Lắng nghe, tiếp thu và đáp ứng các đề nghị chính đáng *

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ long (Trang 57)

(Nguồn: Nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Mạnh,[15, tr.241] )

Theo nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, hướng dẫn viên du lịch nói chung hiện nay mới chỉ đáp ứng tốt yêu cầu như: tinh thần trách nhiệm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ khách, hướng cho khách đạt mục tiêu chuyến đi,… Khả năng lập kế hoạch, Khả năng quản lý đoàn khách,

Kỹ năng giao tiếp và khả năng lắng nghe, tiếp thu và đáp ứng các đề nghị chính đáng,… còn ở mức độ thấp.

Vấn đề cấp bách nhất hiện nay cần tăng cường đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng được tiếng Hàn Quốc, có kiến thức am hiểu về văn hóa, lịch sử và tâm lý tiêu dùng của người Hàn Quốc.

- Dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm và các dịch vụ khác

Theo điều tra của tác giả, các doanh nghiệp lữ hành thường cung cấp dịch vụ giải trí cho khách vào buổi tối tập trung vào các dịch vụ: xem múa rối nước Thăng Long hoặc múa rối Trung ương; dịch vụ massage tại khách sạn hay tại Best massage, Hán cung,...; dịch vụ hát karaoke tại khách sạn Fotuna, dịch vụ mua sắm tại 56 Nguyễn Tuân, shop Draco - Triển lãm nông nghiệp Việt Nam...

Bảng 2.12. Một số địa chỉ phục vụ Massage chân cho khách du lịch Hàn Quốc tại Hà Nội

STT Tên Ví trí Số ghế phục vụ

1 Best Massage Trung Yên, Cầu Giấy 120

2 Hán cung Trung Yên, Cầu Giấy 20

3 Forever Trần Duy Hưng, CầuGiấy 80

4 MPT Giang Văn Minh, BaĐình 50

5 Thăng Long Trung Yên, Cầu Giấy 150

....

(Nguồn: Điều tra tác giả)

Dịch vụ massage chân rất được sự ưa thích và lựa chọn của du khách Hàn Quốc vì giá cả khá hợp lý so với tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc các công ty lữ hành bố trí lịch trình dày đặc, và khách dành nhiều thời gian di chuyển, massage chân dễ đem đến du khách sự thư giãn sau chuyến đi.

Tuy nhiên theo đánh giá của các doanh nghiệp, các dịch vụ vui chơi giải trí hiện nay tại Hà Nội là bình thường chưa có gì là độc đáo, hấp dẫn chiếm tỷ lệ 68% dịch vụ đa dạng, tốt chiếm tỷ lệ 27%, dịch vụ nghèo nàn chiếm 5%.

Hộp tham khảo 2.3. Khốn đốn vì cấm đoán

Còn nhớ hồi cuối năm 2007, giám đốc một công ty lữ hành quốc tế lớn trụ sở tại TP.HCM (có đội xe riêng ở Hà Nội) than thở phải năn nỉ khách rời khách sạn từ 6g sáng ra sân bay, mặc dù 3 - 4 tiếng sau máy bay mới cất cánh. Nếu "thượng đế" không chịu dậy sớm, doanh nghiệp phải bù thêm tiền thuê sáu xe 15 chỗ chở đoàn 30 khách vì khách nước ngoài chỉ chấp nhận ngồi 4 - 5 người/xe loại này.

Tuổi trẻ online,http://dulich.tuoitre.com.vn

Thứ Bảy, 04/10/2008, 07:51 (GMT+7))

Một số quy định hiện hành cũng chưa khuyến khích được hoạt động du lịch, như việc quy định các cơ sở vui chơi-giải trí (vũ trường, quán bar, karaoke...) phải đóng cửa trước 24giờ, ngay cả khi đó là các cơ sở bên trong các khách sạn cao cấp tạo nên một môi trường dịch vụ rất nghèo nàn (nhất là đối với du khách nước ngoài thường rất thích các hoạt động vui chơi giải trí vào quãng giờ này, phần do lối sống, thói quen sinh hoạt của chính họ, phần do khó ngủ vì lệch múi giờ). Hoặc như việc quy định hạn chế lượng xe ôtô chở khách du lịch vào thành phố theo nội dung Thông báo số 325/TB-UBND ngày 21/09/2007 không quá 15% tổng số xe vào ban ngày và cấm hẳn vào giờ cao điểm chắc chắn sẽ gây cản trở rất lớn tới hoạt động tham quan, công việc và sinh hoạt bình thường của du khách, thậm chí có thể gây thiệt hại lớn cho họ (như trễ giờ bay, không thực hiện được chương trình tham quan hoặc làm việc...).

2.4.Công tác xúc tiến và triển khai các dự án đầu tư du lịch

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Hà Nội đã được Thành phố chú ý đầu tư trong các lĩnh vực: xây dựng và nâng cấp các địa danh du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, xúc tiến đầu tư du lịch, tuyên truyền quảng bá. Những hoạt động đầu tư đã mang lại hiệu quả bước đầu; việc đầu tư cho sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mới có chất lượng cao và tuyên truyền quảng bá mang lại hiệu quả xã hội do tạo thêm nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp, tăng doanh thu xã hội từ khách nội địa và quốc tế nói chung, khách du lịch Hàn Quốc nói riêng.

Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã cùng với các sở ngành liên quan tích cực giới thiệu địa điểm, kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao trên địa bàn. Tính đến tháng 7/20082 đã có 10 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới 1.413 triệu USD với 4.768 phòng khách sạn. Các dự án này được khuyến khích hoàn thành vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long như: Khách sạn Hà Nội Plaza; Khách sạn 5 sao tại đường Phạm Hùng; Tổ hợp Khách sạn 5 sao - Văn phòng - Căn hộ cho thuê: Keangnam – Hanoi Landmark Tower; Tổ hợp Crown Plaza (Khách sạn 5 sao - Văn phòng - Căn hộ cho thuê); Khách sạn 5 sao JW Marriott Hà Nội; Khách sạn Cổng Tây - West Gate Project; Khách sạn Novotel Hanoi; Khách sạn 5 sao, Khu Công viên Văn hóa Thể thao Tây Nam, Mễ Trì, Từ Liêm; Kh¸ch s¹n §ång Lîi; Kh¸ch s¹n D©n Chñ.

Các chủ đầu tư đã cam kết đưa các dự án khách sạn vào khai thác trong năm 2010 - năm tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ngoài ra, các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cũng được triển khai, bao gồm:

2Trích Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng năm 2008 và phương hướng nhiệmvu 6 tháng cuối năm 2008 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội, trang 3

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ long (Trang 57)