Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường nội địa của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu Kim Chung (Trang 49)

XNK NGUYÊN PHỤ LIỆU KIM CHUNG 3.1 Định hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam

3.4. Một số kiến nghị.

3.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước.

-Nhà nước cần đổi mơi phương thức quản lý, ban hành chính sách đãi ngộ đối với người lao động nhằm nâng cao hiệu quả của ngành.

-Nhà nước cần có cơ chế thoáng hơn trong việc vay vốn của các doanh nghiệp, nhất là trong việc hỗ trợ lãi suất vay vốn Ngân hàng.

-Nhà nước cần hoàn thiện và hợp lí hóa hệ thống pháp luật.

-Nhà nước cần có những quy định luật pháp về vấn đề hàng nhái hàng giả triệt để để có tính trừng phạt cao hơn để tránh tâm lí e ngại của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất hoặc bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới.

-Chính phủ cần cho phép sản xuất dâu tằm tơ, bông xơ được hưởng chính sách ưu đãi để nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho dệt may được đáp ứng một cách tốt nhất.

-Nhà nước cần có chính sách quy hoạch phát triển các khu trồng nguyên vật liệu như: bông, tơ tằm, lụa thành khu chuyên môn hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu trong nước.

-Nhà nước có chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển: công nghiệp dệt, công nghiệp nhuộm- Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí xúc tiến hỗn hợp trong chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”

3.4.2. Kiến nghị với Bộ Công thương

-Bộ cần nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò cũng như ảnh hưởng của mình đối với các doanh nghiệp, thường xuyên nghe ý kiến của các doannh nghiệp về các tồn tại, vướng mắc trong quá trình kinh doanh để giảm tiêu cực, tạo tiền để hoạt động tốt cho các doanh nghiệp.

-Bộ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội trợ trong nước và quốc tế.

-Bộ cần phải có quyết định công bằng minh bạch trong việc cấp phát, cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động .

3.4.3. Kiến nghị với Tập đoàn dệt may Việt Nam

-Tập đoàn chỉ đạo, tạo mọi điều kiện khuyến khích DN đầu tư vào các lĩnh vực cốt lõi như kéo sợi cao cấp, dệt nhuộm, công tác thị trường, đồng thời tăng cường xúc tiến mở rộng hệ thống lưu thông, phân phối. Quá trình mở rộng hệ thống phân phối của DN cần có sự hỗ trợ tích cực từ Trung ương đến địa phương về địa điểm, mặt bằng, thủ tục hành chính..

-Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phương châm “chất lượng nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội”.

-Tổ chức tốt các giải pháp chiếm lĩnh thị trường nội địa thông qua việc đầu tư siêu thị lớn, củng cố hệ thống cửa hàng và tổ chức tốt các hội chợ thời trang.

-Cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu thị trường, nâng cao khả năng đàm phán nhằm mang lại những hợp đồng lớn có giá trị hơn nữa.

-Thường xuyên tổ chức tổng kết khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

-Nắm bắt các thông tin về thị trường trong nước, thông báo cho các doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đào tạo học tập kinh nghiệm làm ăn của các doanh nghiệp sản xuất.

-Đầu tư chiều sâu, mở rộng các doanh nghiệp hiện có, đồng thời định hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa ở từng doanh nghiệp.

-Để các DN của Tập đoàn dệt-may Việt Nam phát triển đồng đều, cần tăng cường sự hỗ trợ trong nội bộ nghành thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nhau như các DN ngành dệt mua sợi sản xuất trong nước, DN nhuộm mua vải của DN dệt và DN may đặt hàng cho DN dệt, nhuộm,… Từng bước phấn đấu nâng cao hiệu quả của hệ thống sản xuất, phân phối.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ những tồn tại của Công ty CP XNK NPL Kim Chung, em đã mạnh dạn đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Marketing của Công ty. Những giải pháp đưa ra bao gồm các giải pháp thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường cũng như nguồn lực của mình, Công ty có thể sử dụng đồng thời hoặc

kết hợp một số những biện pháp đã nêu trên để có thể đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh, mang lại giá trị cho người tiêu dùng và toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Một doanh nghiệp muốn thành công phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, không ngừng tìm ra và đáp ứng những nhu cầu đó một cách nhanh nhất và tốt nhất so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này thì một phần không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh đó là chiến lược Marketing với các chính sách bộ phận: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp. Chính vì vậy mà ngày nay các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của Marketing và coi Marketing là một vũ khí cạnh tranh lợi hại.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty CPTM & XNK nguyên phụ liệu Kim Chung cần có những định hướng, chiến lược Marketing hợp lý để mở rộng thị trường và nâng cao thương hiệu của mình trong thời gian tới. Việc vận dụng các lý thuyết cơ bản về hoạt động Marketing trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược sẽ giúp Công ty xác định đúng đắn vị trí của mình trên thị trường nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành để thu được lợi nhuận ngày càng cao, đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường nội địa của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu Kim Chung (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w