2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid, vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801) giai đoạn giống.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein: 40, 43, 46, 49, 52% Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid:10, 12, và 14% Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3: 0, 100, 115, 130 (mg/kg thức ăn ). Các chỉ tiêu đánh giá:
- Tốc độ sinh trưởng: We, SGRL, SGRW
- Hệ số thức ăn: FCR - Tỷ lệ sống: SR
2.2.2. Bố trí thí nghiệm
2.2.2.1. Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong các bể composite đáy bằng có thể tích 120 L/bể, được sơn đen phía trong, thể tích nước cấp là 100 L/bể. Nước biển được bơm vào 2
bể 5 m3, xử lý chlorine với nồng độ 30 ppm và sục khí liên tục kết hợp với phơi
nắng để loại bỏ hết dư lượng chlorine. Hệ thống bể nuôi được sục khí 24/24 giờ. Nước biển có độ mặn 30 - 33‰ chảy liên tục qua hệ thống tuần hoàn. Hệ thống này được đặt trong nhà, thời gian chiếu sáng trong ngày theo chế độ chiếu sáng tự nhiên.
Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm
2.2.2.2. Thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu thí nghiệm chính gồm bột cá, bột đậu nành, cám gạo, dầu mực, dầu đậu nành, vitamin tổng hợp premix, khoáng và một số các chất bổ sung khác (Thành phần và tỷ lệ xem phụ lục). Cách chế biến thức ăn:
Hình 2.2. Quy trình chế biến thức ăn
Các nguyên liệu được cân theo tỷ lệ của từng nghiệm thức, sau đó được phối trộn với nhau, cho thêm nước cất để đạt được một hỗn hợp dẻo. Hỗn hợp dẻo này được ép viên qua máy ChuSheng Foods của Đài Loan với các kích cỡ viên thức ăn khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn sau khi ép viên
được rải đều ra các khay, sau đó đưa vào tủ hấp cách thủy trong vòng 5 phút trước
khi cho vào tủ sấy. Thức ăn được làm khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 60oC trong vòng
12 tiếng, sau đó tiến hành tạo viên cho phù hợp với kích cỡ miệng của cá. Thức ăn
được bảo quản trong các túi nilon ở nhiệt độ âm 20oC.
Hình 2.3. Phối trộn và hấp thức ăn
2.2.2.3. Nguồn cá giống
Cá chim vây vàng đưa vào thí nghiệm được sản xuất giống nhân tạo ngay tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản. Cá giống được ấp nở và ương từ nguồn cá bố mẹ cho kích thích sinh sản tại Vũng Ngán. Trứng sau khi chuyển về được ấp nở và ương đến giai đoạn 4 cm/con tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản Đường Đệ. Cá có kích cỡ ban đầu 4 cm/con, được thả nuôi với mật độ 30 con/bể (100 L). Cá đưa vào thí nghiệm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, vận động linh hoạt, màu sắc tự nhiên tươi sáng, không dị hình hay có dấu hiệu lạ trên thân, không bị xây sát,… Nguồn cá cho một thí nghiệm có nguồn gốc như nhau, kích thước đồng đều để hạn chế tối đa sai sót trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
2.2.3. Bố trí thí nghiệm
2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1) trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1)
Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức khác nhau tương ứng với 5 mức protein trong thức ăn (40, 43, 46, 49 và 52%). Trong thí nghiệm này, hàm lượng lipid được cố định trong thức ăn là 12%. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 4 tuần (từ ngày 10/06 - 10/07/2011). Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 03 lần lặp (cùng thời điểm).
Bảng 2.1: Hàm lượng protein trong thức ăn (công thức và phân tích)
Nghiệm thức 1 2 3 4 5
Protein (%) - công thức 40 43 46 49 52
Protein (%) - phân tích 39,76 42,92 46,21 49,18 52,40
2.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN2)
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức khác nhau tương ứng với 3 mức lipid trong thức ăn (10, 12 và 14%). Trong thí nghiệm này, hàm lượng protein được cố định trong thức ăn là mức tốt nhất thu được từ thí nghiệm 1. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 5 tuần (từ ngày 25/09 – 02/11/2011). Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 03 lần lặp (cùng thời điểm).
Bảng 2. Các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm 2
Nghiệm thức 1 2 3
Lipid (%) - công thức 10 12 14
Lipid (%) - phân tích 9,87 11,97 14,10
2.2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống
- Thức ăn của thí nghiệm 3 được chuẩn bị tương tự thí nghiệm 1 và 2, trong đó, hàm lượng protein và lipid là kết quả tốt nhất rút ra từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. Trong thí nghiệm này, vitamin D3 được bổ sung vào thức ăn với 3 mức khác nhau (100, 115, 130 mg/kg thức ăn khô) và lô đối chứng (không có vitamin
D3). Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 5 tuần (từ ngày 25/03 – 02/04/2012). Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 03 lần lặp (cùng thời điểm).
Bảng 3. Các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm 3
Nghiệm thức 1 2 3 ĐC
Vitamin D3 (mg/kg thức ăn khô)
100 115 130 0
2.2.4. Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn
Phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn trước khi tiến hành thí nghiệm (sau khi phối trộn và sản xuất thức ăn) tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang.
- Protein thô: phân tích theo phương pháp Kjeldahl - Lipid thô: Phân tích theo phương pháp Folch
- Độ ẩm: sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC trong 18h đến khi khối lượng không đổi
- Tro: mẫu được nung ở 505oC trong 18h đến khi khối lượng không đổi.
2.2.5. Chăm sóc và quản lý
- Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan, độ mặn, pH, NO2-,
NH3 được đo 2 lần/ngày (7h, 14h) và duy trì trong phạm vi thích hợp với sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
- Chế độ cho ăn: Cá được cho ăn theo tỷ lệ 5% khối lượng thân. Khẩu phần cho ăn được chia thành 4 lần/ngày và cho ăn vào lúc 7h, 10h, 13h và 16h.
Hình 2.4. Vệ sinh bể cá
- Hàng ngày kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe cá, vớt bọt và thay nước 20%/ngày, định kỳ 3 ngày thay 80% lượng nước trong bể thí nghiệm.
+ Mỗi tuần vệ sinh bể một lần, dây sục khí, bổ sung nước vào hệ thống thí nghiệm để bù lượng nước thất thoát do siphon .
- Các yếu tố môi trường và chế độ chăm sóc, quản lý được duy trì giống nhau
ở tất cả các nghiệm thức.
2.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các báo cáo khoa học, đề tài dự án có liên quan đến sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng, các tài liệu kỹ thuật nuôi cá biển khác có liên quan,…
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ việc đo môi trường hàng ngày cũng như theo dõi, xác định khối lượng thân, chiều dài toàn thân của cá thí nghiệm định kỳ 7 ngày/lần.
- Phương pháp thu thập các thông số môi trường:
Các thông số môi trường (nhiệt độ và ôxy hòa tan) được đo định kỳ 2
lần/ngày vào 7h và 16h, trong khi các yếu tố khác (pH, NH3, NO2 và độ mặn) được
đo 2 ngày/lần hoặc khi có sự cố bất thường xảy ra.
Các thông số này được đo bằng các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng như:
nhiệt kế thủy ngân, test pH, NH3, NO2, máy đo ôxy, khúc xạ kế,… Nhiệt độ (to)
được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, chính xác đến 1oC. Độ mặn (S‰) được đo bằng
tỷ trọng kế, chính xác đến 1‰. Ôxy hòa tan được đo bằng máy DO 200, chính xác
đến 0,01 mg/l. pH: đo bằng test pH có độ chính xác là 0,1. NO2 và NH3 được đo
bằng test NH3, và NO2 chuyên dụng.
- Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng của cá:
Cá được cân khối lượng và đo chiều dài (tất cả số cá trong bể) trước và sau khi kết thúc thí nghiệm để tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng. Hàng tuần cá được đo chiều dài toàn thân (Khoảng cách từ mút mõm đến hết vây đuôi) và cân khối lượng để xác định tốc độ tăng trưởng. Khối lượng cá được cân bằng cân điện tử có độ chính xác đến 0,01 g. Chiều dài toàn thân cá được đo bằng giấy kẻ ô ly kỹ thuật có độ chính xác đến 1 mm.
- Phương pháp xác định tỷ lệ sống:
Cá được theo dõi và kiểm tra hàng ngày, phát hiện và ghi lại những trường hợp cá bị chết trong bể để tính toán tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống cuối cùng được xác định bằng cách đếm toàn bộ số cá còn lại sau khi kết thúc thí nghiệm.
2.2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các chỉ tiêu đánh giá và công thức kèm theo như sau: - Xác định chỉ tiêu tăng trưởng:
+ Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRW: (%/ngày)
SGRW = t W Ln W Ln( 2) ( 1) x 100
+ Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài (SGRL: (%/ngày)
SGRL = t Ln L Ln( 2) (L1) x 100 - Tỷ lệ sống (%): TLS (%) = Y X x 100
Trong đó: X: Số lượng cá tại thời điểm xác định
Y: Số lượng cá thả ban đầu - Hệ số thức ăn (FCR):
FCR =
WG Wtasd
Trong đó: Wtasd: Khối lượng thức ăn sử dụng (g: theo khối lượng khô)
WG: Khối lượng cá gia tăng (g: theo khối lượng tươi)
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One – way ANOVA). Sự khác biệt về giá trị trung bình của tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức được kiểm định bằng phép Duncan’s multiple range test. Sự sai khác có ý nghĩa được xác định ở mức ý nghĩa P < 0,05. Các số liệu trong thí nghiệm được trình bày dưới dạng trung bình (TB) ± Sai số chuẩn (SE).
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1)
3.1.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
Độ mặn (‰)
pH Ôxy hòa tan
(mg/L) N-NO2 (mg/L) N-NH3 (mg/L) 26 – 29 30 - 33 7,4 – 8,3 > 4,5 < 0,01 < 0,02
Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ
mặn, pH, ôxy hòa tan, N-NO2 và NH3-N của tất cả các bể thí nghiệm đều được duy
trì ổn định, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
3.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tốc độ sinh trưởng của cá
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng:
Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng của cá chim vây vàng giống được thể hiện ở Hình 3.1 và 3.2.
Hàm lượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài của cá chim vây vàng giống. Sau 4 tuần ương, cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng protein 49% (2,38%/ngày) và 46% (2,21%/ngày) cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với mức protein 40% (1,61%/ngày), 43% (1,79%/ngày) và 52% (1,88%/ngày) (P < 0,05).
Hình 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên SGRL (%/ngày)
c
c
ab a
Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giữa cá được cho ăn thức ăn với hàm lượng protein 46 và 49%, hay 46 và 52% (P > 0,05). Tương tự, cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng protein 40 và 43% cũng không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài (P > 0,05).
Hình 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên SGRW (%/ngày)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng protein 49% (5,32%/ngày) và 46% (4,48%/ngày) cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng cao hơn so với hàm lượng 40% (3,52%/ngày), 43% (3,77%/ngày) và 52% (3,97%/ngày) (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng giữa các nghiệm thức protein 49% và 46% (P>0,05). Tương tự, không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng giữa các nghiệm thức protein 40, 43, 46 và 52% (P > 0,05).
Khối lượng cuối (We):
c c ab a ab b b ab a b
Hình 3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên khối lượng cuối của cá (We)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein có ảnh hưởng đến khối lượng cuối của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng protein 49% (7,92 g/con) cho khối lượng cao hơn so với các mức protein 40, 43 và 52% (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về khối lượng cuối đạt được giữa các mức protein 46% (6,95 g/con) và 49% (7,92 g/con). Tương tự, không có sự khác biệt về khối lượng giữa các nghiệm thức 40% (4,95 g/con) và 43% (5,04 g/con) hay nghiệm thức 46% (6,95 g/con) và 52% (6,29 g/con) (P > 0,05).
3.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên hệ số thức ăn (FCR) của cá
Hình 3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein đến hệ số FCR của cá
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein có ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn ở hàm lượng protein 46% (1,06) cho hệ số FCR thấp hơn so với các nghiệm thức protein 40, 43 và 52% (P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hệ số FCR giữa các nghiệm thức thức ăn 46% và 49% (1,18) protein hay các nghiệm thức 40% (1,44), 43% (1,29), 49% và 52% (1,31) protein (P > 0,05).
3.1.4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ sống của cá
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng cho thấy, hàm lượng protein không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Sau 4 tuần, cá đạt tỷ lệ sống rất cao, dao động từ 94 – 98%. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở mức protein 52% (98,72%), thấp nhất là ở mức protein 49% (94,87%). Tuy nhiên, sự khai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
b
b
a ab
Hình 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ sống của cá
Protein là phần dinh dưỡng quan trọng nhất kiến tạo nên cấu trúc cơ thể động vật nói chung và cá nói riêng. Vai trò quan trọng của chúng có thể kể đến như xây dựng nên các mô mới, thay thế các tế bào chết, tổng hợp nên các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (enzyme, hormone, kháng thể...), vận chuyển hồng cầu, cung cấp năng lượng,.... [4, 19]. Do đó, thành phần này có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá chim, đặc biệt là giai đoạn còn non, đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu [33, 49, 50, 67, 84]. Nhu cầu protein ở cá chim vây vàng giống có sự thay đổi khác nhau tùy theo loài và giai đoạn phát triển, dao động từ 30 – 60% [50, 52, 84].
Trong nghiên cứu hiện tại, hàm lượng protein 49% cho tốc độ sinh trưởng cao nhất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không có sự khác biệt với tốc độ sinh trưởng so với các mức protein 46% và 52%. Điều này cho thấy, hàm lượng protein tốt nhất cho sinh trưởng của cá chim vây vàng không thấp hơn 46%. Kết quả này
tương tự với một số nghiên cứu khác trên các loài cá chim như T. ovatus (49%) hay
T. carolinus (45%) [50, 84]. Để đạt được tốc độ sinh trưởng tối đa, hàm lượng protein cung cấp cần thỏa mãn nhu cầu của cá, dao động từ 40 – 50% ở các loài cá dữ [44, 59, 77, 88].
Trong nghiên cứu hiện tại, có thể thấy một xu hướng chung rằng, tốc độ sinh trưởng và hệ số FCR đạt được tốt hơn cùng với sự gia tăng hàm lượng protein. Điều này tương tự với nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng protein trên các loài cá biển nói chung và cá chim nói riêng. Lazo và CTV [50] nghiên cứu ảnh