- Qua biên bản thẩm định giá Bất động sản theo giá thị trường ta thấy: Hội đồng
2.3.2 Những bất cập của phương pháp:
· Khung giá quy định của UBND Tỉnh phục vụ cho việc đền bù vì thế giá rất thấp so với thực tế. Khi định giá Bất động sản sản theo khung giá này mặc dù đã đủ điều kiện đảm bảo cho vay thế nhưng chưa đánh giá đúng tài sản đảm bảo của khách hàng. Đối với khách hàng khi đã đủ điều kiện cho vay họ không cần để ý là việc thẩm định giá đó có hợp lý hay không? Nhưng đối với Chi nhánh có sự bất lợi bởi vì giá trị tài sản đảm bảo Ngân hàng hoạch toán ngoại bảng, nó đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
· Như đã nhận xét ở trên cơ sở cho việc thẩm định giá theo giá thị trường chưa rõ ràng mang tính chủ quan và không khoa học dẫn đến việc không đánh giá hết được rủi ro của thị trường. Trong khi Khánh Hoà vẫn chưa có thị trường Bất động sản thực sự do đó giá thị trường của Bất Động sản rất khó xác định và nó luôn biến động trong dài hạn, điều này làm ảnh hưởng đến những khoản vay dài hạn được đảm bảo bằng Bất động sản.
· Việc xác định tỷ lệ còn lại của nhà cửa vật kiến trúc còn mang tính chủ quan của Hội đồng thẩm định có thể dẩn đến hai trường hợp: một là tỷ lệ còn lại cao hơn thực tế (nhưng tài sản đó còn tiếp tục hao mòn trong quá trình thế chấp) [ rủi ro cao; hai là tỷ lệ còn lại thấp hơn thực tế điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng từ khách hàng khi không đủ đảm bảo khoản vay, ngoài ra làm cho chính sách tín dụng của Ngân hàng quá chặt kém sự cạnh tranh.
· Phương pháp này của Chi nhánh còn quá sơ sài trong từng bước cũng như việc bỏ qua nhiều bước khi thẩm định và không đúng theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TW trong việc sử dụng tài sản tương đồng để so sánh. · Bất cập nữa bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Chi nhánh với khách hàng vì điều
đó làm cho việc thẩm định giá tài sản theo giá thị trường thoáng hơn với những khách hàng khác dễ dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng.