Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 73)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.3. Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Nghiên cứu bất kỳ một hệ thực vật nào, thì một trong những nội dung quan trọng đó là phân tích phổ dạng sống. Vì dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trƣờng. Do đó khi nghiên cứu dạng sống sẽ cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với các

điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng nhƣ của cả hệ sinh thái. Dạng sống đƣợc thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp thành những quần xã riêng biệt phản ánh môi trƣờng sống nơi đó. Mỗi dạng sống có một kiểu trao đổi vật chất và năng lƣợng khác nhau và trở thành một đơn vị cấu trúc sinh thái quan trọng của quần xã.

Có rất nhiều cách phân chia dạng sống, nhƣng trong phần thống kê này chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo thang phân loại của Raunkiaer (1934) và sau này Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), Hoàng Chung (2008). Tức là cách phân loại dạng sống dựa vào vị trí của chồi so với mặt đất.

Kết quả nghiên cứu thành phần dạng sống đƣợc trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu

Dạng sống

Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th

Số lƣợng 235 11 29 13 10

Tỷ lệ (%) 77,05% 3,61% 9,51% 4,26% 3,27%

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch He Cr Th Dạng sống 3,61 9,51 4,26 3,27 77,05 Dạng sống

Hình 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu

Qua số liệu bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiểm tỷ lệ cao nhất (77,05%), tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 9,51%, cây một năm (Th) chiếm 3,27%, cây chồi sát đất (Ch) là 3,61và cây chồi ẩn (Cr) là 4,26% .

Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.4 và hình 4.4.

Bảng 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV

Các kiểu dạng sống

Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh Tính chung cho các

trạng thái

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

1. Cây có chồi trên

đất (Ph) 18 46,15 104 74,82 170 83,33 235 77,05

2. Cây có chồi sát

mặt đất (Ch) 3 7,69 7 5,03 7 3,43 11 3,61

3. Cây có chồi nửa

ẩn (He) 12 30,76 15 11,63 14 6,86 29 9,51

4. Cây chồi ẩn(Cr) 2 5,12 5 3,6 8 3,92 13 4,26

5. Cây sống 1 năm

(Th) 4 10,26 8 5,76 5 2,45 10 3,27

Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh Tính chung cho các trạng thái Ph Ch He Cr Th

Hình 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV

Qua số liệu bảng 4.4 ta thấy tổng số loài thực vật trong thảm cỏ là 39; Thảm cây bụi là là 139; Rừng thứ sinh là 204. Trong 3 trạng thái nghiên cứu trên có tất cả cả 5 nhóm dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,05%, tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) và cây chồi ẩn đều chiếm 9,51%, còn lại cây chồi sát đất 3,61%. Cây một năm (Th) chiếm 3,27% là tỷ lệ thấp nhất.

Nhƣ vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện đƣợc tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới - Ph) chiếm ƣu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc (Ch, He, Cr, Th). Từ kết quả 4.4 ta có công thức phổ dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tại Thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên theo Raunkiaer (1934) nhƣ sau:

SB = 77,05 Ph + 3,61 Ch + 9,51 He + 4,26 Cr + 3,27 Th

Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch He Cr Th Dạng sống 3,61 77,05 9,51 4,26 26 3,27 Dạng sống Hình 4.5. Phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm

Để thấy rõ ảnh hƣởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các dạng sống thực vật, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống, thể hiện khả năng thích nghi của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu.

4.2.3.1. Trạng thái thảm cỏ

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trạng thái Thảm cỏ cũng có tất cả 5 dạng sống cơ bản mặc dù số loài trong mỗi dạng sống không nhiều. Khác với các quần xã khác, ở quần xã này nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, còn cây có chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là cây chồi trên đất (Ph), cây sống một năm (Th), nhóm cây chồi sát đất (Ch).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 30,76% gồm 12 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng

(Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Mua tép (Osbeckia chinensis), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Sắn dây rừng (Pueraria montana),Cỏ lá tre (Oplismenus compositus).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 46,15% gồm các loài: Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Nóng (S. tristyla), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Mao đài thorel (Mitrephora thoreii), Đom đóm (Alchornea trewioides) Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata).

Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ 10,26% gồm 4 loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ gà (Cynodon dactylon).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 7,96% gồm có 3 loài là Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Thanh táo (Justicia gendarussa).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ thấp chiếm 5,12% gồm 2 loài là Guột (Dicranopteris lineari), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre).

4.2.3.2. Trạng thái thảm cây bụi

Ở trạng thái này, cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Cao nhất là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), cây chồi sát đất (Ch), thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr),

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 74,82% gồm 104 loài là Sau sau (Liquidambar formosana), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cocchinchinense), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (F.vill osissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Côm tầng (E.griffithii), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba

soi (M.denticulata), Bục trắng (Mallotus apelta), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria),…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 11,63% gồm 15 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Chè vè (Miscanthus floridulus), …

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,76% có 8 loài gồm: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Cỏ rác (Microstegium vagans), Song nha kép (Bidens bipinnata), Đơn buốt (B. pilosa), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Chạc chìu (Tetracera scandens).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3,6% gồm 5 loài: Guột (Dicranopteris lineari), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) .... Dây hạt bí (Dischidia acuminata),Dây thìa canh (Gymnema sylvestre)Cẩm cù (Hoya carnosa).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5,03% gồm 7 loài: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), (Gynostemma pentaphyllum), Đuôi chồn (Uraria crinita), Tƣớc sàng (Justicia procumbens), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Giổi lông (Michelia balansae)Lá khôi (A. silvestris),Câu đằng bắc (Uncaria homomalla).

4.2.3.3. Trạng thái rừng thứ sinh

Ở trạng thái này có cả 5 nhóm dạng sống. Khác với 2 trạng thái ở trên, ở trạng thái này số lƣợng loài là nhiều nhất (204 loài), tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác đôi chút. Cao nhất vẫn là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), cây chồi ẩn

(Cr), thấp nhất là nhóm chồi sát đất (Ch).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 83,33% và có số lƣợng loài cao nhất là 170 loài gồm Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar Formosama), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (F.villosissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đinh (Markhamia stipulata), Dâu da (Baccaurea ramiflora), Nhội (Bischofia javanica), Đỏm lông (Bridelia tomentosa), Me rừng (Phyllanthus emblica), Ràng ràng mít (Ormosia balansae),…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 6,86% gồm 14 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Gai ráp (Maouti puya), Trai thƣờng (Commelina communis), Tàu bay (Gynura crepidioides), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus veneris), Vi tiền thuỳ (Nanocnide lobata), Tai đá (Pellionia repens), Gai ráp (Maoutia puya), Bách bộ (Stemona tuberosa)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 2,45% có 5 loài gồm: Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Đại bi (Blumea balsamifera), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus),Chạc chìu (Tetracera scandens), Hàm xì (Flemingia macrophylla).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3,92% gồm 8 loài: Chuối rừng (Musa acuminata), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Dong rừng (Phrynium placentarium), Thổ phục linh (Smilax menispermoidea), Kim cang lá to (Smilax perfoliata), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Sa nhân tím (Amomum longiligulare),Sa nhân (A. villosum).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 3,43 % gồm có 7 loài: Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đuôi chồn (Uraria crinita), Giổi lông (Michelia balansae), Lá khôi (Ardisia

silvestris), Rau má núi (Geophila repens), Câu đằng bắc (Uncaria homomalla),

* Tóm lại:

Cả 3 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có đầy đủ 5 dạng sống là Ph (Phanerophytes): Cây chồi trên đất: Ch (Chamaetophytes): Cây chồi sát mặt đất He (Hemicryptohytes): Cây một năm Th (Theophytes):Cây có chồi ẩn Cr (Criptophytes).

Ở 2 trạng thái thảm thực vật: Rừng thứ sinh và thảm cây bụi, thì nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm ƣu thế bởi vì phần lớn gồm các cây gỗ và cây bụi. Ở trạng thái rừng thứ sinh, tỷ lệ dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 83,33 %. Tỷ lệ các dạng sống cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây sống 1 năm (Th) ở các trạng thái này chênh lệch nhau không nhiều. Trạng thái thảm cỏ khác với 2 trạng thái rừng trên đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) lại có tỷ lệ cao nhất (30,76%), tiếp đến là cây chồi trên đất (Ph), cây sống một năm (Th), cây chồi sát đất (Ch) và thấp nhất là chồi ẩn (Cr).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)