Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 88)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.5.1.Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh

Từ số liệu thu nhập trên 80 ODB phân bố đều ở các vị trí trong những ô tiêu chuẩn điển hình ở 3 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nƣơng rãy ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định đƣợc mật độ, tổ thành cây tái sinh và trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ở ba TTV

TT Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh

Tên loài Mật độ(cây /ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (Cây/ha) Tổ thành (%)

1 Muối 194 16,28 Sau sau 519 16,07 Chẹo ấn độ 567 14,36

2 Sau sau 176 14,77 Xoan 473 14,64 Vàng anh 421 10,67

3 Bùng bục 148 12,42 Ba soi 349 10,81 Đinh 391 9,91

4 Ba soi 124 10,40 Màng tang 248 7,68 Vạng trứng 356 9,01

5 Ba soi tai 102 8,56 ChẹoẤn độ 213 6,59 Xoan nhừ 323 8,17

6 Bục

trắng 90 7,55 Trâm núi 212 6,56 Tháu táu 289 7,32

7 Chẻ ba 78 6,54 Trâm tía 208 6,40 Ba soi 243 6,15

8 Đom

đóm 60 5,03 Tháu táu 173 5,35 Màng tang 215 5,44

9 Thừng mực mỡ 163 5,05 Lim vang 205 5,19 10 Dẻ gai Ấn độ 197 5,0 9 loài khác 220 18,46 10 loài khác 672 20,80 15 loài khác 740 18,73 Tổng 17 1192 100 19 3230 100 25 3949 100

* Trạng thái Thảm cỏ

Trạng thái thảm cỏ phục hồi sau nƣơng rẫy có 17 loài cây xuất hiện, mật độ 1192 cây/ha. Trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Muối (Rhus chinensis), Sau sau (Liquidambar formosana), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Bùng bục (M. barbatus), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata), Chẻ ba (Euodia lepta), Đom đóm (Alchornea trewioides). Trong đó Muối (Rhus chinensis) là loài cây có tỷ lệ tổ thành lớn nhất (16,28%), mật độ cao nhất 194 cây/ha. Sau sau (Liquidambar formosana) chiếm tỷ lệ tổ thành 14,77% mật độ cây 176 cây/ha, Bùng bục (M. barbatus) chiếm tỷ lệ tổ thành 12,42% mật độ cây 148 cây/ha, Ba soi (M. denticulata) chiếm tỷ lệ tổ thành 10,4% mật độ cây tái sinh 124 cây/ha, Ba soi tai (Macaranga auriculata) chiếm tỷ lệ tổ thành 8,56% mật độ cây tái sinh 102 cây/ha, Ba bét trắng (Mallotus apelta), chiếm tỷ lệ tổ thành 7,55% mật độ cây tái sinh 90 cây/ha, Chẻ ba (Euodia lepta) chiếm tỷ lệ tổ thành 6,54 mật độ cây tái sinh 78 cây/ha, Đom đóm (Alchornea trewioides) chiếm tỷ lệ tổ thành 5,03 mật độ cây tái sinh 60 cây/ha.

* Trạng thái Thảm cây bụi

Ở trạng thái thảm cây bụi phục hồi sau nƣơng rãy có tổng số 19 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 3230 cây/ha. Có 9 loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Trong đó Sau sau (Liquidambar formosana) chiểm tỷ lệ tổ thành cao nhất (16,07 %), tƣơng ứng với mật độ lớn nhất 519 cây/ha; Xoan (Melia azedarach) có mật độ 473 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 14,64 %; Ba soi (M.denticulata) có mật độ 349 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 10,81 %; màng tang (Litsea cubeba) có mật độ 248 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 7,68 %; Chẹo Ấn độ

(Engelhardtia roxburghiana) có mật độ 213 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 6,59 %; Trâm núi (Syzygium levinei) có mật độ 212 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 6,56 %; Trâm tía (Syzygium dioica) có mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 6,40 %;

Thàu táu (Aporosa dioica) có mật độ 173 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 5,35 %, Thừng mực mỡ (Wrighia balansae) có mật độ 163 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 5,05 %. Trong trạng thái này hầu hết các loài tham gia vào công thức tổ thành đều là những loài cây ƣa sáng, sinh trƣởng nhanh.

*Trạng thái Rừng thứ sinh

Từ kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau nƣơng rãy có 25 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 3949 cây/ha. Trong đó có 10 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana), Vàng anh (Saraca dives), Đinh (Markhamia stipulata), Vạng trứng (Endospermum chinense), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Tháu táu (Aporosa dioica), Ba soi (M.denticulata), Màng tang (Litsea cubeba), Lim vang (Pelthorum tonkinense), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica). Trong đó Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana) là loài có tỷ lệ tổ thành lớn nhất (14,36%), mật độ cao nhất 567 cây/ha: Vàng anh (Saraca dives) chiếm tỷ lệ tổ thành (10,67%) mật độ 423 cây/ha, Đinh (Markhamia stipulata) chiếm tỷ lệ tổ thành (9,91%) mật độ 391 cây/ha; Vạng trứng (Endospermum chinese) chiếm tỷ lệ tổ thành (9,01%) mật độ 356 cây/ ha; Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) chiếm tỷ lệ tổ thành (8,17%) mật độ 323 cây/ha; Tháu táu (Aporosa dioica) chiếm tỷ lệ tổ thành (7,32 %) mật độ 289 cây/ha; Ba soi (M.denticulata), Màng tang (Litsea cubeba) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,44%), mật độ 215 cây/ha; Lim vang (Pelthorum tonkinense)

chiếm tỷ lệ tổ thành (5,19 %) mật độ 205 cây/ha; dẻ gai Ấn độ (C.indica)

chiếm tỷ lệ tổ thành (4,98 %) mật độ 197 cây/ha.

Nhƣ vậy, khi so sánh thành phần loài ở 3 trạng thái thấy phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài đƣợc mang đến từ nhiều nguồn giống khác nhau bằng nhiều con đƣờng nhƣ: Phát tán nhờ gió, chim

hoặc thú nhỏ. Qua sự xuất hiện của các loài cây tái sinh trong công thức tổ thành chúng ta thấy rằng ở trạng thái rừng thứ sinh tỷ lệ một số loài đã giảm rõ rệt. Bởi vì khi thời gian phục hồi rừng tăng thì độ che phủ của rừng tăng lên cũng đã phần nào ảnh hƣởng đến khả năng tái sinh của các loài cây gỗ. Thành phần loài cây tái sinh ở giai đoạn rừng thứ sinh thể hiện sự thay thế dần các loài cây ƣa sáng bằng những loài cây chịu bóng thời gian đầu và có đời sống dài, chính những loài cây này sẽ tham gia vào tổ thành tầng cây cao của rừng thứ sinh nhƣ: Lim xanh, Vàng anh, Dẻ gai Ấn độ, Đinh, Xoan nhừ ...

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 88)