Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid và vitamin d3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) giai đoạn giống (Trang 35)

Các chỉ tiêu đánh giá và công thức kèm theo như sau: - Xác định chỉ tiêu tăng trưởng:

+ Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRW: (%/ngày)

SGRW = t W Ln W Ln( 2) ( 1) x 100

+ Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài (SGRL: (%/ngày)

SGRL = t Ln L Ln( 2) (L1) x 100 - Tỷ lệ sống (%): TLS (%) = Y X x 100

Trong đó: X: Số lượng cá tại thời điểm xác định

Y: Số lượng cá thả ban đầu - Hệ số thức ăn (FCR):

FCR =

WG Wtasd

Trong đó: Wtasd: Khối lượng thức ăn sử dụng (g: theo khối lượng khô)

WG: Khối lượng cá gia tăng (g: theo khối lượng tươi)

Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One – way ANOVA). Sự khác biệt về giá trị trung bình của tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức được kiểm định bằng phép Duncan’s multiple range test. Sự sai khác có ý nghĩa được xác định ở mức ý nghĩa P < 0,05. Các số liệu trong thí nghiệm được trình bày dưới dạng trung bình (TB) ± Sai số chuẩn (SE).

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1)

3.1.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ (oC)

Độ mặn (‰)

pH Ôxy hòa tan

(mg/L) N-NO2 (mg/L) N-NH3 (mg/L) 26 – 29 30 - 33 7,4 – 8,3 > 4,5 < 0,01 < 0,02

Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ

mặn, pH, ôxy hòa tan, N-NO2 và NH3-N của tất cả các bể thí nghiệm đều được duy

trì ổn định, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường của cá chim vây vàng giai đoạn giống.

3.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tốc độ sinh trưởng của cá

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng:

Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng của cá chim vây vàng giống được thể hiện ở Hình 3.1 và 3.2.

Hàm lượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài của cá chim vây vàng giống. Sau 4 tuần ương, cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng protein 49% (2,38%/ngày) và 46% (2,21%/ngày) cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với mức protein 40% (1,61%/ngày), 43% (1,79%/ngày) và 52% (1,88%/ngày) (P < 0,05).

Hình 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên SGRL (%/ngày)

c

c

ab a

Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giữa cá được cho ăn thức ăn với hàm lượng protein 46 và 49%, hay 46 và 52% (P > 0,05). Tương tự, cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng protein 40 và 43% cũng không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài (P > 0,05).

Hình 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên SGRW (%/ngày)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng protein 49% (5,32%/ngày) và 46% (4,48%/ngày) cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng cao hơn so với hàm lượng 40% (3,52%/ngày), 43% (3,77%/ngày) và 52% (3,97%/ngày) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng giữa các nghiệm thức protein 49% và 46% (P>0,05). Tương tự, không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng giữa các nghiệm thức protein 40, 43, 46 và 52% (P > 0,05).

Khối lượng cuối (We):

c c ab a ab b b ab a b

Hình 3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên khối lượng cuối của cá (We)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein có ảnh hưởng đến khối lượng cuối của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng protein 49% (7,92 g/con) cho khối lượng cao hơn so với các mức protein 40, 43 và 52% (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về khối lượng cuối đạt được giữa các mức protein 46% (6,95 g/con) và 49% (7,92 g/con). Tương tự, không có sự khác biệt về khối lượng giữa các nghiệm thức 40% (4,95 g/con) và 43% (5,04 g/con) hay nghiệm thức 46% (6,95 g/con) và 52% (6,29 g/con) (P > 0,05).

3.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên hệ số thức ăn (FCR) của cá

Hình 3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein đến hệ số FCR của cá

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein có ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng protein 46% (1,06) cho hệ số FCR thấp hơn so với các nghiệm thức protein 40, 43 và 52% (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hệ số FCR giữa các nghiệm thức thức ăn 46% và 49% (1,18) protein hay các nghiệm thức 40% (1,44), 43% (1,29), 49% và 52% (1,31) protein (P > 0,05).

3.1.4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ sống của cá

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng cho thấy, hàm lượng protein không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Sau 4 tuần, cá đạt tỷ lệ sống rất cao, dao động từ 94 – 98%. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở mức protein 52% (98,72%), thấp nhất là ở mức protein 49% (94,87%). Tuy nhiên, sự khai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

b

b

a ab

Hình 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ sống của cá

Protein là phần dinh dưỡng quan trọng nhất kiến tạo nên cấu trúc cơ thể động vật nói chung và cá nói riêng. Vai trò quan trọng của chúng có thể kể đến như xây dựng nên các mô mới, thay thế các tế bào chết, tổng hợp nên các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (enzyme, hormone, kháng thể...), vận chuyển hồng cầu, cung cấp năng lượng,.... [4, 19]. Do đó, thành phần này có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá chim, đặc biệt là giai đoạn còn non, đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu [33, 49, 50, 67, 84]. Nhu cầu protein ở cá chim vây vàng giống có sự thay đổi khác nhau tùy theo loài và giai đoạn phát triển, dao động từ 30 – 60% [50, 52, 84].

Trong nghiên cứu hiện tại, hàm lượng protein 49% cho tốc độ sinh trưởng cao nhất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không có sự khác biệt với tốc độ sinh trưởng so với các mức protein 46% và 52%. Điều này cho thấy, hàm lượng protein tốt nhất cho sinh trưởng của cá chim vây vàng không thấp hơn 46%. Kết quả này

tương tự với một số nghiên cứu khác trên các loài cá chim như T. ovatus (49%) hay

T. carolinus (45%) [50, 84]. Để đạt được tốc độ sinh trưởng tối đa, hàm lượng protein cung cấp cần thỏa mãn nhu cầu của cá, dao động từ 40 – 50% ở các loài cá dữ [44, 59, 77, 88].

Trong nghiên cứu hiện tại, có thể thấy một xu hướng chung rằng, tốc độ sinh trưởng và hệ số FCR đạt được tốt hơn cùng với sự gia tăng hàm lượng protein. Điều này tương tự với nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng protein trên các loài cá biển nói chung và cá chim nói riêng. Lazo và CTV [50] nghiên cứu ảnh

hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn 30, 35, 40 và 45% trên loài T. carolinus

giai đoạn giống cho thấy, tốc độ sinh trưởng của cá, hệ số chuyển đổi thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng protein, đạt được cao nhất ở

mức protein 45%. Tương tự, Wang và CTV. [84] nghiên cứu trên loài T. ovatus giai

đoạn giống với hàm lượng protein 33, 37, 41, 45 và 49% cũng cho thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối và hệ số chuyển đổi thức ăn tốt hơn cùng với sự gia tăng của hàm lượng protein, đạt được cao nhất ở hàm lượng protein 49%.

Hàm lượng protein quá cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Trong nghiên cứu này, cá chim vây vàng được cho ăn ở hàm lượng protein 40 và 43% cho tốc độ sinh trưởng chậm hơn và hệ số thức ăn cao hơn so với các mức protein cao hơn (46, 49, 52%). Điều này tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên một số loài cá chim khác [50, 52, 67, 84]. Protein là thành phần kiến tạo nên cấu trúc cơ thể động vật nói chung, do đó, hàm lượng protein thấp là nguyên nhân làm giảm tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của sự thiếu hụt protein trong thức ăn đối với sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cá biển. Các dấu hiệu điển hình của thiếu hụt protein có thể kể đến sinh trưởng chậm, giảm tỷ lệ sống, tăng tỷ lệ dị hình ở cá, dị tật xương, cong vẹo xương sống, mất nắp mang và dị tật hàm dưới [4, 91]. Trong trường hợp thiếu protein, nguồn protein ăn vào chủ yếu được sử dụng cho việc cung cấp năng lượng cho hoạt động bình thường của cá, do đó, protein cung cấp cho việc xây dựng cấu trúc cơ thể sẽ giảm, hậu quả làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá [4]. Tuy nhiên, sự dư thừa protein cũng làm giảm sinh trưởng của cá liên quan đến sự bão hòa các axít amin trong ruột. Không giống như các thành phần lipid và carbohydrate, cơ thể cá không có cơ chế tích lũy các sản phẩm protein dư thừa từ thức ăn trong cơ thể mà đào thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Sự dư thừa hàm lượng protein không những không tăng tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá mà còn làm gia tăng chi phí thức ăn cũng như ô nhiễm môi trường [4, 93].

Trong nghiên cứu này, các mức protein khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng. Điều này có thể do thời gian nghiên cứu chưa đủ để cho thấy sự khác biệt. Thông thường, sự ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng của thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá có thể được thể hiện trong một thời gian dài sau khi cho cá ăn. Các nghiên cứu trên cá chim cũng cho thấy xu hướng

tương tự, hàm lượng protein không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim giống trong thời gian từ 4 – 8 tuần thí nghiệm [50, 84].

Từ kết quả nghiên cứu này có thể thấy rằng, hàm lượng protein bổ sung vào thức ăn cá chim giai đoạn giống từ 46 – 49% nhằm đạt được sinh trưởng tối đa và giảm chi phí thức ăn. Nghiên cứu về nhu cầu protein của động vật thủy sản nói chung, Lại Văn Hùng [4] nhận thấy, khả năng tiêu hóa protein trong thức ăn của động vật thủy sản nói chung tốt nhất khi hàm lượng protein ở mức nhu cầu. Chính vì vậy, mức protein đề xuất trong nghiên cứu này nên là 46%. Mặc dù không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống giữa các mức protein 49 – 52% trong nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng của các mức protein này lên hiệu quả sử dụng thức ăn, năng lượng tích lũy, hàm lượng thức ăn ăn vào, năng lượng tích trữ, hàm lượng nitơ tích trữ, hàm lượng protein trong thức ăn và trong cơ thịt của cá, hệ số gan,... [67, 84]. Đây chính là cơ sở để khẳng định thuyết phục hơn hàm lượng protein nào thích hợp hơn đối với sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim giống.

3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 2) vây vàng giai đoạn giống (TN 2)

3.2.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ (oC)

Độ mặn (‰)

pH Ôxy hòa tan

(mg/L) N-NO2 (mg/L) N-NH3 (mg/L) 27 – 30 30 - 33 7,5 – 8,5 > 4,5 < 0,01 < 0,02

Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ

mặn, pH, ôxy hòa tan, N-NO2 và NH3-N của tất cả các bể thí nghiệm đều được duy

trì ổn định, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường của cá chim vây vàng giai đoạn giống.

3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng của cá

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng:

Hàm lượng lipid trong thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng cá. Cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng 12% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng cao hơn so với nghiệm thức 10%.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL

Sau 5 tuần ương, cá được cho ăn mức lipid 12% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng lần lượt là 0,95% và 12,13%/ngày, trong khi nghiệm thức 10% lipid chỉ đạt 0,42 và 6,91%/ngày (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng của cá được cho ăn lipid 12% với 14% (P > 0,05).

Hình 3.7. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRW

Khối lượng cuối (We):

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng lipid có ảnh hưởng đến khối lượng cuối của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng lipid 12% (10,67 g/con) cho khối lượng cao hơn so với mức 10% (8,7 g/con) và 14% (7,5 g/con) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của cá đạt được ở các mức lipid 10% và 14% (P > 0,05). ab a b b a ab

Hình 3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên khối lượng cuối của cá (We) 3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên hệ số thức ăn (FCR) của cá

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng lipid trong thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số thức ăn của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng lipid 12% (1,16) cho hệ số FCR thấp hơn so với các nghiệm thức lipid 10% (1,38) và 14% (1,32) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hệ số FCR giữa các nghiệm thức có hàm lượng lipid 10% và 14% (P > 0,05).

Hình 3.9. Ảnh hương của hàm lượng lipid lên hệ số FCR của cá

3.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống đoạn giống

Qua hình 3.10 có thể thấy rằng, hàm lượng lipid trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng. Sau 5 tuần ương, cá đạt tỷ lệ sống rất cao, dao động từ 95 – 98%. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở mức lipid 14%

b

a

(98,7%), thấp nhất là ở nghiệm thức 10% (95,4%). Tuy nhiên, sự khai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Hình 3.10. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tỷ lệ sống của cá

Tương tự protein, lipid cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng. Lipid có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, cấu trúc tế bào, cơ quan trong cơ thể, cấu tạo nên các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (hormone, hoạt hóa enzyme,...), dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu,... [4]. Do đó, lipid có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng.

Trong nghiên cứu hiện tại, hàm lượng lipid 12% cho khối lượng cuối, hệ số thức ăn, tốc độ sinh trưởng cao hơn so với các mức lipid 10 và 14%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Wang và CTV. [84] khi cho rằng, hàm lượng lipid

trong thức ăn thích hợp nhất với cá chim T. ovatus giai đoạn giống là 12,5%. Tương

tự, Williams và CTV. [87] cũng nhận thấy, hàm lượng lipid thích hợp cho cá chim

loài T. carolinus là 12%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng

lipid lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim có sự khác biệt lớn giữa các loài, thậm chí trong cùng một loài. Groat [33] nhận thấy, hàm lượng lipid trên 13% làm

giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim loài T. carolinus.

Trong khi đó, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các hàm lượng lipid khác nhau 6, 10, 12, 18 và 18%, Riche [67] lại cho rằng hàm lipid tốt nhất cho sinh trưởng và khả năng sử dụng thức ăn ở loài cá này là 18%.

Ở những nhóm cá khác, nhu cầu lipid cũng có sự thay đổi lớn tùy thuộc vào loài và giai đoạn phát triển. Ở cá giò giống, hàm lượng lipid 10 hay 15% cho tốc độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid và vitamin d3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) giai đoạn giống (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)