5. Bố cục đề tài
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An - Huế được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của Công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ. Tại các nhà máy thành viên không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán thống kê.
2.1.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An - Huế
(Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An)
2.1.4.1.2 Chức năng của từng bộ phận
Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo quy định của bộ tài chính. Đồng thời phòng kế toán còn cung cấp
Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ và vốn Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ
các thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời; từ đó tham mưu cho Ban giám đốc đề ra các biện pháp và các quy định phù hợi với đường lối phát triển của công ty. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cùng mức độ chuyên môn hóa và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế 9 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
(a) Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán và thống kê trong công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán; đồng thời tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp toàn công ty và lập báo cáo kế toán.
(b) Kế toán vốn bằng tiền (Kế toán thanh toán): Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, lập phiếu thu, chi, hàng tháng lập các phiếu chi của văn phòng đại diện và các phiếu chi từ các nhà máy nộp về để hạch toán . Ngoài ra kế toán vốn bằng tiền quản lý các tài khoản 111.,112 và các sổ chi tiết của nó.
(c) Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152,153. Cuối quý ( quỹ 6 tháng) kế toán vật tư tập hợp số liệu lập bảng kê theo dõi, nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu lại với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẻ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê.
(d) Kế toán tài sản cố định: Quản lý các tài sản 211,121,213,214 thực hiện phân loại tài sản hiện có của công ty, theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, cuối kỳ lập bảng phân bổ.
(e) Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả trong công ty, giữa các công ty trong tập đoàn, giữa công ty với các khách hàng, giữa công ty với nhà cung cấp.
(f) Kế toán lương và các khoản theo lương: Có nhiệm vụ quản lý các tài khoản 334,338,622,627,642; hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các chuyền sản xuất và đơn giá lương, hệ số lương để tính lương, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các kế toán thống kê ở các nhà máy chuyển lên; lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương để nộp lên bảo hiểm xã hội.
(g) Kế toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, 511 cuối tháng lập bảng doanh thu bán hàng.
(h) Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi hợp lệ, để nhập xuất quỹ, ghi sổ quỹ, cuối kỳ đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền.
Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo nhập xuất tồn và chuyển lên phòng kế toán công ty. Ngoài ra các nhân viên này phải chấp hàng nội quy hạch toán nội bộ của công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức trước khi nhập kho và xuất kho.
Nhân viên thống kê tại các phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến khi thành phẩm hoàn thành. Cụ thể nhân viên thống kê phải theo dõi:
+ Từng chủng loại nguyên liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của nhà máy.
+ Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành để tinh lương cho cán bộ công nhân viên..
Cuối tháng nhân viên thống kê nhà máy lập báo cáo nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và báo cáo hàng hóa thành phẩm xuất tại xưởng về phòng kế toán Công ty. Ngoài ra thống kê xưởng còn căn cứ vào sản lượng thành phẩm nhập kho, đơn giá gia công trên một đơn vị sản phẩm để lập bảng tính lương và gửi về phòng kế toán công ty
Như vậy bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hoà An - Huế được tổ chức theo mô hình tập trung. Tất cả quá trình hạch toán và lên báo cáo đều được thực hiện tại phòng kế toán trên công ty.
2.1.4.1.3 Chế độ kế toán áp dụng
Hiện nay, Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và các sửa đổi bổ sung được ban hành kèm theo có liên quan. Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho và phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị hàng tồn kho. Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Khấu hao tài sản được thực hiện theo phương pháp tuyến tính. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song.
Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 1141 – TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi bổ sung theo thông tư hướng dẫn
2.1.4.1.4 Hình thức ghi sổ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, công tác kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện chức năng kế toán của mình, phản ánh giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản. Công tác kế toán của công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quy trình hạch toán, từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán.
Hiện nay công ty cổ phần dệt may Phú Hoà An - Huế đang áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung . Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chung là các hoạt động kinh tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản. Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng (tổ chức nhật ký chứng từ theo bên Có và tổ chức phân tích chi tiết theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng).
Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ
: Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 2.1.5. Tình hình nguồn nhân lực của Công ty:
2.1.5.1 Tình hình sử dụng lao động của Công ty:
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, số lượng và chất lượng phản ánh quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt ngành may mặc là ngành sản xuất trực tiếp nên cần một số lượng lao động khá cao và tỷ lệ lao động nữ chiếm tới 70 – 80% tổng số lao động toàn công ty, lao động là yếu tố quyết định sự thành bại của sản xuất. Nhân công trong ngành may mặc là rất nhiều và đòi hỏi phải có tay nghề, sự khéo léo, cẩn thận và chăm chỉ, có vậy mới tạo ra những sản phẩm chất lượng và số lượng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.1.5.1.1 Cơ cấu lao động của công ty qua ba năm 2011-2013:
Cơ cấu lao động của công ty qua ba năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng sau:
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối tài khoản
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ kế toán chi tiết
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua 3 năm (2011-2013) CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số lượng (ngườ) Cơ cấu % Số lượng (ngườ) Cơ cấu % Số lượng (ngườ) Cơ cấu % Tuyệt đối (+-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+-) Tương đối (%) Tổng số công nhân (bình quân) 900 100 1146 100 1169 100 246 27.3 23 2
1. Phân theo chức năng
Lao động gián tiếp 70 7.78 85 7.41 92 8.22 15 21.42 7 8.2
Lao động trực tiếp 830 92.22 1061 92.59 1077 91.78 231 27.83 16 1.5
2. Phân theo giới tính
Lao động nam 255 28.3 270 23.6 264 22.6 15 5.9 -6 -2.2 Lao động nữ 645 71.7 876 76.4 905 77.4 231 35.8 29 3.3 3. Phân theo trình độ Đại học và cao đẳng 26 2.9 45 4 45 3.8 19 73.1 15 50 Trung và sơ cấp 30 3.3 57 5 77 6.6 27 90 20 35.1 Lao độngphổthông 844 93.8 1044 91.1 1047 89.6 215 25.5 -12 -1.1
2.1.5.1.2 Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy: Tổng số lao động qua 3 năm 2011-2013 có sự biến động như sau:
- Từ 900 lao động năm 2011 đã tăng lên 1.146 lao động năm 2012, số công nhân năm 2012 so với năm 2011 tăng 246 công nhân tương ứng tăng 27.3 % là do công ty có chính sách đào tạo học nghề miễn phí, hỗ trợ cơm trưa và 600.000 đồng cho tháng đầu tiên. Bắt đầu tháng thứ hai, công ty kiểm tra tay nghề công nhân, nếu công nhân đạt sẽ nhận vào chuyền sản xuất, còn ngược lại sẽ cho vào chuyền 16 để tiếp tục đào tạo.
- Từ 1.146 lao động năm 2012 tăng lên 1.169 năm 2013, tăng 23 công nhân. Tương ứng với 2%. số công nhân năm 2013 tăng so với năm 2012 . Mức tăng này châm hơn do hỗ trợ giảm đi và những công nhân chưa đạt trong lần kiểm tra tay nghề lần trước.
Và một thực tế nữa là Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều công ty kinh doanh may mặc với những lời quảng cáo mời gọi như: ăn lương thời gian, thử việc 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/tháng, có xe đưa đón... như SCAVI, HBI, UNIMEX... đã làm cho công nhân lần lượt nghr việc.
* Xét về cơ cấu lao động phân theo chức năng ta thấy: Số lao động trực tiếp của công ty chiếm một tỷ lệ lớn, chiếm trên 90%. Điều này thể hiện sự năng động trong hoạt động của công ty. Số lao động gián tiếp qua 3 năm cũng tăng lên từ 70 lao động năm 2010 tăng lên 92 lao động năm 2012. Công ty đã chú trọng đội ngũ cán bộ trong đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật là then chốt.
* Xét về giới tính ta thấy: Do đặc điểm của công ty là may các mặt hàng cao cấp đòi hỏi sự khéo léo chịu khó nên số lao động nữ chiếm một tỷ lệ rất lớn trên tổng số lao động của toàn công ty và có xu hướng tăng. Năm 2011, số lao động nữ là 645 lao động, năm 2012 số lao động nữ là 876 lao động (tăng 231 lao động). Năm 2013 số lao động nữ tăng 29 lao động so với năm 2012 tương ứng tăng 3.3% do những nguyên nhân phân tích ở trên.
* Xét về trình độ lao động: Nhìn chung 3 năm qua tình hình lao động không có sự biến động lớn. Mặt khác vì nghành nghề đòi hỏi sự chăm chỉ khéo léo là chủ yếu nên chưa đòi hỏi nhiều về trình độ. Nhưng trong tương lai, trình độ công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại đòi hỏi công nhân phải có trình độ để tiếp thu và sử dụng được công nghệ mới. Công ty cần chú trọng nâng cao trình độ cho công nhân.
2.1.5.2. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.5.2.1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
Mọi hoạt động SXKD của DN nào cũng đều hướng tơi mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là thước đo chất lượng của HDSXKD . Phản ánh khả năng tổ chức, quản lý sản xuất. Là vấn đề sống còn của DN. Từ đó DN biết mình phải làm thế nào để có được hiệu quả cao nhất.Kết quả HDSXKD của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2011-2013)
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN ± % ± %
1. Doanh thu bán hàng 20.278.817.350 60.787.653.075 77.112.224.155 10.508.835.545 199.76 16.324.571.080 26.86 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 178.388.134 421.562.234 51.764.564 243.174.100 136.32 (369.797.670) -87.72 3. Doanh thu thuần về bán hàng 20.100.429.396 60.366.090.841 77.060.459.591 40.265.661.445 200.322 16.694.368.750 27.66 4. Gía vốn hàng bán 19.159.839.904 42.240.969.787 59.726.736.220 23.080.856.883 120.46 17.486.039.433 41.40 5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng 940.589.492 18.125.394.054 17.333.723.371 17.184.804.562 1872.02 (791.670.683) -4.37 6. Doanh thu hoạt động tài chính 61.364.869 383.564.086 211.819.78 322.199.217 525.05 (171.745.0085) 44.78 7. Chi phí tài chính 1.046.205.313 3.439.238.358 4.742.731.744 2.393.033.045 228.73 1.303.493.386 37.90 8. Chi phí bán hàng 2.303.120.750 3.179.046.588 4.680.522.147 875.925.838 38.03 1.501.475.559 47.23 9. Chi phí quản lý DN 1.597.497.885 5.904.287.016 6.425.112.345 4.306.789.131 269.60 520.825.329 8.82 10. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD (3.944.869.587) 5.986.386.178 1.697.176.213 9.931.255.765 -251.75 (4.289.209.965) -71.65 11. Thu nhập khác 454.438.609 291.756.038 11.203.786 (161.682.571) -35.58 (174.552.252) -59.62
12. Chi phí khác 282.134.415 2.208.194 - (208.106.221) -99.28 (2.028.194) -100
13. Lợi nhuận/(lỗ) khác 172.304.194 290.727.844 118.203.786 118.423.650 68.73 (172.524.058) -59.34 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (3.772.565.393) 6.277.114.022 1.815.379.999 10.049.679.415 -266.39 (4.461.734.023) -71.08
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - - 95.307.450 95.307.450
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (3.772.565.393) 6.277.114.022 1.720.072.549 10.049.679.415 -266.39 (4.557.041.473) -72.60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
2.1.5.2.2. Nhận xét
Đối với khoản giá vốn hàng bán, năm 2012 tăng 23.808.756.883 tương đương tăng 124.26% so với năm 2011. năm 2013 tăng 17.486.039.443 tương đương tăng 41.39% so với năm 2012. Qua bẳng ta thấy giá vốn đều tăng qua 2 năm, nguyên nhân là do sự biến động của thị trường. Nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất có sự biến động mạnh về giá và một số chi phí phát sinh nhiều, làm cho giá vốn tăng cao.
Do giá vốn tăng lên và chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý DN tăng lên. Đây là các khoản làm giảm lợi nhuận, làm ho lợi nhuận thuần cũng có sự biến động. Năm 2012 tăng 2.041.516.691, tương đương tăng 51.73% so với năm 2011. Năm 2013giảm 4.289.209.965, tương đương giảm 71.64% so với năm 2012
Chi phí DN tăng khá nhanh trong 3 năm . tất cả các loại chi phí đều tăng . Chi phí tài chính năm 2012 tăng 2.393.033.225, tương đương tăng 228.73%. Năm 2013 tăng 4.742.731.744 so với năm 2012. Điều này chứng tỏ DN phần nào nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo sự tin cậy trong đội ngũ lao động để họ gắn bó với DN.
Tóm lại, qua 3 năm 2011-2013 kết quả kinh doanh của DN có hiệu quả