở liều lượng quá cao làm cho tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của giống bị giảm sút, cây phát triển kém, rễ ngắn, màu sắc không bình thường.
Theo quy luật chung, tác động của chất độc đến cây trồng phụ thuộc vào thành phần cấu trúc, đặc điểm của chất đó, phụ thuộc vào đặc điểm của cây trồng và những điều kiện ngoại cảnh.
Khi cây trồng bị hại có hai hiện tượng: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Nguyên nhân gây ra các tác hại: do chất lượng thuốc, các giai đoạn phát triển, cũng như đặc tính sinh lý của cây trồng hay phương pháp sử dụng thuốc.
Do đó, trong việc sản xuất thuốc người ta chú ý tới chỉ tiêu hóa trị liệu là một chỉ số nói lên mức độ an toàn đối với thực vật của một loại thuốc khi sử dụng tính theo công thức:
K: chỉ tiêu hóa trị liệu ( K càng nhỏ thì loại thuốc đó càng an toàn đối với cây). C: liều gây chết tối thiểu đối với dịch hại.
T: liều tối đa của thuốc mà cây có thể chịu được.
1.6.2.2. Tác dụng kích thích của chất độc
Ở nồng độ thấp, một số thuốc có tác dụng kích thích nhất định đối với sinh trưởng của cây trồng. Nâng tỷ lệ mọc, cải thiện sự phát triển của bộ rễ như thuốc 666 1% phun lên mạ làm rễ phát triển, tăng chiều cao cây và diện tích đồng hóa, làm cho cây ra hoa sớm, trái chín sớm, chống đổ ngã (Kitazin).
Nguyên nhân do: thúc đẩy nhanh trao đổi chất của cây trồng, tăng cường quang hợp và hô hấp, sự có mặt của các nguyên tố vi lượng, hoạt động của các vi sinh vật đất.