Trạng thái rừng thứ sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 70)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.2.3.Trạng thái rừng thứ sinh

Tại điểm nghiên cứu này, chúng tôi thống kê đƣợc 204 loài (chiếm 66,89% tổng số loài), thuộc 157 chi (chiếm 69,78%) của 64 họ (chiếm 81,01%). Nhƣ vậy ta thấy rằng: Số loài, số chi, số họ ở đây cao hơn so với kiểu thảm cây bụi và thảm cỏ. Họ có số loài nhiều nhất (14 loài) là họLong não (Lauraceae), gồm các loài Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis), Chắp xanh (Beilschmidedia percoriacea), Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonknensis), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Gù hƣơng (Cinnamomum balansae), Re gừng (Cinnamomum illicioides), Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Kháo heo (Cryptocarya obtusifolia), Mò lông (Litsea amara), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Kháo vàng (Machilus bonii), Kháo hôi (Phoebe pallida).

Có 2 họ có 13 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm Chòi mòi tía (Antidesma bunius), Dâu da (Baccaurea ramiflora), nhội (Bischofia javania),

Đỏm (Bridelia minutiflora), Đỏm lông (Bridelia tomentasa), Lộc mại lá dài (C.longifolium), Ba đậu (Croton tiglium), Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Vạng trứng (Endospermum chinense), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Cánh kiến (M.philippinensis), Phèn đen (Phyllanthus reticculatus), Me rừng (Phyllanthus emblica), Chẩn đỏ (Microdermis caseariaefolia). Tiếp theo là họ Dâu tằm (Moraceae) có 13 loài gồm: Sui (Antiaris toxicaria), Vỏ đỏ (Artocarpus styracifolius). Chay Bắc Bộ (Artocarpus tonkinensis), Gùa (Ficus callosa), Ngoã lông (F.fulava), Sung (Ficus rasemosa), Đa lá lệch

đầu tên (F. Sagittata), Sung bầu (F. tinctoria), Ngái (F. hispida),

Họ cà phê (Rubiaceae) có 9 loài là Dạ cẩm (Hedyotis cappitellata), Ba kích (Morinda offficinalis), Lấu (Psychotria reevesii), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Gáo trắng (Neolamarckia cadamba), Rau má núi(Geophila repens), Vỏ dụt (Hymenodictyon orixense), Nhàu lá chanh (Morinda citrifolia), Câu đằng bắc (Uncaria homomalla)

Họ Vang (Caesalpiniaceae) gồm: 8 loài là Muồng lông (Cassia hirsuta), Lim xanh (Erthrophleum fordii), Bồ kết (Gleditsia autralis), Cồng mộ (Gymnocladus angustifolius), Mý (Lysidice rhodostegia), Lim vang (Peltthophprum tonkinense), Vàng anh (Saraca dives), Vuốt hùm (Caelalpinia minax).

Có 2 họ có 7 loài Họ đậu (Fabaceae) gồm các loài Sƣa (Dalbergia tonkinensis), Dây mật (Derris elliptica), Hàm xì (Flemingia macrophylla), Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata). Họ Xoan (Meliaceae) gồm các loài Gội núi (Aglaia roxburghiana), Gội đỏ (Amoora dasyclada), Gội trắng (Aphanamixis grandiflora), Quyếch tía (Chisocheton paniculatus), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Xoan (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura bonii). Có 1 họ có 6 loài là họ Bồ hòn (Sapindaceae) gồm Trƣờng vải (Delavaya yunnanensis), Nhãn (Dimocarpus longan), Trƣờng sâng (Mischocarpus suidaicus), Vải rừng (Nephelium cuspidatum), Trƣờng kẹn (Pavieasia annamensis), Bồ hòn (Sapindes mukorosii). Có 2 họ có 5 loài là họ Na (Annonaceae) gồm Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (Fvillosissimum), Nhọc (Polyalhia cerasoides), Giền đỏ (Xylopia vielana). Họ Dẻ (Fagaceae) gồm các loài Cà ổi Sa pa (Castanopsis lecomtei), Dẻ gai Ấn Độ (C. Indica) Dẻ gai đỏ (C. hystrix), Sồi lông (Lithocarpus amygdafolia), Sồi vàng (Lithocarpus tubulosus).

Có 12 họ có 4 loài gồm Họ Xoài (Anacardiaceae); họ Trúc đào (Apocynaceae), Họ Cúc (Asteraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Gai (Urtcaceae),… Có 8 họ có 3 loài gồm có Họ đậu (Fabaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Thị (Ebennaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Gừng (Zingiberaceae),… Có 9 họ có 2 loài gồm họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Trầm (Thymelaeaceae) họ Máu chó (Myristicaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Mao lƣơng (Ranunculaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Có 24 họ có 1 loài gồm có các loài là họ Sau sau (Altingiaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Thiên lý Asclepiadacceae), họ Bàng (Combretacceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Sơn cam (Opiliaceae), họ Chẩn (Pandacceae),…

So với các trạng thái khác, ở trạng thái Rừng thứ sinh thành phần loài cây gỗ chiếm nhiều hơn. Các loài cây gỗ ƣa bóng, có giá trị kinh tế cao xuất hiện ngày càng tăng về số lƣợng đó là: Lim xanh (Erythrophleum fordii). Lim vang (Peltophorum tonkinense), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Cannarium tramdenum), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica) ... Còn lại những loài cây gỗ nhƣ Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Ba soi (Macaranga deticulata) là những loài ƣa sáng, có thời gian sống ngắn, chất lƣợng gỗ không tốt không xuất hiện ở nhiều điểm nghiên cứu này, với số lƣợng giảm hẳn, Một số loài cây gỗ đã xuất hiện ở trạng thái thảm cây bụi lại không thấy xuất hiện ở đây nhƣ: Màng tang (Litsea cubeba), Muối (Rhus chinensis),... Nhƣ vậy các loài cây gỗ ƣa sáng dần mất đi, thay vào đó là sự phát triển ƣu thế của các loài cây gỗ ƣa bóng bởi vì khi rừng khép tán, độ che phủ của các loài càng cao thì sự đào thải những loài kém thích nghi là điều tất yếu.

Thành phần cây bụi chủ yếu trong kiểu trạng thái rừng non này là các loài: Lấu đỏ (Psychotri rubra), Găng gai (Randia spinosa), ... Có nhiều loài

cây bụi không thấy xuất hiện ở đây nhƣ: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thƣờng (Melastoma normale), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), ...

Thành phần loài ở thảm tƣơi gồm có các loài nhƣ: Cỏ Gà (Cynodon dactylon) Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Dƣơng xỉ thƣờng (Crylosorus parasiticus). Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống dây leo nhƣ: Sắn dây rừng (Pueraria montana), Bòng bong (Lygodium flexuosum) ...

Qua nghiên cứu thành phần loài ở 3 trạng thái của thực vật thứ sinh, chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:

Ở 3 trạng thái đều có cùng điều kiện lập địa. Nguồn gốc trƣớc kia là rừng tự nhiên, sau khi bị khai thác những cây gỗ lớn và chặt trắng làm nƣơng rẫy rồi trở thành đất bị bỏ hoang. Số loài thực vật tăng theo thời gian, ở trạng thái thảm cỏ có 39 loài nhƣng đến trạng thái thảm cây bụi là 139 loài và cuối cùng đến trạng thái rừng non đã là 204 loài. Số loài cây gỗ tăng dần theo tuổi phục hồi và đặc biệt những cây ƣa bóng, có giá trị kinh tế cao thay thế dần những loài cây ƣa sáng, thời gian sinh trƣởng ngắn.

Qua việc xem xét về đa dạng thành phần loài ta thấy, ngoài hai yếu tố khí hậu và đất đai (hai yếu tố phát sinh) thì sự tác động của con ngƣời cũng đóng vai trò rất quan trọng vào mức độ đa dạng loài thực vật trong quần xã.

Nhƣ vậy, trong cùng điều kiện lập địa, 3 trạng thái thực vật rất điển hình mà chúng tôi nghiên cứu đã phản ánh sự khác nhau về thành phần loài, sự phát triển của các loài ƣu thế và sự thay thế đào thải của các loài kém thích nghi. Sự khác nhau đó còn phản ánh quy luật của quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 70)