Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ long (Trang 61)

2 Trích Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng năm 008 và phương hướng nhiệm vu 6 tháng cuối năm 008 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội, trang

2.4.2.Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc: Năm 2007 đánh dấu sự kiện kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước Việt Nam và Hàn Quốc, ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền giới thiệu văn hóa, lịch sử, và du lịch

Việt Nam nhằm vào thị trường Hàn Quốc tiêu biểu nhất đó là Tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Hàn Quốc (từ ngày 10 - 16/11/2007).

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh: “Tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Hàn Quốc là dấu ấn hết sức quan trọng nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc,… qua chương trình này, nước bạn sẽ hiểu văn hoá Việt Nam như thế nào và các nghệ sĩ qua chương trình này như là sứ giả của tình hữu nghị, đưa tình hữu nghị giữa hai nước lên một tầm cao mới”.

Trên cơ sở sự thành công của việc tổ chức tuần văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2007, vừa qua từ ngày 5 - 12/9/2008 tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở Sunhwa-dong (Seoul) đã diễn ra Tuần Văn hóa Việt Nam năm 2008. Tuần Văn hóa do Bộ Thương mại, Ngoại giao Hàn Quốc, Ủy ban phát thanh Hàn Quốc và Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Quỹ Goyang về Văn hóa và Nghệ thuật và Nhà hát Chongdong cùng phối hợp tổ chức. Tuần Văn hóa đã giới thiệu những nét đặc trưng của âm nhạc, các điệu múa truyền thống của Việt Nam. Tại Tuần Văn hóa còn có một cuộc trưng bày các trang phục truyền thống, đồ thủ công mỹ nghệ và những bản thảo viết tay từ cuốn Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân dịp mừng Tết Trung thu năm 2008, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với Tập đoàn Tài chính Hana (HFG), một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất của Hàn Quốc, và Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức buổi triển lãm trưng bày các di sản văn hóa cổ xưa, nghệ thuật làm gốm sứ và nghề thủ công của người Việt cùng với buổi biểu diễn múa rối nước đặc sắc của Việt Nam vào ngày 6/9 tại Hàn Quốc. Sư kiện là cơ hội mang đến sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam và với mục đích tìm hiểu và trao đổi văn hóa của cả 2 quốc gia Việt - Hàn. Sự

kiện được sự phối hợp tổ chức của Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, các quan chức, các gia đình Việt - Hàn và đông đảo quần chúng tại Hàn Quốc đã tham gia sự kiện này.

Việc tổ chức buổi biểu diễn múa rối nước và triển lãm với mong muốn giúp những người phụ nữ Việt Nam ở các gia đình Việt - Hàn nhớ về văn hóa và quê nhà của mình, cũng như giúp các thành viên trong gia đình họ và cộng đồng hiểu rõ hơn và cảm thấy gần gũi hơn với văn hóa người Việt. Đây là cơ hội quý báu để người Hàn Quốc hiểu rõ, cảm thông và học hỏi thêm về di sản văn hóa và lịch sử Việt Nam qua buổi biểu diễn nghệ thuât mà trước đó họ chỉ được nghe đến.

Hoạt động xúc tiến du lịch trong nước: Bên cạnh hoạt động tuyên truyền xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tích cực tổ chức các sự kiện du lịch thu hút khách quốc tế nói chung, khách du lịch Hàn Quốc nói riêng đến Hà Nội, cụ thể như sau:

• Tổ chức thành công Festival ẩm thực quốc tế và Hà Nội vào ngày 28 Tết (15/02/2007) với sự tham gia của các khách sạn hàng đầu của Hà Nội, quảng bá các món ăn cổ truyền của Việt Nam, Hà Nội và một số nước có đông khách đến Hà Nội du lịch, như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Malaysia…

• Tổ chức thành công Chương trình xúc tiến, giới thiệu điểm đến của 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn (ngày 07/5) , giới thiệu hoạt động lễ hội du lịch “Hành Trình di sản 2007 lần 3” của tỉnh Quảng Nam, liên hoan du lịch “Đà Nẵng - Biển gọi 2007” của Đà Nẵng tại Hà Nội (ngày 28/5).

• Tham dự các lễ hội, hội chợ, sự kiện du lịch của các địa phương như: Lào Cai, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Hải Phòng, Cao Bằng, Thành phố Hồ Chí Minh.

• Phối hợp với Huế tổ chức và tham gia Hội thảo giới thiệu “Ấn tượng Bạch Mã 2007”.

• Xây dựng chương trình Chiến dịch tuyên truyền “Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” trên website.

• Cập nhật thông tin cho các kios thông tin, duy trì hoạt động tại các trung tâm thông tin du lịch nội đô và sân bay Nội Bài.

Nhiều ấn phẩm Du lịch Hà Nội như sách, đĩa VCD, DVD, tập gấp, bản đồ, phim về Hà Nội… được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước. Trang web tiếng Việt và tiếng Anh của Sở thường xuyên được cập nhật các chính sách, thông tin mới. Tuy nhiên trang web giới thiệu thông tin du lịch Hà Nội bằng tiếng Hàn Quốc còn khá hiếm, hầu hết khách Hàn tìm kiếm thông tin đi du lịch Việt Nam từ những trang web giới thiệu của các công ty lữ hành Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp du lịch Hà Nội cũng nỗ lực tạo dựng thương hiệu của mình để nâng cao khả năng thu hút khách Hàn Quốc đến bằng nhiều cách. Tuy nhiên chưa có doanh nghiệp khai thác khách Hàn Quốc nào có hoạt động xúc tiến du lịch nổi trội, mà hầu hết các biện pháp marketing doanh nghiệp áp dụng chỉ nhằm tăng cường mối quan hệ với đối tác gửi khách, mà chưa tiếp cận đến đối tượng người tiêu dùng trực tiếp.

Theo kết quả điều tra về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc, các doanh nghiệp đều đưa ra khó khăn trong quá trình tổ chức tour cho khách du lịch Hàn Quốc như: chủ yếu phụ thuộc nhiều vào đối tác, thông qua kênh thông tin từ đối tác, chưa có đủ thông tin về khách, do đó chưa xây dựng được sản phẩm theo thị hiếu khách, gặp nhiều bị động trong việc sắp xếp tổ chức thực hiện tour theo hợp đồng đã được ký kết.

Năm 2007, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam (thông qua Tổng cục) chỉ là 1,25 triệu USD, kể cả cộng thêm với ngân sách của địa phương thì con số này vẫn quá nhỏ so với ngân sách của các nước ASEAN khác như Thái Lan, Malaysia, Singapore ở mức từ 38 - 70 triệu USD/năm. Nguồn ngân sách hạn hẹp làm cho hoạt động xúc tiến du lịch trở nên vô cùng khó khăn. Nếu tính cả 3 nguồn kinh phí từ Nhà nước cho công tác xúc tiến của Ngành du lịch Thủ đô, bình quân mỗi khách du lịch quốc tế vào Hà Nội được chi khoảng 2.000 VNĐ (chưa đến 13 US cent) một con số nhỏ so với chi phí xúc tiến của các thành phố thủ đô khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ long (Trang 61)