1.3.1. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới
Hiện nay, các loài thuộc giống cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động, ví
dụ: loài Trachinotus carolinus được nuôi nhiều ở các nước Bắc Trung Mỹ, đặc biệt là
ở Mỹ [55]; loài Trachinotus ovatus được nuôi nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc [40];
loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) được nuôi nhiều ở các nước như Đài
Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam [1, 89]. Cá chim vây vàng được nuôi bằng nhiều hình thức như nuôi lồng, ao đất. Nhiều nghiên cứu về nuôi thương phẩm các loài cá chim thuộc giống Trachinotus
đã được công bố. Ở Mỹ cá chim Trachinotus carolinus được nuôi từ năm 1952
trong ao đất với năng suất 270 - 438kg/ha. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp [24, 86]. McMaster [56] thí nghiệm nuôi cá chim vây vàng ở độ mặn 19‰ bằng thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 10%), cá đạt 110 g/con sau 4 tháng nuôi từ cỡ 10 g/con. Lazo và CTV. [50] đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein từ 30 –
45% lên sinh trưởng của cá chim Trachinotus carolinus cho thấy hàm lượng protein
thích hợp trong thức ăn cho cá chim là 45%. Tương tự, nghiên cứu của Tatum [79]
cũng cho rằng hàm lượng protein tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh
trưởng nhanh nhất là 45%.
Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chính ở Singapore với nguồn giống được nhập từ Đài Loan, thức ăn cho cá chủ yếu vẫn là cá tạp. Chou và Lee [20] thí
nghiệm nuôi cá chim Trachinotus goodie (15 g/con) bằng thức ăn công nghiệp
(protein 50%) và cá tạp trong lồng. Sau 5 tháng nuôi, cá đạt cỡ 300 g/con khi cho ăn thức ăn công nghiệp và 260 g/con khi cho ăn cá tạp, tỷ lệ sống từ 83 - 90%. Lan và CTV. [49] đã thử nghiệm ương giống cá chim vây vàng cỡ 4,9 – 6,7 g/con trong
lồng với mật độ 222 con/m3, cho ăn thức ăn công nghiệp (protein 47% và lipid
15%), sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 14,4 – 26,5 g, tỷ lệ sống 90%, năng suất 2,8 – 5,3
kg cá giống/m3, hệ số FCR từ 0,89 – 1,86. Ở giai đoạn tiếp theo (19 – 26 g/con), cá
được cho ăn thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 12%), mật độ 96 con/m3,
sau 146 ngày nuôi đạt cỡ từ 577 – 640 g, tỷ lệ sống 99,2 – 99,5%, năng suất đạt
Cá chim là loài nuôi phổ biến ở Đài Loan, loài cá này được cho sinh sản thành công lần đầu tiên vào năm 1989 bằng việc sử dụng kích dục tố. Năm 1997, Đài Loan có 20 trại sản xuất giống cá chim vây vàng với sản lượng giống đạt 38 triệu con cỡ 2 – 3 cm để phục vụ cho nhu cầu nuôi trong nước và xuất khẩu, giá con giống từ 0,04 – 0,06 USD/con. Tính đến năm 2001, nước này đã sản xuất được giống nhân tạo được 45/60 loài cá biển nuôi, trong đó có một số loài thuộc giống cá
chim như Trachinotus blochii, T. falcatus và T. ovatus [51, 89].
Ở Indonesia, trước đây cá chim vây vàng được nhập giống từ Đài Loan về nuôi. Từ nguồn cá nuôi thương phẩm này, Trung tâm phát triển biển Batam đã tuyển chọn được đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ với tỷ lệ đực: cái là 1: 1 trong lồng bằng thức là cá tạp kết hợp với mực, thức ăn công nghiệp có bổ sung vitamin E, C, B,… cho ăn từ 3 – 5% khối lượng thân. Hiện nay, người ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá này bằng cách tiêm kích dục tố HCG 250 IU kết hợp với Fibrogen 50 IU, tỷ lệ nở của trứng từ 60 – 70%. Ấu trùng được đưa vào ương trong các bể xi măng có thể tích 10 m3 với mật độ từ 10 – 15 ấu trùng/L, thức ăn sử dụng là tảo đơn bào (Nannochloropsis sp.), luân trùng, ấu trùng artemia và thức ăn tổng hợp, sau 35 ngày ương cá đạt cỡ 3,0 – 3,5 cm, tỷ lệ sống từ 20 – 25%, và vấn đề khó khăn hiện nay là mật độ ương thấp và tỷ lệ dị hình ở cá giống vẫn cao (5%) [45].
Trong những năm gần đây, bên cạnh cá chim vây vàng, nhiều loài khác trong giống cá chim được các tác giả quan tâm nghiên cứu sản xuất giống. Ho và
CTV. [40] cho biết, cá bố mẹ của loài Trachinotus ovatus cỡ 2,8 – 7,6 kg, được
tiêm bằng hormone HCG 1000 – 1600 IU kết hợp với 30 – 50 µg sGnRH-A/kg, cá đã đẻ sau 10 – 16 giờ kể từ khi tiêm, lượng trứng thu được từ 1,6 – 36,0 triệu/120 –
180 cá bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh từ 55 – 77%, ở điều kiện nhiệt độ nước 24 – 25 oC, độ
mặn 32‰ sau 32 – 33 giờ kể từ khi thụ tinh trứng nở ra ấu trùng. Main và CTV. [55]
kích thích sinh sản nhân tạo loài Trachinotus carolinus (khối lượng từ 1,2 – 1,7 kg)
bằng hormone HCG cá cái (1.000 IU/kg) và cá đực (500 IU/kg) cho thấy, cá đẻ trứng sau 40 – 48 giờ kể từ khi tiêm, số lượng trứng đạt 5,3 triệu/30 cá bố mẹ, tỷ lệ
thụ tinh từ 19,3 – 48,2%, ở nhiệt độ 26oC, độ mặn 36‰, sau 24 giờ kể từ khi thụ
Qua những nghiên cứu ở trên cho thấy, cá chim vây vàng có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, dễ dàng sử dụng các loại thức ăn do con người cung cấp, có thể nuôi với mật độ dày, tỷ lệ sống, năng suất nuôi cao. Do có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi nên cá chim vây vàng được coi là đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước, điều này cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhằm phát triển kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nhu cầu của người nuôi. Tuy có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho cá chim vây vàng được công bố trên thế giới, nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về ảnh hưởng của yếu tố protein, lipid và vitamin lên sinh trưởng của cá chim vây vàng ở giai đoạn giống được công bố. Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng lên giai đoạn giống là rất quan trọng.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam
Cá chim vây vàng là đối tượng dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, mặc dù có phân bố tự nhiên ở vùng biển Việt Nam nhưng rất ít khi bắt gặp. Nhận thức được tiềm năng của đối tượng này, nhiều người nuôi cá lồng ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Khánh Hòa đã nhập giống từ Đài Loan về nuôi, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp, sau thời gian nuôi khoảng 10 – 12 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 800 – 1000 g. Năm 2004, Phân Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ đã tiến hành nhập cá hương cá chim vây vàng về nuôi. Cá được cho ăn bằng cá tạp, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng trung bình 545g/con và sau 9 tháng nuôi đạt 722 g/con. Theo Lê Xân [6], cá chim vây vàng giống cỡ 22 g nuôi trong lồng có thể tích
20 m3 với 3 mật độ nuôi là 330, 460 và 600con/lồng đạt tỷ lệ sống từ 58,6 – 68,2%,
khối lượng từ 461,2 – 470,2 g và tác giả cũng cho biết ở mật độ nuôi càng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng thấp và tỷ lệ phân đàn cao hơn so với mật độ thấp. Ở giai
đoạn giống 2 – 6 cm, ương nuôi cá chim vây vàng ở mật độ nuôi 400 con/m3 và
thức ăn công nghiệp Inve cho kết quả tốt về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và độ đồng đều của cá giống [3].
Trong khi đó, cá chim vây vàng giống cỡ 21,1 g được sản xuất tại địa phương nuôi trong ao đất tại Quảng Ninh bằng thức ăn công nghiệp nhập từ Trung
Quốc với mật độ 1,5 và 2,5 con/m2, sau thời gian nuôi 3 tháng cá đạt khối lượng
nguồn giống nhập từ Đài Loan. Qua đó cho thấy, việc giống nhập từ các nước khác về ngoài giá giống cao thì tỷ lệ sống khi ương, nuôi cũng thấp thấp do môi trường nuôi thay đổi.
Để chủ động trong việc sản xuất con giống, năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng”. Cá bố mẹ đã thành thục có khối lượng từ 2 – 6 kg/con được nhập từ Trung Quốc (nước chuyển giao công nghệ) về nuôi vỗ bằng thức ăn là cá tạp. Qua 2 lần nhập cá bố mẹ cho thấy tỷ lệ sống của cá rất thấp sau 1 tháng nuôi (đợt 1: chết 39/40 con, đợt 2: chết 30/40 con) do thời gian vận chuyển lâu và thay đổi môi trường nuôi. Những cá bố mẹ còn lại khi thành thục được kích thích sinh sản bằng hormone HCG 1000 IU và 20 µg LRHa/kg cá. Ấu trùng được ương trong bể xi măng với mật độ từ 10 – 15 con/L, cho ăn bằng luân trùng và ấu trùng copepoda nuôi từ ao, khi cá đạt cỡ cá hương thì đưa ra ao ương thành cá giống lớn hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá bố mẹ từ 2,5 – 25%, tỷ lệ thành thục > 63,5%, tỷ lệ đẻ > 73,3%, tỷ lệ thụ tinh 15,3 – 80%, tỷ lệ nở 28 – 56%, tỷ lệ sống của cá hương 31 – 35% và cá giống là 50 – 62,5%; khi kết thúc dự án đã thu được 104.486 con cá giống cỡ 4 – 6 cm [7].
Tuy nhiên, công nghệ nhập cũng có những hạn chế như: tỷ lệ sống cá bố mẹ thấp, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở không ổn định, nguồn giống tạo ra khó thích ứng với điều kiện nuôi ở các tỉnh phía Nam nước ta,… Năm 2011, Lại Văn Hùng và Ngô
Văn Mạnh [3] đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá chim vây (Trachinotus
blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hòa. Điều này đã mở ra những triển vọng mới cho nghề nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở các tỉnh Nam Trung Bộ cũng như cả nước do nguồn cá giống này thích ứng rất tốt với điều kiện nuôi thương phẩm ở nước ta.
Các nghiên cứu về ương giống cá chim vây vàng ở nước ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những nghiên cứu sâu về dinh dưỡng, các giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của protein, lipid và vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản, Đường Đệ, Nha Trang, Khánh Hòa.
Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 05/2011 đến 05/2012.
Đối tượng nghiên cứu: Cá chim vây vàng, giai đoạn giống cỡ 4 cm, được sản xuất tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản, Đường Đệ, Nha Trang, Khánh Hòa.
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid, vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801) giai đoạn giống.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein: 40, 43, 46, 49, 52% Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid:10, 12, và 14% Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3: 0, 100, 115, 130 (mg/kg thức ăn ). Các chỉ tiêu đánh giá:
- Tốc độ sinh trưởng: We, SGRL, SGRW
- Hệ số thức ăn: FCR - Tỷ lệ sống: SR
2.2.2. Bố trí thí nghiệm
2.2.2.1. Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong các bể composite đáy bằng có thể tích 120 L/bể, được sơn đen phía trong, thể tích nước cấp là 100 L/bể. Nước biển được bơm vào 2
bể 5 m3, xử lý chlorine với nồng độ 30 ppm và sục khí liên tục kết hợp với phơi
nắng để loại bỏ hết dư lượng chlorine. Hệ thống bể nuôi được sục khí 24/24 giờ. Nước biển có độ mặn 30 - 33‰ chảy liên tục qua hệ thống tuần hoàn. Hệ thống này được đặt trong nhà, thời gian chiếu sáng trong ngày theo chế độ chiếu sáng tự nhiên.
Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm
2.2.2.2. Thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu thí nghiệm chính gồm bột cá, bột đậu nành, cám gạo, dầu mực, dầu đậu nành, vitamin tổng hợp premix, khoáng và một số các chất bổ sung khác (Thành phần và tỷ lệ xem phụ lục). Cách chế biến thức ăn:
Hình 2.2. Quy trình chế biến thức ăn
Các nguyên liệu được cân theo tỷ lệ của từng nghiệm thức, sau đó được phối trộn với nhau, cho thêm nước cất để đạt được một hỗn hợp dẻo. Hỗn hợp dẻo này được ép viên qua máy ChuSheng Foods của Đài Loan với các kích cỡ viên thức ăn khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn sau khi ép viên
được rải đều ra các khay, sau đó đưa vào tủ hấp cách thủy trong vòng 5 phút trước
khi cho vào tủ sấy. Thức ăn được làm khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 60oC trong vòng
12 tiếng, sau đó tiến hành tạo viên cho phù hợp với kích cỡ miệng của cá. Thức ăn
được bảo quản trong các túi nilon ở nhiệt độ âm 20oC.
Hình 2.3. Phối trộn và hấp thức ăn
2.2.2.3. Nguồn cá giống
Cá chim vây vàng đưa vào thí nghiệm được sản xuất giống nhân tạo ngay tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản. Cá giống được ấp nở và ương từ nguồn cá bố mẹ cho kích thích sinh sản tại Vũng Ngán. Trứng sau khi chuyển về được ấp nở và ương đến giai đoạn 4 cm/con tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản Đường Đệ. Cá có kích cỡ ban đầu 4 cm/con, được thả nuôi với mật độ 30 con/bể (100 L). Cá đưa vào thí nghiệm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, vận động linh hoạt, màu sắc tự nhiên tươi sáng, không dị hình hay có dấu hiệu lạ trên thân, không bị xây sát,… Nguồn cá cho một thí nghiệm có nguồn gốc như nhau, kích thước đồng đều để hạn chế tối đa sai sót trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
2.2.3. Bố trí thí nghiệm
2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1) trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1)
Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức khác nhau tương ứng với 5 mức protein trong thức ăn (40, 43, 46, 49 và 52%). Trong thí nghiệm này, hàm lượng lipid được cố định trong thức ăn là 12%. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 4 tuần (từ ngày 10/06 - 10/07/2011). Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 03 lần lặp (cùng thời điểm).
Bảng 2.1: Hàm lượng protein trong thức ăn (công thức và phân tích)
Nghiệm thức 1 2 3 4 5
Protein (%) - công thức 40 43 46 49 52
Protein (%) - phân tích 39,76 42,92 46,21 49,18 52,40
2.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN2)
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức khác nhau tương ứng với 3 mức lipid trong thức ăn (10, 12 và 14%). Trong thí nghiệm này, hàm lượng protein được cố định trong thức ăn là mức tốt nhất thu được từ thí nghiệm 1. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 5 tuần (từ ngày 25/09 – 02/11/2011). Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 03 lần lặp (cùng thời điểm).
Bảng 2. Các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm 2
Nghiệm thức 1 2 3
Lipid (%) - công thức 10 12 14
Lipid (%) - phân tích 9,87 11,97 14,10
2.2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống
- Thức ăn của thí nghiệm 3 được chuẩn bị tương tự thí nghiệm 1 và 2, trong