Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 55)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.4.1. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn

Mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải đƣợc thu thập trên một số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phƣơng pháp điều tra OTC đang đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc.

Để nghiên cứu về rừng nhiệt đới, khi xác định tổng diện tích OTC, H. Lamprecht (1979) đã tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích ô cơ sở 400m2, sau đó tăng dần diện tích ô cho đến khi không còn loài cây mới xuất hiện. Diện tích của ô khi đó là diện tích tối thiểu của các OTC cần điều tra, để đảm bảo có thông tin đầy đủ về thành phần loài và điều kiện địa hình phức tạp cần có sự phân loại khoanh vùng trƣớc.

Thái Văn Trừng (1978) [98] đề nghị dùng OTC dạng bản nhỏ 100m2

(10 x 10m) để điều tra nhanh ngoài thực địa và ô kích thƣớc từ 400m2

(20 x 20m) cho đến 1 ha tuỳ theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn giản khi điều tra chi tiết.

Lâm Phúc Cố (1996) sử dụng OTC 400m2

cho cả 5 giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau nƣơng rẫy ở Lâm trƣờng Pú Luông, Mù Cang Chải – Yên Bái.

Các tác giả Lê Đồng Tấn (2000) [45], Lê Ngọc Công (2004) [14] đã áp dụng OTC 400m2

Phạm Ngọc Thƣờng (2003) [53] đã xác định diện tích OTC là 500m2

(20 x 25m) áp dụng cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi sau nƣơng rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đối với thảm vầu, nứa phục hồi tự nhiên tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100m2

(10x10m).

Nhƣ vậy, mỗi tác giả khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa đều đƣa ra một tiêu chuẩn và kích thƣớc OTC khác nhau. Tuy có khác nhau, nhƣng các tác giả đều thống nhất số lƣợng và kích thƣớc OTC phải đủ lớn thì số liệu thu thập đƣợc mới đủ độ tin cậy.

Trong thời gian 2 năm từ (2010 – 2011), chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa 3 đợt. Đợt 1 từ tháng 5/2011 -> 6/2011: Nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan. Đợt 2 từ tháng 8/2011 -> 12/2011: Thu thập số liệu ngoài thực địa về thành phần loài, các kiểu thảm thực vật,đặc điểm tái sinh. Đợt 3 từ háng 12/2011 -> 3/2012: Điều tra bổ sung phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu. Để thu thập số liệu chúng tôi thực hiện phƣơng pháp điều tra theo tuyến và theo OTC của Hoàng Chung (2008) [9] nhƣ sau: Tuyến điều tra: Trƣớc hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hƣớng vuông góc với đƣơng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tuỳ vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4 – 6 OTC, mỗi ô có diện tích 400m2

(20 x 20m) đối với rừng thứ sinh, 16m2 đối với thảm cây bụi và 4m2

(2 x 2m) đối với thảm cỏ.

- Ô tiêu chuẩn: Để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC với kích thƣớc nêu trên. Ô dạng bản (ODB) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, các góc vuông và các cạnh của OTC 400m2. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung (kích thƣớc ODB là 2m x 2m).

20m

Hình 3.1. Sơ đồ trí ODB trong OTC ở rừng thứ sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)