Đặc điểm cấu trúc hình thái thảm thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 83)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.4.Đặc điểm cấu trúc hình thái thảm thực vật

Nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của các trạng thái thảm thực vật là một trong những nội dung quan trọng phản ánh những thay đổi của chúng trong quá trình sinh trƣởng, phát triển. Cấu trúc hình thái ở trạng thái Thảm cỏ và Thảm cây bụi chỉ có 2 tầng. Còn trạng thái rừng thứ sinh, cấu trúc đã đƣợc phân hoá thành 3 tầng rõ rệt. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích sự phân bố của các loài, các dạng sống trong cấu trúc của từng trạng thái thảm thực vật. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.5.

4.2.4.1. Trạng thái thảm cỏ

Ở trạng thái này, chúng tôi thấy cấu trúc hình thái rất đơn giản, có sự phân hoá 2 tầng chính đó là:

Bảng 4.5. Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC Tên trạng thái TTV Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Thành phần thực vật Thảm cỏ 2 1 1-1,5

Thông đất, Cỏ lào, Cỏ rác, Cỏ quản bút, Nóng lá to, Nóng, Sau sau, Muối, Đơn buốt, cúc chỉ thiên, Lài trâu, Dớn đen, Guột, Chó đẻ răng cƣa, Sòi tía, Ba soi, Bùng bục, Ba đậu, Đom đóm,…

2 <0,5

Dƣơng xỉ thƣờng, Guột, Đình lịch, Rau sam, Bọ mắm, Cỏ tranh ,Thanh táo, Guột, Dây thìa canh, Bìm bìm hoa vàng, Đom đóm, Sắn dây rừng, Bòng bong, Sau sau, Cúc chỉ thiên, Cỏ lào,… Thảm cây bụi 2 1 3-5

Nóng, Côm tầng, Đom đóm, Găng gai, Sau sau, Thừng mực trâu, Đu đủ gai, Đu đủ rừng, Núc nác, Trám trắng, Trám đen, Thàu táu, Dẻ gai ấn độ, Chìa vôi,…

2 <0,5 Quyển bá, Guột, Dƣơng xỉ thƣờng, Mua tép, Cỏ gà,Cỏ rác, Dớn đen, Tóc thần vệ nữ, Guột, Đình lịch, Hà thủ ô trắng, Cỏ cứt lợn, Tàu bay, Cỏ lào, …

Rừng thứ sinh

3

1 10 - 12

Thôi ba trung hoa, Trám trắng, Đáng chân chim, Bồ kết, Chò xanh, Chò nâu, Đu đủ rừng, Nhội, Me rừng, Dẻ gai đỏ, Sồi lông, Sồi vàng, Kháo heo,…

2 3 - 5

Dâu gia, Me rừng, Vạng trứng, Sồi lông, Cơi, Kháo heo, Lát hoa, Mán đỉa, Ngõa lông, Sung, Roi rừng, Ngái, Nghiến, Kim cang lá to, Thƣng mực trâu, Thừng mực mỡ, Cọ phèn, Đại bi, Sổ bà, Chò nâu, Cơi, Me rừng, Thị lông, Dâu gia, Nhội, Vạng trứng,…

3 <0,5

Quyển bá, Dƣơng xỉ thƣờng, Rau má núi, Riềng rừng, Khúc khắc đỏ, Sau sau, Tàu bay, Hà thủ ô trắng, Dây mật,…

Tầng thứ 1: Có chiều cao trung bình từ 1 - 1,5m, thƣờng là những khoảnh nhỏ đƣợc hình thành trên đất nƣơng rãy. Tầng này bao gồm các cây bụi và một số cây thân cỏ nhƣ: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Nóng (S. tristyla), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Mao đài thorel (Mitrephora thoreii), Đom đóm (Alchornea trewioides) Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata),… Độ che phủ của tầng là 30%.

Tầng thứ 2: Gồm các loài có chiều cao trung bình dƣới 0,5m nhƣ: Guột (Dicranopteris lineari), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hyrgophyla salicifolia), Đơn buốt (Bidens pilosa),Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Mua tép (Osbeckia chinensis), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus),… Độ che phủ của tầng là 70%.

Thực vật ngoại tầng chỉ gồm một loài là Bòng bong (Lygodium flexuosum).

4.2.4.2. Trạng thái thảm cây bụi

Trong trạng thái này có cấu trúc 2 tầng bao gồm:

Tầng thứ 1: Tầng này gồm các cây bụi và cây gỗ tái sinh, có chiều cao trung bình từ 3 - 5 m nhƣ: Sau sau (Liquidambar formosana), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cocchinchinense), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (F.vill osissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Côm tầng (E.griffithii), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba soi (M.denticulata), Bục trắng (Mallotus apelta),… Độ che phủ của tầng là 50 %.

Tầng thứ 2: Có chiều cao dƣới 0,5 m chủ yếu gồm các cây cỏ và một số cây bụi nhƣ: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Guột (Dicranopteris linearis), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticina), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ lào (Eupatorium odoratum),Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ rác (Microstengium vagans), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) Cẩm cù (Hoya carnosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Sắn dây rừng (Pueraria montana), ... Độ che phủ của tầng 60 %.

Thực vật ngoại tầng gồm một số loài nhƣ: Bòng bong (Lugodium flexuosum), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Sắn dây rừng ( Pueraria montana),…

4.2.4.3. Trạng thái rừng thứ sinh

Khác với kiểu thảm cây bụi, Rừng thứ sinh do có thời gian phục hồi dài nên đã có cấu trúc 3 tầng rõ rệt: Tầng 1: Cây gỗ, tầng 2: Tầng cây bụi, tầng 3: Thảm tƣơi.

Tầng thứ nhất: Chiều cao trung bình của tầng này là 10 - 12 m gồm các loài cây gỗ nhƣ: Thích bắc bộ (Acer toninense), Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (F.villosissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đinh (Markhamia stipulata), Dâu da (Baccaurea ramiflora), Nhội (Bischofia javanica), Đỏm lông (Bridelia tomentosa), Me rừng (Phyllanthus emblica), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), ... Độ che phủ của tầng chiếm 80 %.

Tầng thứ 2: Có chiều cao trung bình là 3 - 5 m gồm các loài cây gỗ và cây bụi nhƣ: Sau sau (Liquidambar Formosama), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (F.villosissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Kim cang lá to

(Smilax perfoliata), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Dâu da (Baccaurea ramiflora),Nhội (Bischofia javanica), …Độ che phủ của tầng 30 %.

Thực vật ngoại tầng gồm các loại: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Dong rừng (Phrynium placentarium), Thổ phục linh (Smilax menispermoidea), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Do thời gian phục hồi ngắn cho nên cấu trúc hình thái thảm thực vật của 3 trạng thái nghiên cứu trên cũng tƣơng đối đơn giản:

- Ở trạng thái thảm cỏ và thảm cây bụi, cấu trúc chỉ gồm 2 tầng chính là: Tầng cây bụi, cây gỗ nhỏ và tầng thảm tƣơi.

- Ở trạng thái rừng thứ sinh đã có cấu trúc 3 tầng rõ rệt: Tầng cây gỗ (cao 10 - 12 m); tầng cây bụi (cao 3 - 5m); tầng thảm tƣơi (cao < 0,5 m).

Ngoài ra ở các trạng thái thảm thực vật đều có dây leo (thực vật ngoại tầng), trong tầng cây gỗ và cây bụi có sự phân hoá theo các cấp chiều cao khác nhau, chủ yếu là tầng cây gỗ nhỡ và tầng cây bụi gỗ nhỏ và cây tái sinh. Nhƣ vậy theo thời gian quá trình phục hồi rừng ở đây diễn ra khá mạnh, luôn có sự thay thế các loài thực vật, chúng cùng chịu ảnh hƣởng của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi đƣợc sẽ tồn tại, phát triển và những loài không thích hợp với điều kiện sống hiện tại sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 83)