Tổng năng lực khử của COS1 đƣợc trình bày trên hình 3.6.
Hìn h 3.6. Tổng năng lực khử của COS1 ở các nồng độ khác nhau
Từ kết quả trên hình 3.6 ta thấy rằng COS1 có hoạt tính chống oxy hóa vì có khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ làm chuyển màu vàng của hỗn hợp phản ứng sang màu xanh hấp thụ ở bƣớc sóng 700nm. Kết quả phân tích cũng cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của COS1 cũng phụ thuộc vào nồng độ của nó trong hỗn hợp phản ứng hay nói các khác là nồng độ COS1 càng cao thì độ hấp thụ ở bƣớc sóng 700nm càng lớn tức là khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ càng nhiều. Ở cùng một nồng độ thì khả năng khử Fe3+ thành Fe2 của COS1 lớn hơn so với chitosan. Ta có thể giải thích điều này nhƣ sau:
Tƣơng tự nhƣ chitosan thì trong phân tử COS1 cũng có nhiều nhóm -NH2, -OH mà trong đó các nguyên tử nito và oxy còn có cặp electron chƣa sử dụng. Do đó chúng có khả năng cho đi 1 eclectron để khử Fe3+ thành Fe2+ [18].
Phân tử lƣợng của chitosan là 308kDa, phân tử lƣợng của COS1 là 291kDa. Chính điều này đã tạo nên sự tăng lên về khả năng khử Fe3+ thành Fe2+. Lý do là vì chitosan có phân tử lƣợng lớn thì độ nhớt sẽ rất cao nên khả năng linh động cũng nhƣ hoạt tính sinh học sẽ thấp hơn COS1 [6]. Do đó, khả năng tiếp xúc và phản ứng với Fe3+ bị hạn chế hơn so với COS1.
Với những lý do trên thì có thể kết luận rằng COS1 có khả năng chống oxy hóa và năng lực khử của COS1 tăng khi ta tăng nồng độ COS1, khă năng khử tốt hơn so với chitosan.