9 Khăn Mặt Đông xuân
2.2. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian hoạt động của mình:
Thứ nhất, rong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, Công ty vẫn đạt được doanh thu và lợi nhuận dương. Đây là một điều mà một công ty nhỏ rất khó có thể làm được trong giai đoạn khó khăn.
Thứ hai, Công ty sản xuất đa dạng các mặt hàng tiêu dùng để phục vụ cho số lượng lớn người tiêu dùng trên phạm vi rộng, lan ra nhiều tỉnh miền Bắc. Các sản phẩm đều được đặt tên nhãn hiệu rõ ràng, dễ nhớ.
Thứ ba, chính sách giá thấp đã làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và Công ty đang gặt hái được thành công từ chính sách này.
Thứ tư, Công ty sử dụng đa dạng các kênh phân phối, kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ để nâng cao thị phần, mở rộng và phát triển thị trường. Thị phần của Công ty được mở rộng ra các tỉnh miền Bắc và đang bước đầu xâm nhập thị trường miền Trung.
Thứ năm, Công ty đã đưa ra các chính sách xúc tiến và hỗ trợ cho khách hàng qua chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, bán hàng cá nhân.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng còn chưa chủ động. Phòng kinh doanh của Công ty hầu như chỉ hoạt động nhằm tìm kiếm các đối tác đặt gia công chứ chưa nhằm mục đích đánh giá, dự báo những biến động của thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên phụ liệu. Phòng Kinh doanh chưa xây dựng được bản kế hoạch hoạt động cụ thể và mục tiêu trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nên chưa có cái nhìn tổng quan và trực diện về thị trường cũng như các đối thủ.
Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu kém, chưa chủ động trong việc tìm kiếm đối tác mà chủ yếu các bạn hàng tìm tới Công ty đặt hàng.
Công tác nghiên cứu cũng như dự báo còn yếu, chưa từng thực hiện những kế hoạch dự báo cụ thể nên chưa có kinh nghiệm. Công ty chưa có sự nghiên cứu và câp nhật thường xuyên nhu cầu của người tiêu dùng, các biến
động giá cả trên thị trường, những thay đổi của đối thủ về giá và sản phẩm mới. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty được thực hiện không đều đặn và không thường xuyên, do đó khó có thể bắt kịp được thị trường để đưa ra các chiến lược và quyết định đúng đắn.
Thêm vào đó, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đang ngày càng tạo ra nhiều các thiết bị và dây chuyền sản xuất mới. Các thiệt bị mới ra đời làm tăng năng suất lao động, đồng thời nó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các thị trường khó tính. Ngành may mặc nước ta hiện nay còn yếu so với thế giới bởi các trang thiết bị trong ngành của nước ta còn lạc hậu so với thế giới, mẫu mã của nước ta không được cải thiện trong khi yêu cầu về mẫu mã, chất lượng lại là yếu tố hàng đầu của ngành dệt may.
Trong thị trường nội địa, Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty sản xuất trong nước. Đó là các xí nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân có tên tuổi. Bên cạnh đó, Công ty còn chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm ngoại nhập. Đặc biệt ở thị trường miền Bắc, có các Công ty hàng đầu về may mặc như Công ty may Chiến Thắng, Thăng Long, Đức Giang, May 10… luôn là những đối thủ lớn mạnh nhất và đã có thương hiệu trên thị trường. Do vậy, Công ty cần phải tìm hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các Công ty đó và của Công ty mình để hoạch định chiến lược và xây dựng hướng đi phù hợp.
Đây là một điểm yếu cần được Công ty khắc phục nhanh chóng nhằm tìm kiếm thêm đối tác cũng như dự báo nhu cầu thị trường để phục vụ cho yêu cầu sản xuất của Công ty.
Thứ hai là kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được với xu hướng thời trang trên thị trường. Phần lớn các sản phẩm của Công ty vẫn còn là sản phẩm với mẫu mã đơn giản, mức giá thấp nên giá trị gia tăng của sản phẩm không cao. Sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm chất
lượng trung bình nhưng mẫu mã đa dạng của Trung Quốc, Thái Lan tràn vào thị trường nội địa.
Thứ ba là quản lý kênh phân phối còn lỏng lẻo, chưa có tính liên kết chặt chẽ cho nên việc phân phối chưa đặt hiệu quả cao, mạng lưới phân phối rộng nhưng chưa có sự liên kết và quản lý chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh đó, Công ty không có đội ngũ vận chuyển và các chính sách ưu đãi về vận chuyển đối với khách hàng.
Việc đầu tư thiết lập một mạng lưới phân phối rộng rãi đòi hỏi chi phí đầu tư lớn về hệ thống cửa hàng, kho bãi, vận chuyển, bảo quản,.. Cũng giống như hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam, hệ thống phân phối của công ty còn tồn tại 4 điểm yếu cố hữu sau: hạ tầng yếu, nhân lực yếu, vốn yếu và liên kết lỏng lẻo giữa các thành viên trong kênh.
Thứ tư, nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp. Đào tạo đội ngũ, lực lượng nhân viên bán hàng thì cần phải có thời gian và được diễn ra đều đặn, nâng cao các kỹ năng cần thiết cho nhân viên để họ hoàn thành tốt công việc của mình. Việc tuyển chọn nhân viên đang là vấn đề mà Công ty cần cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng: nếu tuyển nhân sự tại chỗ thì trình độ và điều kiện khó đáp ứng cho từng công việc và địa bàn; nếu đưa nhân sự tại các hệ thống đang có thì chi phí ăn ở, đi lại rất tốn kém.
Thứ năm, các chính sách xúc tiến hỗn hợp của Công ty chưa đa dạng và thiếu sự quảng cáo đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hình thức bán hàng cá nhân chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
* Nguyên nhân của những tồn tại
• Nguyên nhân khách quan
- Hoạt động Marketing của toàn ngành may mặc Việt Nam nhìn chung còn yếu do các doanh nghiệp này hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước nên chưa chủ động trong các hoạt động kinh doanh, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Các doanh nghiệp chủ yếu là
chờ đợi khách hàng.
- Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO mở cửa nền kinh tế các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh với lợi thế về vốn, kinh nghiệm kinh doanh đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước nhất là hệ thống phân phối bán lẻ của nước ta đã mỏng lại còn yếu.
• Nguyên nhân chủ quan
- Các hoạt động Marketing của Công ty vẫn chưa được chú trọng và chưa được đầu tư một cách thỏa đáng. Bộ phận Matketing của Công ty chưa được thành lập, cũng như chưa có đội ngũ chuyên biệt để nghiên cứu thị trường, và không có sự phân công rõ ràng cho các nhân viên. Công ty chưa có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động Marketing, Công ty chỉ coi đó là hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh và chi chú trọng vào sản xuất.
- Công ty chỉ chủ yếu thu thập các thông tin từ nguồn thứ cấp cho nên số liệu không đầy đủ, chính xác. Các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường chưa được tiến hành 1 cách khoa học và có kế hoạch cụ thể cho nên Công ty vẫn còn lúng túng trong việc tìm kiếm bạn hàng và đặc điểm thị trường mục tiêu.
- Công ty chưa chú trọng vào phát triển sản phẩm mới một cách sâu sắc.
- Hệ thống phân phối chưa có sự hoàn thiện do những nhận thức hạn chế và nguồn lực hạn chế của Công ty.
- Đội ngũ nhân viên chưa nhận được sự quan tâm của ban quản trị do Công ty chưa chú trọng việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên.
- Khả năng tài chính của Công ty có hạn nên công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và triển khai 1 số kế hoạch Marketing như phân phối, xúc tiến còn kém hiệu quả.
- Công ty chưa nhận thức đúng đắn vai trò của quảng cáo và các công cụ xúc tiến nên chưa có sự đầu tư xác đáng vào các hoạt động đó.