Sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may xuất khẩu CAVINA (Trang 46)

Bảng 2.4: Sự biến động tài sản công ty năm 2010-2012

Chênh lệch

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +(-) % +(-) % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.157.485.298 57,52 7.414.759.718 75,68 6.868.377.757 62,60 3.257.274.420 78,35 -546.381.961 -7,37

Tiền và các khoản tương đương tiền 2.087.434.771 28,88 347.614.260 3,55 1.287.301.449 11,73 -1.739.820.511 -83,35 939.687.189 270,32

Các khoản phải thu ngắn hạn 1.865.707.559 25,81 6.296.259.300 64,27 4.992.143.473 45,50 4.430.551.741 237,47

- 1.304.115.827 -20,71 Hàng tồn kho 125.285.281 1,73 639.032.130 6,52 447.395.499 4,08 513.746.849 410,06 -191.636.631 -29,99 Tài sản ngắn hạn khác 79.057.687 1,09 131.854.028 1,35 141.537.336 1,29 52.796.341 66,78 9.683.308 7,34 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 3.070.128.925 42,48 2.382.244.091 24,32 4.104.266.509 37,40 -687.884.834 -22,41 1.722.022.418 72,29 Tài sản cố định 2.426.245.081 33,57 1.925.543.094 19,65 3.318.422.022 30,24 -500.701.987 -20,64 1.392.878.928 72,34 Tài sản dài hạn khác 643.883.844 8,91 456.700.997 4,66 785.844.487 7,16 -187.182.847 -29,07 329.143.490 72,07 TỔNG TÀI SẢN 7.227.614.223 100,00 9.797.003.809 100,00 10.972.644.266 100,00 2.569.389.586 35,55 1.175.640.457 12,00 ĐVT: Đồng (Nguồn: phòng kế toán)

Qua bảng phân tích 2.4 cho ta thấy tài sản của công ty qua các năm có sự biến

động. Tổng tài sản năm 2011 là 9.797.003.809 đồng tăng 2.569.389.586 đồng (tương

đương tăng 35,55%) so với năm 2010, sang năm 2012 tổng tài sản tăng 1.175.640.457

đồng ứng với 12% tăng nhẹ so với năm 2011.Ta tiến hành đi sâu vào phân tích cụ thể

biến động tài sản công ty

- Về tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản

của công ty. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản công ty năm 2010- 2012 lần lượt là: 57,52%, 75,68%, 62,60%. Năm 2011 tài sản ngắn hạn 7.414.759.718 đồng

tăng 3.257.274.420 đồng (78,35%) tăng rất mạnh so với năm 2010. Đến năm 2012 thì

tài sản ngắn hạn công ty lại giảm nhẹ so với năm 2011 cụ thể giảm 546.381.961đồng

(giảm 7,37%). Nguyên nhân chủ yếu là:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 giảm rất mạnh so với năm 2010

giảm 1.739.820.511 đồng (giảm 83,35%) đến năm 2012 chỉ tiêu này lên đến con số 1.287.301.449 đồng tăng 939.687.189 đồng tăng đến 270,32% so với năm 2011.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 tăng 4.430.551.741 đồng ứng 237,42%

so với năm 2010 cho thấy công tác quản lí và thu hồi nợ của công ty trong năm 2010

không tốt làm cho công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Đến năm 2012 khoản phải thu

ngắn hạn công ty giảm 1.304.115.827 đồng ( giảm 20,71%) so với năm 2011 đây là

dấu hiệu tốt của công ty cho thấy công tác thu hồi nợ công ty 2012 là khá tốt.

+ Hàng tồn kho năm 2011 tăng 513.746.849 đồng (tăng 410,06%) so với năm

2010 cho thấy công ty bị ứ đọng vốn quá nhiều mà ngành may mặc thì thay đổi nhanh

chóng công ty khó có thể bán được thu hồi vốn, sang năm 2012 giảm 191.636.631 đồng (giảm 29,99%) so với năm 2011.

+ Tài sản ngắn hạn khác công ty tăng liên tục trong 3 năm 2010- 2012. Cụ thể

năm 2011 tài sản ngắn hạn khác của công ty 131.854.028 đồng tăng 52.796.341 đồng

(tăng 66,78%) so với năm 2010. Năm 2012 tăng 9.683.308 đồng ( tăng 7,34%) so với năm 2011.

- Về tài sản dài hạn: tài sản dài hạn công ty có sự biến động tăng giảm khác nhau trong 3 năm 2010- 2012. Năm 2011 tài sản dài hạn 2.382.244.091 đồng giảm

687.884.834 đồng ( giảm 22,41%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 72,34% so với

năm 2011, do một số nguyên nhân chủ yếu:

+ Tài sản cố định năm 2011 là 1.925.543.094 đồng giảm 500.701.987 đồng (

giảm 20,64%) so với năm 2010 cho thấy năm 2011 công ty quan tâm chưa đúng mức

đến việc đầu tư nâng cấp tài sản cố định, sang năm 2012 chỉ tiêu này ở con số 3.318.422.022 đồng tăng 1.392.878.928 đồng ( tăng 72,34%) so với năm 2011 công ty đã thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.

+ Tài sản dài hạn khác năm 2011 là 456.700.997 đồng giảm 187.182.847 đồng (

giảm 29,07%) qua năm 2012 tăng 72,07% so với năm 2011.

Như vậy qua phân tích trên cho ta thấy tài sản công ty tăng liên tục nhưng biến

động lớn nhất là năm 2011, năm 2012 công ty bị chiếm vốn quá nhiều công ty cần chú

trọng công tác thu hồi nợ. Tình hình kinh tế năm 2012 có sự chững lại so với năm

2011 nên các yếu tố biến động nhẹ.

Bảng 2.5: Sự biến động nguồn vốn công ty giai đoạn 2010- 2012 Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +(-) % +(-) % A. NỢ PHẢI TRẢ 2.431.691.607 33,64 3.967.422.760 40,50 5.002.709.850 45,59 1.535.731.153 63,15 1.035.287.090 26,09 I. Nợ ngắn hạn 2.356.690.209 32,61 3.856.436.040 39,36 4.806.143.405 43,80 1.499.745.831 63,64 949.707.365 24,63 Phải trả người bán 89.343.424 1,24 247.887.233 2,53 302.647.765 2,76 158.543.809 177,45 54.760.532 22,09

Người mua trả tiền trước 49.535.500 0,69 69.179.110 0,71 83.152.199 0,76 19.643.610 39,66 13.973.089 20,2

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 135.706.732 1,88 344.149.153 3,51 464.601.357 4,23 208.442.421 153,60 120.452.204 35

Phải trả người lao động 970.011.000 13,42 1.331.447.000 13,59 1.975.142.622 18,00 361.436.000 37,26 643.695.622 48,35

Chi phí phải trả 206.302.471 2,85 700.366.535 7,15 0,00 494.064.064 239,49 -700.366.535 -100

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn

khác 905.791.082 12,53 1.163.407.009 11,88 1.980.599.462 18,05 257.615.927 28,44 817.192.453 70,24 II. Nợ dài hạn 75.001.398 1,04 110.986.720 1,13 196.566.445 1,79 35.985.322 47,98 85.579.725 77,11 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 75.001.398 1,04 110.986.720 1,13 196.566.445 1,79 35.985.322 47,98 85.579.725 77,11 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.795.922.616 66,36 5.829.581.049 59,50 5.969.934.416 54,41 1.033.658.433 21,55 140.353.367 2,408 TỔNG NGUỒN VỐN 7.227.614.223 100,00 9.797.003.809 100,00 10.972.644.266 100,00 2.569.389.586 35,55 1.175.640.457 12 ĐVT: đồng (Nguồn: phòng kế toán)

Qua bảng thống kê 2.5 ta có thể nhận xét khái quát về tình hình nguồn vốn công ty trong giai đoạn 2010- 2012

Năm 2011 nguồn vốn công ty là 9.797.003.809 đồng tăng 2.569.389.586 đồng

(tăng 35,55%) so với năm 2010, đến năm 2012 nguồn vốn công ty là 10.972.644.266

đồng tăng 12% so với năm 2011 cụ thể:

- Nợ phải trả: năm 2011 là 3.967.422.760 đồng tăng 1.535.731.153 đồng( tăng

63,15%) so với năm 2010, năm 2012 chỉ tiêu này là 5.002.709.850 đồng tăng

1.035.287.090 đồng( tăng 26,09%) nợ phải trả qua các năm liên tục tăng đặc biệt năm

2011 tăng mạnh chủ yếu do

+ Nợ ngắn hạn tăng 1.499.745.831 đồng tương ứng tăng 63,64% so với năm 2010 trong đó phải trả người bán, chi phí phải trả tăng mạnh.

+ Nợ dài hạn tăng 35.985.322 đồng ( tăng 47,98%) so với năm 2010 hầu như do

công ty dùng cho quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Như vậy nợ phải trả của công ty năm 2011 tăng chủ yếu do công ty chiếm dụng

vốn của người bán.

- Nguồn vốn chủ sở hữu công ty trong 3 năm 2010- 2012 liên tục tăng. Năm

2011 nguồn vốn chủ sở hữu công ty là 9.797.003.809 đồng tăng 2.569.389.586 đồng ( tăng 35,55%) so với năm 2010, năm 2012 chỉ tiêu này đạt 10.972.644.266 đồng tăng

12% so với năm 2011.

Qua phân tích trên cho ta thấy nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn,

thông qua bảng 3 ta thấy nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là phải trả người bán. Như

vậy khoản nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty tuy nhiên cần chú ý đến khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn của

2.1.7. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển thời gian tới

2.1.7.1. Thuận lợi

- Cán bộ công nhân viên có tâm huyết với công ty, nhiệt tình đoàn kết trong công

việc nên hoạt động công ty đi vào ổn định các hợp đồng công ty thực hiện đúng cam

kết các bên thỏa thuận, không có tình trạng vỡ kế hoạch xảy ra.

- Có sự định hướng của Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc và sự giúp đỡ tận

tình của các phòng chức năng của công ty mẹ để CAVINA hoạt động hiệu quả.

- Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, phương châm hoạt động của

CAVINA trong những năm qua là lấy mục tiêu chất lượng và giao hàng đúng cam kết

nên đã giành được sự trung thành khách hàng đang có và từ đó có được nhiều khách

hàng mới.

2.1.7.2. Khó khăn

Khó khăn đối với hàng gia công xuất khẩu

- Vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng do:

+ Lực lượng lao động có xu hướng chuyển sang các lĩnh vực như ngành thủ công

mỹ nghệ, nhà hàng, khách sạn,…

+ Xu hướng xuất khẩu lao động một số quốc gia: Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan…ngày càng gia tăng do chênh lệch trị giá đồng tiền giữa các quốc gia.

+ Tình trạng lao động trẻ không được đào tạo đến nơi đến chốn về văn hóa, đạo đức lẫn nghề nghiệp. Lao động ít yêu nghề, trung thành với doanh nghiệp, tính kỉ luật

thấp.

- Việc tiếp cận công nghệ may tiên tiến, mới, đặc biệt kĩ thuật chế tạo các cử, gá

lắp khó khăn…thuê các máy chuyên dùng từ Tp.HCM.

- Về mặt cơ sở vật chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng: + Không có khu vực riêng cho KCS kiểm hàng cuối chuyền.

+ Khu vực đóng gói được ngăn ra từ phòng cắt nên rất chật hẹp chính vì vậy

không đảm bảo vấn đề vệ sinh công nghiệp, không đảm bảo cho hàng hóa tại khu vực

đóng gói, năng suất giảm.

- Địa bàn tỉnh Phú Yên nằm cách xa hai trung tâm kinh tế lớn( Tp.HCM và Hà

Nội) của nước ta vì vậy điều kiện tiếp cận nhanh các tập đoàn may mặc bán lẻ hàng

đầu thế giới khi họ vào Việt Nam là rất khó khăn. Hơn nữa việc nắm bắt sự tăng giảm

giá gia công từng thời điểm là rất khó.  Khó khăn đối với hàng nội địa

- Không có vốn cho hoạt động kinh doanh hàng nội địa.

- Đội ngũ thiết kế còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Hàng Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá rẻ nên khó cạnh tranh.

- Về vấn đề nguyên phụ liệu chưa chủ động được nên khoảng 70% là nhập từ

nước ngoài nên giá thành sản phẩm khó có thể cạnh tranh…

2.1.7.3. Phương hướng phát triển thời gian tới

Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2012-2015

- Năm 2012 sẽ đưa 4 chuyền may mới đi vào hoạt động có hiệu quả, nâng tổng

số chuyền may lên 14 chuyền với khoảng 750 lao động.

- Giai đoạn 2012- 2013 dự kiến xây dựng khu nhà ở tập thể cho cán bộ công

nhân viên tại 47 Nguyễn Trung Trực để đáp ứng nhu cầu cho người lao động.

- Giai đoạn 2013- 2015 mỗi năm đầu tư thêm 2 chuyền may mới dự kiến đến năm 2015 sẽ có 20 chuyền may với khoảng 1055 lao động.

- Sàng lọc và đào tạo lao động nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động và thỏa mãn được nhu cầu khách hàng..

- Dịch chuyển tỉ trọng hàng gia công sang FOB và CIF phấn đấu đến năm 2015

tỉ trọng gia công 50% còn lại là FOB, CIF.

- Bên cạnh đó cần quan tâm người lao động công ty có chính sách như thưởng

thâm niên, chuyên cần, khuyến khích sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong công việc . Tôn vinh lao động giỏi, xuất sắc.

- Tiến hành đổi mới, đánh giá lại và thanh lí những thiết bị, máy móc cũ, lạc hậu

thay bằng những máy móc mới, hiện đại.

- Tích cực tìm kiếm khách hàng, bảo vệ và mở rộng thị trường.

- Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn

2010- 2012

2.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Môi trường kinh doanh được hiểu là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ

quan, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Phân tích môi trường kinh doanh cho phép nhà quản trị doanh nghiệp phát

triển các cơ hội có thể mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp và các nguy cơ hay rủi

ro mà doanh nghiệp cần có biện pháp ngăn chặn hay né tránh. Ta tiến hành phân tích

để hiểu rõ.

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

Tưởng rằng môi trường môi trường vĩ mô ảnh hưởng như nhau đến tất cả các

doanh nghiệp hoạt động trong cùng một thời kì và ở cùng một lãnh thổ nhất định . Nếu

điều đó đúng ta chỉ cần phân tích và dự đoán môi trường vĩ mô cho một doanh nghiệp

ở một thời điểm xác định nào đó rồi áp đặt kết quả đó vào phân tích tất cả các doanh

nghiệp khác trong toàn bộ nền kinh tế. Nhưng trên thực tế điều đó là không đúng vì

môi trường vĩ mô tạo cho các doanh nghiệp những điều kiện không giống nhau. Các

điều kiện này tùy thuộc vào ngành, vùng lãnh thổ, độ lớn , hình thức sở hữu doanh

nghiệp…

Tiến hành đi sâu phân tích các nhân tố vĩ mô tác động như thế nào đến hoạt động

của công ty.

a. Môi trường kinh tế

Là môi trường kinh doanh tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân, xã hội

phát triển thì thu nhập con người tăng lên, cuộc sống được cải thiện và lúc đó cầu tiêu dùng cũng thay đổi lúc này họ lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện, địa vị của họ.

Mỗi doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh ở trong môi trường kinh tế nên thay

đổi lớn hay nhỏ sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp.

- Chính sách tỷ giá hối đoái

Trong những năm gần đây giá trị đồng nội tệ giảm hay nói cách khác là tỷ giá

hối đoái tăng đây chính là điều kiện thuận lợi khuyến khích công ty xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài thu ngoại tệ. Hoạt động này gia tăng lợi nhuận cho doanh

nghiệp do chênh lệch tỷ giá và giá cả hàng hóa của công ty bán ra nước ngoài trở nên

rẻ hơn, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Thị trường xuất khẩu của công ty

chủ yếu là Mỹ nên giá trị thu về khá lớn do sự chênh lệch của tỷ giá. Với chi phí sản

xuất trong nước thấp và thu về ngoại tệ sự chênh lệch giữa hai đông tiền mang lại lợi

ích cho công ty rất lớn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động.

- Chính sách xuất khẩu

Nước ta trong giai đoạn khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu do đó có sự

thông quan, thủ tục xuất khẩu nhanh chóng, các bước kiểm tra hàng hóa cũng dễ dàng

hơn. Đây là yếu tố thuận lợi cho công ty vì sản phẩm của công ty hầu như là xuất

khẩu. Tuy nhiên công ty thực hiện hợp đồng gia công nên lợi ích mang lại không đáng

kể, nhưng nó sẽ tác động mạnh đến công ty trong những năm tới vì xu hướng công ty

là dịch chuyển hàng gia công sang FOB và CIF.

b. Môi trường chính trị- pháp luật

Yếu tố môi trường chính trị- pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt

động của doanh nghiệp và đi theo các chiều hướng khác nhau. Nó bao gồm hệ thống

các quan điểm, đường lối, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng ngoại giao của

chính phủ, diễn biến chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới.

Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp riêng, bao gồm nhiều bộ luật, văn bản

dưới luật và các quy định thể hiện các quy tắc quản lí kinh tế- xã hội của nhà nước

theo từng giai đoạn.

Tình hình chính trị trong những năm qua Việt Nam ổn định là một thuận lợi lớn

nước. Trong tình hình chính trị ổn định quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các

nước trên thế giới rất tốt đã tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh giữa các doanh

nghiệp trong và ngoài nước. Giúp cho công ty có cơ hội tìm hiểu thông tin và nắm bắt cơ hội đưa chiến lược phù hợp với từng thị trường.

Môi trường pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường quốc tế. Môi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may xuất khẩu CAVINA (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)