Khái quát về BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển bidv – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 42)

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of Vietnam) đƣợc thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ. Với truyền thống 55 năm xây dựng, trƣởng thành và đồng hành cùng chặng đƣờng phát triển của đất nƣớc, BIDV – tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động và không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần hữu hiệu vào việc tăng cƣờng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực. BIDV đã thực hiện những bƣớc chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hƣớng kinh doanh mạnh mẽ theo hƣớng một NHTM đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống tổ chức của BIDV đƣợc hình thành và hoàn thiện theo mô hình của một tập đoàn trong tƣơng lai. Hiện tại mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối: Khối ngân hàng thƣơng mại quốc doanh (bao gồm sở giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc), khối công ty con, khối các đơn vị liên kết, khối liên doanh, khối đầu tƣ. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 18.000 ngƣời vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ Ngân hàng hiện đại.

2.1.2. Khái quát về BIDV Chi nhánh Hoàn Kiếm

Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm đƣợc thành lập ngày 27/5/2010 có trụ sở đặt tại 194 Trần Quang Khải, Hà Nội. Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm ra đời trên cơ sở nâng cấp từ Phòng giao dịch 1 và phòng Giao dịch 3 của Chi nhánh

Sở Giao dịch I với quy mô tổng tài sản 2.000 tỷ đồng, dƣ nợ tín dụng 675 tỷ đồng và số cán bộ ban đầu là 106 ngƣời.

Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm hoạt động theo mô hình chi nhánh hỗn hợp với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng và tiện ích cao cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công nghệ và trình độ cán bộ trong hệ thống.

Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm ra đời cùng với các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, các thành phố khu đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp đang có xu hƣớng phát triển hiện nay sẽ tạo thành hệ thống mạng lƣới ngân hàng với đầy đủ tiện ích và dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại; đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong cơ chế thị trƣờng, sẵn sàng hội tụ đủ các yếu tố và điều kiện hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của BIDV trong khu vực và trên thế giới.

Theo quyết định 399/QĐ-HĐQT ngày 26/03/2013, chi nhánh Hoàn Kiếm là một trong 21 chi nhánh toàn hệ thống xếp hạng I năm 2012.

Bên cạnh đó, trong 3 năm qua (2011,2012,2013), chi nhánh đều đạt danh hiệu chi nhánh xuất sắc nhiệm vụ.

2.1.3. Tổ chức bộ máy của BIDV – chi nhánh Hoàn Kiếm

Là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, với số lƣợng cán bộ ban đầu là 106 ngƣời, trong 3 năm hoạt động, số lƣợng cán bộ của chi nhánh đã lên 134 ngƣời, trong đó có khoảng 11% cán bộ trình độ trên đại học, 85% cán bộ có trình độ đại học và 4% có trình độ trung cấp, cán bộ BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo dựng đƣợc đội ngũ cán bộ tƣơi trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, hiện đại.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Hoàn Kiếm

Chức năng nhiệm vụ một số phòng ban:

 Phòng QHKH doanh nghiệp:

- Thực hiện tƣ vấn trong hoạt động tín dụng và dịch vụ ủy thác đầu tƣ theo quy định. Tổ chức lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng.

- Chú trọng tiếp thị và phát triển khách hàng. Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp, công tác tín dụng, công tác kinh doanh ngoại tệ. Tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, đo lƣờng mức độ hài long của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng.

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng doanh nghiêp; triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, thẻ, bảo hiểm, dịch vụ…) phù hợp với điều kiện cụ thể của Chi nhánh và hƣớng dẫn của BIDV; đề xuất việc cải tiến/ phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp tới đơn vị đầu mối tại Trụ sở chính.

 Phòng Quản trị tín dụng:

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bọ trƣớc khi giao dịch đƣợc thực hiện.

Đầu mối cung cấp hồ sơ thông tin về khách hàng theo thẩm quyền

 Phòng QHKH cá nhân:

- Thực hiện nhiêm vụ tiếp thị và phát triển khách hàng, bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công tác tín dụng.

 Phòng tài chính kế toán:

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời moi hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Đề xuất tham mƣu với giám đốc Chi nhánh về việc hƣớng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán. Tham gia các tổ kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình,….Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực về số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Quản lý thông tin và lập báo cáo.

- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hƣớng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh.

- Hƣớng dẫn các phòng/ tổ thuộc trụ sở Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động. Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thƣởng của Chi nhánh theo quy đinh.

- Thực hiện công tác chính sách, thủ tục pháp lý và các văn bản giấy tờ hành chính. Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lƣu trữ, bảo mật) cán bộ. Phối hợp với các phòng theo dõi ngày công lao động của cán bộ.

 Phòng Quản lý rủi ro: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lƣợng ISO, công tác kiểm tra nội bộ.

- Rà soát, kiểm tra giám sát việc thực hiện giới hạn tín dụng; việc chấm điểm xếp hạng khách hàng của Khối quan hệ khách hàng và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.

- Giám sát việc phân loại nợ, thực hiện rà soát và trình cấp có thẩm quyền quyết định trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở đề xuất của Phòng quản trị tín dụng, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi phòng Tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định của BIDV.

- Tổng hợp, báo cáo về tình hình hoạt động tín dụng, chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh phục vụ công tác quản trị điều hành của lãnh đạo. Thực hiện các báo cáo về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý nợ xấu.

 Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:

- Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Bảo quản tiền mặt, ấn chỉ, tài sản cầm cố, tài sản giữ hộ của ngân hàng và khách hàng theo quy định.

- Thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ nhƣ. Thu/chi, xuất/nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, ấn chỉ thƣờng dùng cho mục

đích huy động vốn, tài sản cầm cố thế chấp, các dịch vụ ngân quỹ khác; Phối hợp chặt chẽ với các phòng Giao dịch khách hàng, các phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ nhanh chóng, thuận tiện, an toàn cho khách hàng; Thực hiện hạch toán các giao dịch thu chi tiền mặt tại quầy đầy đủ, chính xác, kịp thời để phục vụ khách hàng theo đúng mô hình giao dịch một cửa.

- Thực hiện giao nhận tiền mặt, ấn chỉ quan trọng, ấn chỉ thƣơng dùng cho mục đích huy động vốn, giấy tờ có giá, hồ sơ tài liệu…với các phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm tại Chi nhánh; Nộp, lĩnh tiền mặt với Ngân hàng Nhà nƣớc VN, các chi nhánh trong hệ thống BIDV và với các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội.

 Phòng giao dịch:

Trực tiếp giao dịch với khách hàng:

- Khởi tạo thông tin khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng.

- Quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch, hạch toán kế toán với khách hàng theo quy định.

Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá và các hình thức tiền gửi khác bằng Việt Nam Đồng, ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Giao dịch ngoại tệ:

- Thực hiện giao dịch mua bán, thu đổi ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Tín dụng:

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nƣớc và dịch vụ ngân quỹ.

- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối.

- Thực hiện thanh toán séc du lịch, thẻ quốc tế.

- Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tƣ cho các dự án, cho các khách hàng.

- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và của BIDV (dịch vụ BSMS, phát hành thẻ ATM, tƣ vấn đầu tƣ, đại lý bảo hiểm, đại lý đặt lệnh chứng khoán, hoạt động dịch vụ có thu phí.

 Phòng kế hoạch tổng hợp:

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp. Tham mƣu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn và sử dụng vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất (huy động và cho vay), về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trƣơng và chính sách của Chi nhánh/BIDV. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ theo quy định Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các thông tin về thị trƣờng, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh, đề xuất các chính sách, biện pháp phát triển dịch vụ của Chi nhánh. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, phân tích mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của khách hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển bidv – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 42)