Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng của cá

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid và vitamin d3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) giai đoạn giống (Trang 41)

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng:

Hàm lượng lipid trong thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng cá. Cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng 12% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng cao hơn so với nghiệm thức 10%.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL

Sau 5 tuần ương, cá được cho ăn mức lipid 12% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng lần lượt là 0,95% và 12,13%/ngày, trong khi nghiệm thức 10% lipid chỉ đạt 0,42 và 6,91%/ngày (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng của cá được cho ăn lipid 12% với 14% (P > 0,05).

Hình 3.7. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRW

Khối lượng cuối (We):

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng lipid có ảnh hưởng đến khối lượng cuối của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng lipid 12% (10,67 g/con) cho khối lượng cao hơn so với mức 10% (8,7 g/con) và 14% (7,5 g/con) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của cá đạt được ở các mức lipid 10% và 14% (P > 0,05). ab a b b a ab

Hình 3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên khối lượng cuối của cá (We) 3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên hệ số thức ăn (FCR) của cá

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng lipid trong thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số thức ăn của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng lipid 12% (1,16) cho hệ số FCR thấp hơn so với các nghiệm thức lipid 10% (1,38) và 14% (1,32) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hệ số FCR giữa các nghiệm thức có hàm lượng lipid 10% và 14% (P > 0,05).

Hình 3.9. Ảnh hương của hàm lượng lipid lên hệ số FCR của cá

3.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống đoạn giống

Qua hình 3.10 có thể thấy rằng, hàm lượng lipid trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng. Sau 5 tuần ương, cá đạt tỷ lệ sống rất cao, dao động từ 95 – 98%. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở mức lipid 14%

b

a

(98,7%), thấp nhất là ở nghiệm thức 10% (95,4%). Tuy nhiên, sự khai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Hình 3.10. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tỷ lệ sống của cá

Tương tự protein, lipid cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng. Lipid có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, cấu trúc tế bào, cơ quan trong cơ thể, cấu tạo nên các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (hormone, hoạt hóa enzyme,...), dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu,... [4]. Do đó, lipid có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng.

Trong nghiên cứu hiện tại, hàm lượng lipid 12% cho khối lượng cuối, hệ số thức ăn, tốc độ sinh trưởng cao hơn so với các mức lipid 10 và 14%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Wang và CTV. [84] khi cho rằng, hàm lượng lipid

trong thức ăn thích hợp nhất với cá chim T. ovatus giai đoạn giống là 12,5%. Tương

tự, Williams và CTV. [87] cũng nhận thấy, hàm lượng lipid thích hợp cho cá chim

loài T. carolinus là 12%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng

lipid lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim có sự khác biệt lớn giữa các loài, thậm chí trong cùng một loài. Groat [33] nhận thấy, hàm lượng lipid trên 13% làm

giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim loài T. carolinus.

Trong khi đó, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các hàm lượng lipid khác nhau 6, 10, 12, 18 và 18%, Riche [67] lại cho rằng hàm lipid tốt nhất cho sinh trưởng và khả năng sử dụng thức ăn ở loài cá này là 18%.

Ở những nhóm cá khác, nhu cầu lipid cũng có sự thay đổi lớn tùy thuộc vào loài và giai đoạn phát triển. Ở cá giò giống, hàm lượng lipid 10 hay 15% cho tốc độ sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống cao hơn so với mức lipid 5, 20 hay 25% [41, 85]. Tuy nhiên, Chou và CTV. [21] lại không thấy được sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn khi cho cá giò ăn với các mức lipid 6, 9, 15 và

18%. Tuy nhiên, ở cá tráp (Sparus aurata) nhu cầu lipid cao hơn nhiều so với một

số loài cá biển, hàm lượng lipid 22 và 27% cho sinh trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với hàm lượng 15%, tuy nhiên, ở hàm lượng lipid 27%, gan cá bị nhiễm mỡ [16].

Sự khác biệt về nhu cầu lipid ở các thí nghiệm trên là do sự tương tác của lipid với các thành phần dinh dưỡng khác trong thức ăn. Do lipid, protein và carbohydrate có khả năng chuyển hóa lẫn nhau ở một mức độ nhất định, do đó, nhu cầu của các thành phần trên có sự thay đổi phụ thuộc vào các thành phần dinh dưỡng còn lại [4]. Khẩu phần thức ăn chứa 8 hay 12% lipid với cùng mức protein

42% gia tăng tốc độ sinh trưởng của cá chim loài T. carolinus giai đoạn giống [87].

Tương tự, khẩu phần thức ăn chứa 8% lipid cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn tương ứng với sự gia tăng hàm lượng protein từ 30, 35, 40 lên 45% [50]. Trong khi đó, khẩu phần thức ăn chứa hàm lượng protein và lipid quá cao (53% và 13%) làm giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim [33]. Wang và CTV. [84] cũng nhận thấy, tốc độ sinh trưởng của cá

chim loài T. ovatus gia khi hàm lượng protein gia tăng từ 37 – 49% nhưng ở cùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàm lượng lipid 6,5 hay 12,5%. Tuy nhiên, ở cùng một mức protein, tốc độ sinh trưởng của cá ở hàm lượng lipid 12,5% cao hơn so với mức 6,5%.

Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trên cá giò. Theo Craig [23] tỷ lệ thích hợp lipid và cacbonhydrate trong khẩu phần thức ăn của cá giò là 3 và 36%. Trong đó, tỷ lệ 8% lipid và 0% cacbonhydrate làm giảm tốc độ sinh trưởng cũng như hệ số chuyển đổi thức ăn của cá giò giống. Tương tự, Ducan và CTV. [28] cũng nhận thấy rằng, tỷ lệ protein và lipid tối ưu cho sinh trưởng của cá giò giống là 47 và 8%. Với những loài có khả năng sử dụng carbohydrate tốt, nhu cầu lipid trong thức ăn thấp, cá ăn động vật nhu cầu lipid cao. Tỷ lệ protein/lipid thích hợp ở nhiều loài cá dao động từ 6/1 – 7/1 [4]. Mức lipid được đề nghị trong khẩu phần thức ăn đảm bảo sự sinh trưởng của cá nói chung thường dao động trong khoảng từ 10 - 20% [2, 22].

3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 3) chim vây vàng giai đoạn giống (TN 3)

3.3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.5: Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ (oC)

Độ mặn (‰)

pH Ôxy hòa tan

(mg/L) N-NO2 (mg/L) N-NH3 (mg/L) 27 – 29 30 - 33 7,5 – 8,4 > 4,5 < 0,01 < 0,02

Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ

mặn, pH, ôxy hòa tan, N-NO2 và NH3-N của tất cả các bể thí nghiệm đều được duy

trì ổn định, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường của cá chim vây vàng giai đoạn giống.

3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ sinh trưởng của cá

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng:

Hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài của cá chim vây vàng giống. Trong đó, hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với hàm lượng 100, 115 mg/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Sau 5 tuần ương, cá được cho ăn hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn đạt tốc độ sinh trưởng 0,89%/ngày, trong khi con số này ở 2 mức vitamin còn lại lần lượt là 0,46 và 0,52%/ngày và nghiệm thức đối chứng là 0,4 (P < 0,05). Không có sự khác biệt thống kê giữa tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài cá ở các nghiệm thức bổ sung vitamin D3 100, 115 mg/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng (P > 0,05).

Hình 3.11. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ sinh trưởng SGRL

b a

b b

Tương tự, việc bổ sung vitamin giúp gia tăng đáng kể tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của cá chim vây vàng so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Trong đó, hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với hàm lượng 100 và 115 mg/kg thức ăn (P < 0,05).

Hình 3.12. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ sinh trưởng SGRW

Sau 5 tuần ương, cá được cho ăn hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn đạt tốc độ sinh trưởng 11,29%/ngày, trong khi ở hàm lượng 100, 115 mg/kg thức ăn đạt 9,74%/ngày và 9,97 %/ngày (P < 0,05). Không có sự khác biệt thống kê giữa tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng cá ở các nghiệm thức bổ sung vitamin D3 100 mg/kg và 115 mg/kg thức ăn (10,53%/ngày) (P > 0,05). Cá ở nghiệm thức đối chứng chỉ đạt tốc độ sinh trưởng đặc trưng 6,43%/ngày.

Khối lượng cuối (We):

Hình 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên khối lượng cuối của cá (We)

c a b b c a b b

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung vitamin D3 vào thức ăn giúp gia tăng đáng kể khối lượng của cá chim vây vàng khi kết thúc thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Trong đó, cá được cho ăn ở hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn (11,18 g/con) cho khối lượng cao hơn so với các mức protein 115 mg/kg (10,09 g/con), 100 mg/kg thức ăn (9,36 g/con) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của cá đạt được ở các mức vitamin D3 100 và 115 mg/kg thức ăn (P > 0,05).

3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên hệ số thức ăn FCR

Hình 3.14. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên hệ số FCR của cá

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn không ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng lipid 10%, 12%, 14% và nghiệm thức đối chứng cho hệ số FCR lần lượt là 1,34, 1,28, 1,17 và 1,41 (P > 0,05). Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, hệ số FCR giảm cùng với sự gia tăng của hàm lượng vitamin D3 bổ sung trong thí nghiệm này (P > 0,05).

3.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tỷ lệ sống của cá

Hình 3.15. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tỷ lệ sống của cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a a a a a a a a

Tương tự protein và lipid, hàm lượng vitamin bổ sung vào thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng. Sau 5 tuần ương, cá đạt tỷ lệ sống rất cao, dao động từ 95 – 97% (P > 0,05).

Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào cấu tạo nên nhiều enzyme, co - enzyme hoặc các tác nhân hỗ trợ các enzyme, tác nhân ôxy hóa,… thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Do đó, vitamin có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng [4]. Trong nghiên cứu hiện tại, việc bổ sung vitamin D3 (130 mg/kg) vào thức ăn giúp cải thiện đáng kể tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn ở cá chim vây vàng. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của

Barnett và CTV. (1982) trên cá hồi (Salmo gairdneri) và nghiên cứu của Nguyễn

Thị Hà Trang (2010) trên cá giò (Rachycentron canadum) [9, 12].

Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào thức ăn có sự thay đổi tùy theo loài cá và giai đoạn phát triển. Đối với cá hồi hàm lượng 1600 IU/kg cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với 800 IU/kg [12]. Trong khi đó, nhu cầu vitamin D3 ở cá nheo Mỹ thường dao động từ 500 – 1000 IU/kg [11, 53]. Thức ăn công nghiệp nói chung thường bổ sung hàm lượng vitamin D3 từ 1000 – 3000 mg/kg thức ăn nhằm bù đắp nguy cơ thất thoát trong quá trình chế biến và bảo quản [10]. Tuy nhiên, nhu cầu vitamin D3 trên cá giò thấp hơn chỉ 112 mg/kg thức ăn đã cho sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hệ số thức ăn [9]. Nghiên cứu hiện tại cho thấy, hàm lượng vitamin D3 thích hợp cho cá chim vây vàng giai đoạn giống là 130 mg/kg thức ăn.

Mặc dù chưa quan sát được trong nghiên cứu hiện tại cũng như thực hiện các nghiên cứu sinh hóa sâu hơn về ảnh hưởng của vitamin D3 lên cá chim vây vàng giống. Những nghiên cứu khác cho thấy, vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phốt pho ở ruột để duy trì sự khoáng hóa bình thường của xương, do đó giúp gia tăng tốc độ sinh trưởng của cá [25, 36]. Thiếu vitamin D3, cá hồi sinh trưởng chậm, gan nhiễm mỡ, khả năng hấp thụ canxi và phốt pho kém, biểu hiện co giật [8, 10]. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin D3 là nguyên nhân gây dị hình xương, hình thành sắc tố không bình thường ở một số loài cá [35,

mỏng, dễ xuất huyết, hoại tử hồng cầu, tăng phản ứng viêm, hạ can xi máu... Tuy nhiên, các dấu hiệu này sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi cho cá ăn thức ăn bổ sung vitamin D3 lại sau thời gian 4 tuần [80].

Trong khi đó, dư thừa vitamin D3 (20.000 IU/100 g thức ăn) cũng gây ra các biểu hiện bất thường như rối loạn sự hình thành sắc tố ở cá bơn Nhật Bản [38]; làm

giảm tốc độ sinh trưởng, hôn mê và da chuyển màu sậm ở cá hồi (Salvelinus

fontinalis) (3750 IU/g) [63]; hay dị hình xương ở cá cá chẽm châu Âu giai đoạn giống (42 và 120 IU VD3 /g) [25, 26]. Tuy nhiên, việc gia tăng hàm lượng vitamin

D3 trong thức ăn của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và một số loài cá hồi khác

lại không có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của những loài cá này [32, 39].

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận

Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn:

- Hàm lượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và hệ số FCR của cá chim vây vàng giai đoạn giống. Trong đó, cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 46, 49 và 52% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài, khối lượng, khối lượng cuối cao hơn và hệ số FCR thấp hơn so với hàm lượng protein 40 và 43% (P < 0,05).

- Nhìn chung, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn giữa cá được cho ăn ở mức protein 46, 49 và 52% hay 40 và 43% (P > 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ sống của cá (dao động từ 94 – 98%) giữa các nghiệm thức thức ăn chứa hàm lượng protein khác nhau. (P < 0,05).

Ảnh hưởng của hàm lượng lipid trong thức ăn:

- Hàm lượng lipid trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng giai đoạn giống. Trong đó, cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng lipid 12% cho khối lượng cuối cao hơn và hệ số FCR thấp hơn so với mức lipid 10 và 14% (P < 0,05).

- Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng cá giữa 2 nghiệm thức lipid 12 và 14% (P > 0,05). Hàm lượng lipid trong thức ăn cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức (P > 0,05).

Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid và vitamin d3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) giai đoạn giống (Trang 41)