Tổng năng lực khử của COS2

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng áp dụng phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của chitosan và chitosan phân tử lượng thấp (Trang 48)

Tổng năng lực khử của COS2 đƣợc trình bày trên hình 3.7.

Hình 3.7. Tổng năng lực khử của COS2 ở các nồng độ khác nhau

Từ kết quả trên hình 3.7. ta thấy rằng COS2 có hoạt tính chống oxy hóa vì có khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ làm chuyển màu vàng của hỗn hợp phản ứng sang màu xanh hấp thụ ở bƣớc sóng 700nm. Kết quả phân tích cũng cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của COS2 cũng phụ thuộc vào nồng độ của nó trong hỗn hợp phản ứng hay nói các khác là nồng độ COS2 càng cao thì độ hấp thụ ở bƣớc sóng 700nm càng lớn tức là khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ càng nhiều. Ở cùng một nồng độ thì năng lực khử của COS2 lớn hơn rất nhiều so với chitosan và COS1. Ta có thể giải thích kết quả này nhƣ sau:

Trong phân tử COS2 cũng có nhiều nhóm -NH2, -OH mà trong đó các nguyên tử nitơ và oxy còn có cặp electron chƣa sử dụng. Do đó chúng có khả năng cho đi 1 eclectron để khử Fe3+ thành Fe2+ [18].

Phân tử lƣợng của COS2 là 38kDa nên rất linh động trong quá trình phản ứng do đó khả năng khử Fe3+ cao hơn chitosan và COS1.

Với những lý do trên thì có thể kết luận rằng COS2 có khả năng chống oxy hóa và năng lực khử của COS2 tăng khi tăng nồng độ COS2, khả năng khử của COS2 cao hơn nhiều so với chitosan và COS1.

3.2.4.. Tổng năng lực khử của COS3

Tổng năng lực khử của COS3 đƣợc trình bày trên hình 3.8.

Hình 3.8. Tổng năng lực khử của COS3 ở các nồng độ khác nhau

Từ kết quả trên hình 3.8 ta thấy rằng COS3 có hoạt tính chống oxy hóa vì có khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ làm chuyển màu vàng của hỗn hợp phản ứng sang màu xanh hấp thụ ở bƣớc sóng 700nm. Kết quả phân tích cũng cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của COS3 cũng phụ thuộc vào nồng độ của nó trong hỗn hợp phản ứng hay nói các khác là nồng độ COS3 càng cao thì độ hấp thụ ở bƣớc sóng 700nm càng lớn tức là khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ càng nhiều.

Ở cùng một nồng độ thì năng lực khử của COS3 lớn hơn rất nhiều so với chitosan và COS1 nhƣng nhỏ hơn COS2.

Ta có thể giải thích kết quả này nhƣ sau:

Tƣơng tự nhƣ chitosan thì trong phân tử COS3 cũng có nhiều nhóm -NH2, -OH mà trong đó các nguyên tử nitơ và oxy còn có cặp electron chƣa sử dụng. Do đó chúng có khả năng cho đi 1 eclectron để khử Fe3+ thành Fe2+ [18].

Phân tử lƣợng của COS3 là 27kDa nên năng lực khử Fe3+ là tốt hơn chitosan và COS1. Nhƣng do COS3 đƣợc tạo thành do thủy phân chitosan ở nhiệt độ 45 0C, nồng độ H2O2 1.5%, t= 4h nên phản ứng thủy phân khá mãnh liệt và kết quả là tạo ra COS3 có phân tử lƣợng nhỏ và môt số phân tử chitosan bị cắt mạch tới các oligosaccharide với nhóm aldehyd. Chính các nhóm này sẽ phản ứng với các thành phần phi chitosan tạo nên các sản phẩm trung gian phức tạp khác. Mặt khác các olygoglucosanmin này cũng có nhóm OH bán acetan giống nhƣ glucose, nhóm OH này dễ dàng tham gia vào phản ứng oxy hoá khử để chuyển oligoglucosamin về các sản phẩm có cấu trúc dạng axit Gluconic,cuối cùng tạo nên các sản phẩm có màu vàng đậm [1]. Do đó chắc chắn có sự biến đổi về cấu trúc trong phân

tử COS3 và làm tăng các thành phần tạp chất nên đã làm giảm hoạt tính chống oxy hóa của COS3.

Với những lý do trên thì có thể kết luận rằng năng lực khử của COS3 tăng khi tăng nồng độ COS3 và lớn hơn nhiều so với chitosan và COS1 nhƣng nhỏ hơn COS2.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng áp dụng phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của chitosan và chitosan phân tử lượng thấp (Trang 48)