Cơ cấu tín dụng:

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp thấm định giá trị bất động sản cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh khánh hoà (Trang 49)

- Cơ cu li tín dng trung , dài hn :Tỉ trọng trung , dài hạn của chi nhánh luôn ở mức cao hơn 50% , Không đạt lộ trình TCC của BIDV (đến năm 2005 là 44%) và mục tiêu TCC của chi nhánh (46%) , cao hơn tỉ trọng trung dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn (43%) . Cụ thể , tỉ trọng dư nợ trung dài hạn qua các năm 2001

– 2005 là: 62% - 50% - 54% - 59% - 55,4%.

Đến năm2005, dư nợ trung,dài hạn 484.431 triệu đồng, giảm 97.090 triệu

đồng so với năm 2004 , chiếm tỷ trọng 55,4% tổng dư nợ . Trong đó :

+ Trung, dài hạn thương mại đạt 241.638 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 27,7% tổng dư nợ, giảm 90.425 triệu đồng so với đầu năm (trong đó giảm do XLRR : 72.800 triệu dồng ).

+ Dài hạn chỉ định 242.793 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 27,7% tổng dư nợ , giảm 8.026 triệu đồng so với đầu năm.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ Trung, dài hạn của chi nhánh cao là: Nợ chỉ định của Chi nhánh đều là nợ dài hạn, tỉ lệ nợ chỉ định là nợ dài hạn chiếm tỷ lệ trong tổng dư nợ qua các năm từ 2001 đến 2005 cụ thể là : 20% - 17% - 25% - 25% - 25%. Tỉ lệ nợ này tăng từ năm 2003 trở đi do Chi nhánh thực hiện giải

ngân tiếp 132 tỷ đồng do dự án NMĐ Cam Ranh theo chỉđịnh của chính phủ. như vậy nếu tách bạch phần nợ cho vay chỉ định thì trong dư nợ cho vay thương mại, tỉ lệ nợ trung ,dài hạn của chi nhánh chỉ chiếm 40 – 45% tổng dư nợ thương mại, đáp ứng định hướng cơ cấu nợ của TW .

Khánh Hoà nói chung và Nha Trang nói riêng có thế mạnh về du lịch và dịch vụ, vì vậy nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch là rất lớn so với nhu cầu vay vốn lưu động .

- Cơ cu theo thành phn kinh tế: Thực hiện lộ trình cơ cấu lại dư nợ và định hướng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực ngoài quốc doanh , trong 5 năm qua(từ 2001 đến 2005) chi nhánh đã nỗ lực đẩy mạnh cho vay thành phần KT ngoài QD , dư nợ ngoài quốc doanh đã tăng trưởng qua các năm cả về tỉ lệ và số tuyệt đối . tỉ lệ dư nợ ngoài quốc doanh được nâng dần qua các năm từ 2000 đến 2005 lần lượt là 12% - 14% - 26% - 35% - 45,4% - 49,6% . Qua số liệu cho thấy chi nhánh đã thực hiện có kết quả trong việc cơ cấu lại nợ ngoài quốc doanh theo cơ cấu của ngành . Tuy nhiên , tăng trưởng tin dụng ngoài quốc doanh ở thành phần kinh tế cá thể của chi nhánh chậm so với mức tăng trưởng chung của ngành và của ngân hàng trên địa bàn

Đến năm 2005 , dư nợ ngoài quốc doanh đạt 433.878 triệu đồng chiếm tỷ lệ 49,6% trong tổng dư nợ, gấp 5,2 lần so với năm 2001. trong đó nợ tư nhân cá thể là 78.728 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 9% tổng dư nợ , tăng 10tỷ đồng so với năm 2004 .

III. Chất lượng tín dụng :

Năm 2005 , tổng số nợ quá hạn là 267.769 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 31% , cao hơn rất nhiều so với nợ quá hạn của toàn hệ thống là 3,11% , không đảm bảo theo chỉ tiêu TCC (mục tiêu là TCC xây dựng kế hoạch tỷ lệ nợ quá hạn là dưới 2%). Nếu không tính nợ quá hạn chỉ định là 242.793 triệu đồng thì tỷ lệ nợ quá hạn thương mại /tổng dư nợ thương mại là 4% với số tuyệt đối là 24.976 triệu đồng bao gồm dư nợ của dự án nhà máy nhôm của công ty COSEVCO : 17 tỷ đồng dư nợ của các doanh nghiệp xây lắp 5 tỷ đồng ,các khoản cho vay nuôi tôm bị mất mùa : 700 trđ , số còn lại là nợ quá hạn tạm thời do chậm trả nợ đều có khả năng thu.

Nợ xấu năm 2005 là 289.649 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 33% , trong đó nợ xấu quá chỉ định là 242.793 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 100% trên tổng dư nợ chỉ định ; nợ xấu thương mại là 46.856 triệu đồng chiếm tỷ lệ 7,4% trên tổng dư nợ thương mại . Tỷ

lệ nợ xấu chi nhánh cao hơn rất nhiều so với toàn hệ thống (14% ) và so với nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn là 7,98%

Kết quả xử lí nợ xấu và thu nợ ngoài bảng :

- v x lí n xu : Để lành mạnh hoá tài chính, ngoài việc tích cực thu nợ từ

khách hàng để giảm nợ quá hạn, Chi nhánh đã tiến hành phân loại nợ và tích cực xử lí nợ xấu bằng các biện pháp theo QĐ 149 của Chính phủ, QĐ 488 vàQĐ 493 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005, Chi nhánh đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị TW xử lí nợ là 85,5 tỷ đồng. Trong số nợ xử lí, nợ chỉđịnh là 6,8 tỷ đồng, nợ thương mại là 78,7 tỷ đồng.

Riêng trong năm 2005: Tổng số nợ xấu xử lí bằng quỹ DPRR là 69.598 triệu đồng. Trong đó, xử lí bằng nguồn Quỹ DPRR của Chi nhánh là 28.682 triệu

đồng, xử lí nguồn TW chuyển là 40.916 triệu đồng (vay TW là 39.707 triệu đồng và

1,209 từ nguồn xử lí nợ chỉ định ).

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp thấm định giá trị bất động sản cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh khánh hoà (Trang 49)