XNK NGUYÊN PHỤ LIỆU KIM CHUNG 3.1 Định hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam
3.3.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm * Hoàn thiện nhãn hiệu sản phẩm
* Hoàn thiện nhãn hiệu sản phẩm
Có thể nói rằng Công ty cổ phần Kim Chung đã triển khai việc hoạch định và phát triển nhãn hiệu hàng hóa chưa tốt. Công ty chưa đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của mình, truyền thông về thương hiệu còn sơ sài, khó
đảm bảo uy tín và hình ảnh thương hiệu. Vấn đề gắn hiệu trên sản phẩm chưa đem lại hiệu quả quảng cáo và kinh tế cao. Công ty nên dùng chất liệu Satin để sản xuất nhãn dệt thay vì chât liệu Taffta gây ngứa cho người sử dụng, mặc dù giá thành cao gấp gần 1.35 lần nhãn cũ nhưng lại đem lại cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng.
Công ty nên sử dụng nhãn giấy có thiết kế nổi bật hơn, không chỉ đơn điệu hai màu trắng đen khiến cho sản phẩm kém hấp dẫn. Nhãn giấy nên được làm bằng chất liệu Cuche tốt, bóng, bền với màu sắc đẹp, bố cục chặt chẽ nêu bật được ý tưởng quảng cáo và biểu tương chuông vàng của Công ty Kim Chung.
* Hoàn thiện về bao bì sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh
Bao gói sản phẩm như thế nào không chỉ là cách bảo vệ sản phẩm mà còn là cách thể hiện chất lượng sản phẩm. Với các cấp chất lượng và giá trị sản phẩm khác nhau Kim Chung nên thiết kế nhiều kiểu bảo gói sản phẩm. Trong quá trình đóng gói sản phẩm với các khâu như là, gấp, cho vào túi nilon đã được Công ty thực hiện đúng quy cách, đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên đối với những sản phẩm thông thường thì cần thêm túi đựng khi bán, túi nilon bên ngoài Công ty cũng nên cải tiến về kiểu dáng cho phù hợp hơn khi khách hàng sử dụng, màu sắc đa dạng hơn thu hút người tiêu dùng.
Bao gói sản phẩm Công ty phải đặt các cơ sở sản xuất bao bì: hộp bìa cứng lớn, hộp bìa cứng nhỏ, nilon bao gói bên ngoài, túi xách bên ngoài giới thiệu về Công ty để đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên chi phí còn cao làm cho giá thành sản phẩm tăng. Đây là vấn đề mà Công ty cần giải quyết và tính toán để giảm giá thành cho sản phẩm mà vẫn đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt hàng của khách hàng. Thực tế cho thấy bao gói cho sản phẩm may mặc là cần thiết. Nó gớp phần tạo ra hình ảnh của Công ty và nhãn hiệu. cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa, bảo vệ sản phẩm, để người tiêu dùng vận
chuyển, mang sách dễ dàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc, bao bì nhãn hiệu chất lượng cao là trợ thủ giúp các công ty giữ được thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
* Hoàn thiện về chất lượng sản phẩm cho phù hợp với từng vùng thị trường nhằm mở rộng thị trường nội địa
Hiện nay, chất lượng sản phẩm của Công ty được đánh giá là cao nhưng chưa thực sự thỏa đáng đối với mọi đối tượng khách hàng bởi cơ cấu chất lượng sản phẩm chưa tương thích. Công ty tập trung phục vụ đoạn thị trường trung bình chiếm tỷ trọng 80% và bỏ sót đoạn thị trường chất lượng cao 20%.
Mặt khác, mục tiêu mở rộng thị trường của Công ty Kim Chung sẽ không chỉ dừng lại ở những người có thu nhập trung bình, mà còn chinh phục cả những khách hàng khó tính yêu cầu sản phẩm độc đáo với chất lượng cao. Song phần lớn nguyên phụ liệu của Công ty phải nhập khẩu nên việc thiết kế mẫu mã đa dạng còn rất hạn chế. Điều này phù hợp với việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao chứ chưa phù hợp nếu đa dạng hóa sản phẩm theo cấp chất lượng.Chính vì vậy Công ty có thể hình thành các cơ sở sản xuất các cấp chất lượng khác nhau phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Công ty có thể cải tạo và nâng cấp các phân xưởng may thành các cơ sở sản xuất chuyên sâu cho các sản phẩm có phẩm cấp chất lượng khác nhau. Như vậy vừa tăng được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm do sản xuất chuyên sâu vừa thúc đẩy việc đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt hàng của khách hàng.
Một vấn đề nữa là về nguồn nguyên liệu của sản phẩm Công ty phải cố gắng dần chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu đồng thời khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt hay nhập khẩu với giá quá cao. Vải thể hiện chất lượng sản phẩm nên với loại sản phẩm chất lượng cao Công ty có thể tìm kiếm nguyên phụ liệu này bằng nguồn khác như đặt các doanh nghiệp dệt trong nước với các thông số kỹ thuật chính xác để có được vải tốt thay vì phải
nhập vải có chất lượng từ nước ngoài với khối lượng lớn mà giá thành rất cao. Với sản phẩm cấp chất lượng thấp hơn thì nên sử dụng các loại vải sẵn có trong nước để giá thành sản phẩm không bị đẩy cao.
Ngoài ra Công ty còn có thể áp dụng các biện pháp khác để quản lý chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp như:
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho quy trình quản lý chất lượng như tài chính, kỹ thuật, công nghệ và lao động.
- Tập trung vào yếu tố con người, đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định tới việc sản xuất nâng cao chất lýợng sản phẩm dịch vụ. Công ty nęn hoạch định chýőng trình đào tạo thích hợp, trang bị kiến thức về chất lượng và nâng cao chất lượng cho người lao động.
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và toàn diện trong việc quản lý nâng cao chất lượng cho mọi bộ phận thành viên trong công ty chứ không phải riêng bộ phận KCS.
- Tập trung quản lý và kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như thương mại hóa sản phẩm.
- Tiến hành so sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch. Phân tích những thông tin nhằm tìm kiếm phát hiện những nguyên nhân dẫn tới sai lệch so với chỉ tiêu kế hoạch.
* Đa dạng hóa sản phẩm: Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp Công ty không những đến gần khách hàng mà còn giảm thiểu các rủi ro khi đầu tư quá nhiều vào một số lượng ít các sản phẩm. Công việc này cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường cũng như dựa trên nguồn lực thực tế của Công ty.
* Phát triển sản phẩm mới: Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) để từ đó nghiên cứu ra các sản phẩm mới nhằm mang lại điểm khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh. Đây là công việc khó khăn và đòi hỏi có sự nghiên cứu. thử nghiệm cẩn thận trước khi có sự sản xuất đại trà một sản phẩm mới.