Cùng với dự án hiện đại hoá, Chi nhánh đã kịp thời triển khai các tiện ích theo lộ trình của TW Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đang nghiên cứu số liệu của

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp thấm định giá trị bất động sản cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh khánh hoà (Trang 42)

ích theo lộ trình của TW. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đang nghiên cứu số liệu của TW chuyển về phục vụ cho công tác quản trị điêuh hành của chi nhánh .

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Khánh Hoà

a. Đặc điểm kinh tế địa phương:

Thuận lợi:

Trong 5 năm qua (2001-2005), nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa phát triển với nhịp độ tương đối cao, tổng sản phẩm nội địa tăng trưởng bình quân trên 10%. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp .Sang năm 2006 nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt ngành dịch vụ du lịch đã được quan tâm đầu tư hơn bằng những lễ hội văn hoá như : chhương trình Festival biển, hội thảo các vịnh đẹp nhất thế giới, đăng cai tổ chức cuộc thi chung kết hoa hậu toàn quốc năm 2006… Những hoạt động đó nhằm quảng bá thương hiệu du lịch Khánh Hòa thu hút khách du lịch và là động lực cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó ,tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khởi động các dự án lớn: khu kinh tế vịnh Vân Phong, khu du lịch Bãi Dài… Nhờ đó mà hoạt động đầu tư trở nên sôi động hơn, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án lớn tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng phát triển .

Khó khăn:

Tuy là một vùng đất của nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nhưng Khánh Hòa lại là tỉnh có chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh ) tương đối thấp so với tỉnh khác trong cả nước. Điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập và phiền hà cho các nhà đầu tư .

Tình hình giá cả không ngừng leo thang dẫn đến thị trường kinh doanh tiền tệ Khó lường và khó dự báo .

Trong khi đó tình hình hạn hán , dịch bệnh vẫn tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân nhất là đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản . Hàng trăm hộ dân hộ nuôi tôm đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì thua lổ, không ít gia đình đang chịu cảnh “ được khoanh nợ “ niêm phong nhà cửa, bao nhiêu tài sản cũng vì thế mà đội nón ra đi, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng .

Ngoài ra hoạt động ngân hàng còn chịu tác động bởi những khó khăn trong lĩnh vực dệt may và chế biến thuỷ sản xuất khẩu .

b. Đối thủ cạnh tranh :

Hiện nay, sự phát triển hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong tỉnh đã kéo theo áp lực cạnh tranh trong tín dụng giữa các ngân hàng ngày càng mạnh. Các ngân hàng thuơng mại cổ phần (Sacombank, Techcombank, ACB, VIBank, Đông Á…) không ngừng tăng quy mô vốn tự có, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, chất lượng tín dụng tốt và đang có lợi thế cạnh tranh về các sản phẩm tín dụng bán lẻ… Do đó đã làm chất lượng phục vụ tăng lên rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn khi có nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng .

Ngoài ra với áp lực từ việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới buộc hệ thống ngân hàng trong nước nói chung tỉnh Khánh Hoà nói riêng phải liên tục nâng cao về mọi mặt để tồn tại và phát triển .Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO hệ thống ngân hàng ta sẽ ra sao khi thực sự đối đầu với các đối thủ từ nước ngoài với tiềm năng về tài chính mạnh và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.

c. Chính sách nhà nước:

Ở nước ta Ngân hàng vẫn là kênh phân phối vốn chủ yếu nhất, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho mọi thành phần kinh tế, cho mọi đối tượng từ mục đích kinh doanh, đầu tư, đến tiêu dùng. Vì thế ngoài việc chịu sự tác động trực tiếp của Luật các tổ chức tín dụng Ngân hàng còn phải chịu ảnh hưởng của các luật khác, như: Luật Đất đai, Luật Phá sản, Luật Xây dựng,Luật Doanh nghiệp… đó là một môi trường pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung, Ngân hàng đầu tư nói riêng.

Ngoài ra với xu thế hội nhập như trong giai đoạn hiện nay đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng huy động được vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên Ngân hàng đầu tư vẫn gặp những khó khăn và chịu chi phối lớn từ các chính sách Nhà nước. Nhất là đối với việc cho vay chỉ định đã làm giảm đi một lượng vốn kinh doanh của Ngân hàng khi dự án đó của Nhà nước không đạt hiệu quả.

Việc xử lý nợ quá hạn gây phiền hà lớn cho Ngân hàng khi phải thông qua Toà án điều đó làm cho Ngâng hàng lại mất thêm một khoản phí, ứ đọng vốn và mất rất nhiều thời gian.

Một khó khăn chung nữa đối với các Ngân hàng là sự chưa liên kết với nhau đã ảnh hưởng đến việc thanh toán bù trừ.

d. Yếu tố nội tại của Ngân hàng:

- Đối với Chi nhánh, việc triển khai và vận hành thành công dự án Hiện đại hoá, dẫn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, dịch vụ… cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi, từ đó tăng lượng khách hàng giao dich với chi nhánh trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Bộ máy tổ chức đã được kiện toàn, tuy nhiên một số mảng nghiệp vụ(quản lí tín dụng, thẩm định) đang còn phải ghép chung vào một phòng kiêm nhiệm. Biên chế cán bộ của một số phòng nghiệp vụ còn quá thiếu, chất lượng cán bộ chưa đồng đều, còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động các mặt của Chi nhánh.

- Tính chủ động, sáng tạo trong công việc chưa được phát huy. Sức ì, sự trì trệ của cách làm ăn cũ, còn tư tưởng ỷ lại, sợ rủi ro, sợ trách nhiệm do vậy chưa bắt kịp được cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ trong khi hàng loạ các ngân hàng TMCP ra đời, tạo một áp lực cạnh tranh lớn trong hoạt động ngân hàng.

- Tình trạng đùn đẩy công việc, sự phối hợp trong công việc giữa cán bộ với nhau chưa tốt dẫn đến việc giải quyết công việc chậm trễ, sai sót ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động.

- Công tác tiếp thị, quảng cáo còn sự vụ, chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa được quán triệt thực hiện đến mọi cán bộ nên tác dụng của quảng cáo, tiếp thị chưa cao - Sản phẩm huy động vốn còn đơn điệu, công tác huy động vốn chưa thật sự trở thành nhiệm vụ chung của toàn thể công nhân viên Chi nhánh, thu dịch vụ chưa thật sự tương xứng với tiềm năng trên địa bàn.

- Cơ cấu nguồn thu chưa được cải thiện, thu chủ yếu vẫn ở các sản phẩm truyền thống như thanh toán, bão lãnh…, thu từ sản phẩm dịch vụ cá nhân chưa cao.

- Còn hạn chế về số lượng khách hàng. Khách hàng hiện tại vẫn chủ yếu là khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới không nhiều.

- Còn chậm ra đời các sản phẩm mới theo kế hoạch dự kiến và theo yêu cầu thị trường.

- Thiếu sự kết hợp giữa công tác tín dụng với các công tác khác

- Trụ sở chính của Chi nhánh chật chội, không thuận tiện cho khách đến

giao dịch. Trụ sở của các phòng giao dịch chưa nằm ở vị trí trung tâm nên hạn chế việc thu hút khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2 Thực tiễn về việc vận dụng các phương pháp thẩm định giá trị Bất động sản phục vụ cho hoạt động Tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam phục vụ cho hoạt động Tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Khánh Hoà

2.2.1Tín dụng và hoạt dộng Tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Khánh Hoà

2.2.1.1 Quy trình tín dụng:

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp thấm định giá trị bất động sản cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh khánh hoà (Trang 42)