Chiến lược phát triển bền vững của Nhật Bản

Một phần của tài liệu phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 34)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Chiến lược phát triển bền vững của Nhật Bản

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ và khủng hoảng tr m trọng: năng lượng thiếu, lạm phát phi m , thất nghiệp gia tăng… Nhưng nhờ có đường lối đúng đ n: “kinh tế là trên hết”, tất cả “hướng về sản xuất”, nền kinh tế Nhật Bản đ nhanh chóng vượt qua giai đoạn tái thiết (hàn g n vết thư ng chiến tranh) để bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao: 6,9%/năm giai đoạn 1952-1960 và đặc biệt cao 10%/năm trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đ u thập kỷ 70, Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thể giới, chỉ đứng sau Mỹ và EU. Song tăng trưởng đối với nền kinh tế Nhật Bản không phải là không có điểm dừng. Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật Bản b t đ u suy thoái. Do vấp phải 3 cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1973-1975, 1981-1982, 1985-1986 dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm sút nhanh và liên tục: năm 1983 đạt 3,2%, năm 1993 đạt 0,3% và đến năm 1998 tăng trưởng -0,7%. Từ năm 2000, bức tranh tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trở nên t sáng sủa. Hàng loạt công ty uy t n, nổi tiếng thế giới như Mitsubishi, Hitachi… r i vào tình cảnh khó khăn, có trường hợp lâm vào tình trạng phá sản như h ng Nissan, một số tổ chức tài ch nh, ngân hàng bị phá sản hoặc thôn t nh…Trải qua những thăng tr m trong phát triển kinh tế, mặc dù vẫn là một cường quốc kinh tế, nhưng Nhật Bản đ và đang phải đối mặt với nhiều thách thức về: kinh tế, x hội và môi trường. Những thách thức buộc ch nh phủ Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược phát triển của đất nước theo hướng phát triển bền vững.

Để thực hiện thành công công cuộc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh, tiến tới đuổi kịp và vượt các nước công nghiệp phát triển, Nhật Bản đ tổ chức lấy ý kiến, thảo luận rộng r i về chiến lược phát triển kinh tế từ các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các quan chức Ch nh phủ và địa phư ng. Thực chất là xác định mục tiêu đ được cụ thể hoá trong ch nh sách phát triển kinh tế g n với phát triển x hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nhật Bản đ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - x hội bền vững bao gồm 6 lĩnh vực sau:

Ch nh sách quản lý c u vĩ mô: đó là ch nh sách kinh tế theo những tiêu chuẩn c bản của Mỹ, trọng tâm là ch nh sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản cũng như của thế giới. Hàng năm, Cục Quy hoạch kinh tế Nhật Bản cho xuất bản hai cuốn sách: “sách tr ng về kinh tế” và “sách tr ng về kinh tế thế giới”. Đó ch nh là những quan điểm ch nh thống, hướng dẫn cộng đồng kinh doanh theo đường lối của Ch nh phủ.

Ch nh sách công nghiệp: bản chất của ch nh sách công nghiệp là trọng cung, giúp khu vực tư nhân phát triển các ngành công nghiệp mới, khi nền kinh tế Nhật Bản gia nhập vào thị trường thế giới. Ch nh sách công nghiệp nhằm 2 mục tiêu:

- Phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu đặc biệt quan trọng ở mỗi giai đoạn phát triển.

- Hỗ trợ các ngành công nghiệp yếu kém tái cấu trúc c cấu, giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nh (có chọn lọc một số ngành) cải tiến công nghệ và quản lý để tồn tại và phát triển.

Ch nh sách phân phối: đây là ch nh sách mang t nh điều tiết phát triển nền kinh tế g n với phát triển bền vững về mặt x hội rất rõ: Ch nh phủ Nhật Bản chú ý tới chủ nghĩa bình đẳng trong phúc lợi của nhân dân. Ch nh sách phân phối hướng đến ngăn ngừa những lệch lạc trong phân phối thu nhập và phúc lợi, đảm bảo không ngừng cải thiện phúc lợi cho nhân dân. Trong đó ch nh sách thuế thể hiện rõ chủ trư ng của Ch nh phủ, hệ thống thuế của Nhật Bản đánh thuế thừa kế rất nặng, thu thuế thu nhập luỹ tiến cao, tạo nên sự phân phối phúc lợi bình đẳng, giảm d n khoảng cách giàu nghèo. Ngoài ra một số ch nh sách đưa ra c n chú trọng những khoản trợ cấp cho những gia đình không may m n, cùng với hệ thống chăm sóc y tế rộng r i, đặc biệt là những người già trên 70 tuổi được chăm sóc y tế miễn ph , chú ý tới những người nghèo ở vùng nghèo (Hokkaido và Okinawa) thông qua các ch nh sách kinh tế khác.

Ch nh sách phát triển vùng: ch nh sách phát triển vùng của Nhật Bản hướng tới phát triển đồng đều tư ng đối, phát huy thế mạnh của từng vùng, tránh phát triển tập trung quá mức KCN ở các thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Tokyo; ngăn ngừa tình trạng cách biệt quá mức về trình độ phát triển giữa các vùng và các khu đô thị. Trọng tâm của ch nh sách phát triển vùng là xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể

quốc gia, thiết kế và hướng dẫn phân bổ các hoạt động công nghiệp và dân số theo vùng hướng mạnh về phát triển bền vững.

Ch nh sách nhân lực và giáo dục: ch nh phủ Nhật Bản nhận thức rất rõ được sự c n thiết, t m quan trọng của ch nh sách tác động đến cung – c u lao động cho nền kinh tế. Mọi chủ trư ng, đường lối phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục đều thể hiện tập trung trong cuốn “sách tr ng về giáo dục”, “sách tr ng về lao động” và “khảo sát c bản về giáo dục”.

Ch nh sách nghiên cứu và triển khai (R&D): sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đ từng được mệnh danh là đất nước của “vay mượn” công nghệ phư ng Tây, rồi cải tiến những công nghệ đó. Vì vậy, ch nh phủ quyết tâm xây dựng ch nh sách R&D, hướng tới khuyến kh ch các nhà khoa học sáng chế thông qua nhiều biện pháp, trong đó nổi bật là tăng chi ngân sách cho nghiên cứu và triển khai, trọng dụng nhân tài, khuyến kh ch nghiên cứu công nghệ mới, sử dụng t nguyên liệu để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để thực hiện các ch nh sách nêu trên, Nhật Bản đ thực hiện các biện pháp:

- Phân công trách nhiệm đối với các ch nh sách phát triển:

+ Quản lý c u vĩ mô: Bộ Tài ch nh chịu trách nhiệm ch nh, Cục Quy hoạch kinh tế, Ngân hàng Nhật Bản phối hợp thực hiện.

+ Ch nh sách công nghiệp: Bộ Thư ng mại quốc tế và Công nghiệp chịu trách nhiệm ch nh, Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phối hợp thực hiện.

+ Ch nh sách phân phối: Bộ Phúc lợi.

+ Ch nh sách nhân lực và giáo dục: Bộ Giáo dục

+ Ch nh sách phát triển vùng: Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm ch nh, Bộ Giao thông và Liên lạc, Cục Quản lý đánh giá, C quan phát triển Hokkaido và C quan phát triển Okinawa phối hợp thực hiện.

+ Ch nh sách R&D: Cục Khoa học và kỹ thuật.

+ Việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ban ngành đối với những chính sách phát triển tạo nên một sự thống nhất chung, có thể kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - x hội và bảo vệ tài nguyên môi trường ở từng vùng, địa phư ng và giữa các ngành, các tổ chức x hội, tạo sự đồng thuận, nhất tr giữa các tổ chức c quan.

- Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể quốc gia và kế hoạch phát triển vùng theo từng giai đoạn với những mục tiêu cụ thể, có sự điều chỉnh phù hợp.

- Sử dụng các công cụ thực hiện chiến lược phát triển bền vững:

+ Sử dụng công cụ pháp luật: định hướng và b t buộc tuân thủ pháp luật hướng tới phát triển bền vững.

+ Sử dụng công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, nhất là các ch nh sách về tài ch nh, tiền tệ, giá cả để điều tiết hành vi của từng người dân, của toàn x hội hướng tới phát triển bền vững.

+ Sử dụng các phư ng tiện thông tin đại chúng: hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục nhằm phát triển bền vững kinh tế, x hội và bảo vệ môi trường.

- Huy động tổng lực các lực lượng tham gia phát triển bền vững như các tổ chức x hội: phụ nữ, thanh thiếu niên, nông dân, công nhân, công đoàn, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, tôn giáo…

- Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững

+ Hỗ trợ tài ch nh và hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

+ Cam kết thực hiện tốt Chư ng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Đánh giá một cách tổng quát, xây dựng chiến lược phát triển bền vững ở Nhật Bản là một quá trình lịch sử, cụ thể và phát triển. Không phải ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đ nhận thức và thực hiện chiến lược phát triển bền vững toàn diện cả về kinh tế, x hội và môi trường. Ở thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản chỉ chú trọng phát triển kinh tế bằng mọi giá, chưa thực sự t nh đến vấn đề x hội, đặc biệt là về môi trường. Khi Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới, nhiều vấn đề đặt ra gay g t: làm gì và làm thế nào để nền kinh tế không suy thoái – khủng hoảng, thuyết phục người dân c n mẫn, sáng tạo trong sản xuất? Làm gì và làm thế nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?... Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững một cách toàn diện, Nhật Bản đ phải điều chỉnh các chiến lược phát triển, trong đó rõ nhất là từ thập kỷ 90(Thế kỷ XX) trở lại

- Khuyến kh ch lối sống thân thiện với môi trường.

- Hình thành và phát triển các đô thị phát triển hiện đại, bền vững. - Phát triển hệ thống kinh tế, x hội g n kết hài hoà với môi trường.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển bền vững quốc gia và bảo vệ môi trường toàn c u, thông qua hỗ trợ vốn, khoa học – công nghệ cho các nước đang phát triển và các nước nghèo cùng chung sức thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thúc đẩy phát triển bền vững toàn c u. Trên thực tế, chư ng trình nghị sự 21 của Nhật Bản đ thực hiện l n đ u tiên vào năm 1993.

1.2.2. Chương trình hành động phát triển bền vững của New Zealand

Nếu như phát triển bền vững của Nhật Bản được xây dựng thông qua chiến lược phát triển bền vững quốc gia, thì Ch nh phủ New Zealand phê duyệt Chư ng trình hành động quốc gia phát triển bền vững (Programme of Action) nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các c quan Ch nh phủ đi đúng khái niệm phát triển bền vững và mọi quyết định của Ch nh phủ phải đảm bảo mong muốn của các thế hệ hôm nay và mai sau.

Chư ng trình hành động thiết lập một hệ thống các nguyên t c hoạt động cho việc xây dựng ch nh sách, đ i h i Ch nh phủ phải chịu trách nhiệm với các hệ quả về kinh tế, x hội, môi trường và văn hoá của các quyết định. Yêu c u được chú ý là:

- Tập trung vào những hệ quả dài hạn.

- Tìm kiếm cách giải quyết đổi mới đ i h i sự hỗ trợ lẫn nhau h n là tập trung vào một lĩnh vực.

- Sử dụng những nguồn thông tin tốt nhất phục vụ cho quyết định.

- Lưu ý đến những vấn đề rủi ro, thiếu ch c ch n khi đưa ra các quyết định. - Khuyến kh ch minh bạch, công khai và tham gia của những ai có liên quan. - Quan tâm đến tác động mang t nh toàn c u cũng như đối với New Zealand. - Giảm thiểu sức ép tăng trưởng kinh tế với môi trường.

- Hạn chế tác động đến môi trường, bảo vệ sinh thái và khuyến kh ch quản lý lồng ghép: đất, nước, nguồn sinh thái.

- Hợp tác với đối tác nhằm đưa người Maori (người bản xứ) tham gia vào quá trình quyết định.

- Quyền con người, luật và đa dạng văn hoá.

Chư ng trình hành động tập trung áp dụng thực tế của phát triển bền vững vào những vấn đề chủ yếu: chất lượng và phân bố nước; năng lượng; thành phố bền vững; đ u tư vào trẻ em, thế hệ trẻ.

Phát triển bền vững phải là hạt nhân của các ch nh sách của Ch nh phủ. Đây là loại văn bản nhằm tập trung và định hướng ch nh sách của Ch nh phủ cho phát triển bền vững.

Bài học từ New Zealand có thể thấy rất cụ thể thông qua quyết tâm đ i h i mọi ch nh sách của ch nh phủ ban hành đều phải quan tâm đến kh a cạnh phát triển bền vững. Phát triển bền vững không phải chỉ trong t m nhìn trước m t của ch nh sách của ch nh phủ mà phải đặt trong tổng thể t m nhìn dài hạn và có sự lồng ghép với nhiều ch nh sách. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định ch nh sách, quyết định đ u tư thường t quan tâm. Hay câu h i thẩm định về “đánh giá tác động bền vững như thế nào” thường thiếu luận cứ và không được coi là trọng số khi xây dựng, phê duyệt ch nh sách.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Từ cách tiếp cận về phát triển bền vững của một số quốc gia trên thế giới chúng ta thấy mỗi quốc gia đều có một cách tiếp cận riêng với phát triển bền vững. Nhưng mọi quốc gia đều thống nhất cho rằng để phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào vai tr l nh đạo của Nhà nước, Ch nh phủ là rất quan trọng:

+ Xây dựng năng lực đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển bền vững, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững: xác định mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững trong hiến pháp; xây dựng và ban hành hệ thống luật, các văn bản dưới luật; đảm bảo việc thực hiện luật trên thực tế.

+ Huy động các nguồn lực đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển bền vững - Vai tr l nh đạo của nhà nước, ch nh phủ là rất quan trọng, nhưng nó không thể hành động nếu thiếu sự tham gia rộng r i của cộng đồng và sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan (yếu tố con người). Phát triển bền vững hàm chứa nội

để phát triển bền vững c n huy động sự tham gia rộng r i và đồng thuận của toàn dân từ các nhà l nh đạo, quản lý các cấp, các nhà khoa học, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và mọi t ng lớp dân cư… Muốn vậy, ngoài các biện pháp về hành ch nh, luật pháp c n tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và tất cả các bên có liên quan trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nưc.

- Phát triển bền vững có nội dung rất rộng lớn. Do đó, xác định rõ nội dung phát triển bền vững với các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch là rất c n thiết. Xác định rõ nội dung vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước m t trong phát triển bền vững, với các điều kiện kinh tế - x hội - nguồn lực cho phép, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi để từng bước thực hiện tổng thể chiến lược phát triển bền vững. Nói cách khác, phát triển bền vững c n có lộ trình thực hiện phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - x hội của đất nước và trong từng giai đoạn cụ thể, các lĩnh

Một phần của tài liệu phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)