Địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 46)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.1.2.Địa hình

Thị trấn Việt Lâm nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện trên 500m so với mực nƣớc biển, độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng mang đặc điểm riêng biệt:

- Tiểu vùng núi cao: Bao gồm các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thƣợng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phƣơng Tiến, vùng này có độ cao trung bình trên 1.000 m, thuận lợi cho phát triển các cây đặc sản nhƣ chè Shan, quế, thảo mộc, chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề rừng.

- Tiểu vùng núi trung bình: Bao gồm các xã Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ, vùng này có độ cao trung bình từ 500 - 800 m, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

- Tiểu vùng thung lũng và núi thấp: Bao gồm các xã Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Thị trấn Vị Xuyên, Thị trấn Việt Lâm, vùng này có độ cao trung bình dƣới 500 m, thuận lợi cho phát triển lúa nƣớc, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển chăn nuôi.

2.1.3.Đất đai

Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Thị trấn Việt Lâm, toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 1.781.46 ha.

+ Đất nông nghiệp 1.550.20 ha chiếm 87.02 % - Đất sản xuất nông nghiệp 783.6 ha;

- Đất lâm nghiệp 742.27 ha;

+ Đất phi nông nghiệp 228.75 ha chiếm 12.84 % - Đất ở 30.45 ha

- Đất chuyên dùng 52.98 ha;

- Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 138.93 ha; Đất chƣa sử dụng 2.47 ha chiếm 0.14% ha

Thị trấn Việt Lâm có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là đất dùng trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 46)