Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 30)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Tình hình kinh tế

Nằm trong vùng “Trăm làng nghề, Trăm làng truyền thống”, lại nằm sát vùng đất Kinh Kỳ - Kẻ Chợ - Thăng Long - Hà Nội, trên đầu mối giao thông quan trọng, các làng La Nội, La Dương và Ỷ La thuộc Dương Nội ngày nay được người Việt cổ khai phá từ rất sớm.

Nông nghiệp

Người Dương Nội xưa chuộng nông nghiệp, với địa thế thuận tiện là nằm bên bờ sông Nhuệ, nên dân cư ở đó lấy nông nghiệp làm trọng. Do nằm trên thế đất cao, nên đồng ruộng các làng chủ yếu là đồng mùa, số ruộng cấy chiêm rất ít. Đất ruộng được chia thành hai cấp: vàn hay đồng (ở thế cao) và

dộc (ở thế thấp). Đất ở vàn thường mềm hơn, ngoài lúa mùa có thể trồng thêm một vụ màu; còn đất ở dọc thường là đất thịt, khô rắn không thể trồng màu.

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Dương Nội cũng bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nghề dệt bị mai một. Sau khi Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội; đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế. Đặc biệt sau năm 1995, khi vấn đề lương thực được giải quyết căn bản, Đảng bộ xã Dương Nội xác định hướng phát triển kinh tế như sau: Đẩy mạnh nông nghiệp bằng bằng cách coi chăn nuôi là mặt trận hàng đầu, giảm dần diện tích trồng lúa, thay thế bằng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao [29, tr.293]. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã làm giảm dần diện tích trồng lúa, thay thế bằng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Sản lượng lương thực giảm dần, thay thế bằng các loại rau, quả thực phẩm để cung cấp cho thị trường nội thành Hà Nội. Chăn nuôi lợn, gà trong hộ gia đình có nhiều điều kiện phát triển. Thủ công nghiệp mai một dần, the la không có người mua, cuộc sống của người dân rất khó khăn. Người dân tự tìm cách xoay sở với cuộc sống bằng các nghề như đi xây dựng (đi xây), phụ nữ ở nhà nuôi lợn, nấu rượu, trồng rau, cà chua, dưa chuột, dưa lê, v.v.. rồi đem đi bán tại khu vực Hà Đông, Thanh Xuân. Ngoài ra Dương Nội còn biết đến qua các sản phẩm nông nghiệp “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần”.

Cuối những năm 1990 đầu 2000, làng đào Nhật Tân bị thu hồi đất, xây khu đô thị mới Ciputra, những gốc đào Nhật Tân chuyển về La Cả. Quá trình đô thị hóa đã làm cho thịt chó Nhật Tân cũng như đào Nhật Tân không còn đất để kinh doanh. Chính vì vậy một số nghề dịch chuyển về ngoại thành. La Cả nổi lên là nơi cung cấp đào Nhật Tân cho Thủ đô. Đào La Cả giống y như đào Nhật Tân ngày xưa: cành cứng dày, nụ mập, sắc thắm, lâu phai, cánh rụng xuống đất vẫn còn đỏ. Năm 2002, diện tích trồng đào tại Dương Nội

chiếm tỷ lệ 75% của 300 ha đất nông nghiệp (số liệu báo cáo kinh tế phường Dương Nội). Sau năm 2008, diện tích trồng đào này bị thu hồi đất phục vụ cho công tác bàn giao đất cho các đơn vị đầu tư. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp còn lại tại Dương Nội chủ yếu trồng lúa.

Bảng 1.1: Các loại đất đai của phường Dương Nội

(Nguồn: Địa chính phường Dương Nội, 2012)

Qua bảng các loại đất đai của phường Dương Nội cho thấy trước năm 2002, diện tích đất nông nghiệp tại Dương Nội là chủ yếu, chiếm 66% tổng diện tích toàn phường. Song đến năm 2007, diện tích nông nghiệp bị thu hẹp còn 10.3%, diện tích đất thổ cư tăng lên nhanh chóng, gấp hơn ba lần so với diện tích đất thổ cư năm 2002. Nguyên nhân của sự giảm nhanh diện tích đất nông nghiệp là do quá trình UBND phường Dương Nội thực hiện thu hồi đất nông nghiệp giao cho các dự án. Đến năm 2011, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn có 4% (chủ yếu tập trung tại khu La Dương). Chính vì vậy, trong những năm gần đây, UBND phường tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chú trọng việc thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ phù hợp với đô thị mới.

Thủ công nghiệp

Nằm trong cái nôi văn hóa của cả một khu vực ven sông Nhuệ, từ Vạn Bảo (nay là Vạn Phúc) đến La Tinh, nên làng La Cả cũng mang dấu ấn chung về một nghề nổi tiếng: nghề dệt lụa. Từ nét nghĩa văn tự của chữ La, chỉ một

Năm Diện tích Đất canh tác (Tỷ lệ %) Thổ cƣ (Tỷ lệ) Đất chuyên dùng (Tỷ lệ) 2002 386 ha (66%) 93,91 ha (16%) 105,4 ha (18%) 2007 60,29 (10.3%) 398,75 ha (68.1%) 125,27 ha (21.4%) 2011 24,54 ha (4%) 422, 21 ha (72%) 138,46 ha (24%)

thứ tơ dệt mỏng và mát, mà các làng Ỷ La, La Nội, La Khê, La Du, La Dương, La Phù, La Tinh đều là những làng có nghề dệt lụa truyền thống lâu đời. Từ giữa thế kỷ XVII, làng La Cả đã có nghề dệt, the, lụa [31, tr. 64]. Từ thế kỷ XVII - XVIII, người làng La Cả đã dệt những tấm lụa đẹp và mát cung cấp cho thị dân chốn Kinh Kỳ. Sản phẩm chính của nghề dệt La Cả, La Dương là the, lụa. Trong đó the La Cả nối tiếng cả nước “The La, lĩnh Mỗ, chồi Phùng” hoặc “The La, lụa Vạn, vải Canh”. The La Cả có ưu thế riêng so với the của làng La Khê vì có hoa trơn dệt rất công phu. Những người làm nghề dệt đã lập thành một phường gọi là Lăng La phường gồm bốn giáp: Đông - Nam - Đoài - Bắc. Các sản phẩm dệt của làng đã được đem bán tại Pháp, Hồng Kông…Vào những năm 30 của thế kỷ XX, nghề dệt của làng La Cả rất phát đạt. Một số gia đình khá giả có 5-7 khung dệt, thuê thợ dệt hàng ngày.

Sau khi hòa bình lập lại, Dương Nội có chủ trương khuyến khích chuyển đổi các mô hình sản xuất, các xưởng dệt ở La Cả xuất hiện khôi phục lại ngành dệt với số lượng máy móc, xưởng dệt quy mô lớn. Hộ gia đình ông Nguyễn Bá Chính là hộ gia đình đầu tiên khôi phục lại nghề dệt, nhuộm vải. Máy móc in, dệt vải được mua từ miền Nam và xuất hiện các xưởng dệt vải, in vải theo hướng công nghiệp. Công việc của in ấn vải rất vất vả, cần phải có sức khỏe nên chủ yếu là đàn ông trong làng và từ các nơi khác sang làm thuê. Năm 2009, xã Dương Nội chuyển thành phường Dương Nội, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng lên. Những năm 2000, sau khi các cửa hàng bán đồ gỗ tại Đại Mỗ (Từ Liêm) phát triển, thì một số hộ gia đình nắm bắt được nhu cầu và mở các xưởng xẻ gỗ chuyên cung cấp gỗ cho các chủ cửa hàng đồ nội thất tại Đại Mỗ (Từ Liêm). Hiện nay, các ngành nghề được đầu tư phát triển mạnh như: may gia công, dệt, nhuộm, in, chế biến gỗ, các nhóm ngành dịch vụ được quan tâm phát triển.

Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế phường Dương Nội trong 5 năm (2005-2010)

Năm Nông nghiệp

(%)

Công nghiệp, xây dựng (%) Thƣơng mại, dịch vụ (%) 2005 25 44 31 2006 22,8 43 34,2 2007 13,6 50,8 35,6 2008 12,1 49,4 38,5 2009 7,5 47,2 45,3 2010 2 50 48 T8.2012 1, 13 49,5 49,37

(Nguồn: Báo cáo Đại hội đại biểu phường Dương Nội lần thứ XXI nhiệm kỳ 2005-2010)

Qua bảng cơ cấu kinh tế của phường trong 5 năm (Từ 2005 - 2010) cho thấy: Nông nghiệp ngày càng bị giảm xuống, từ 25% xuống còn 2%. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh từ năm 2006 đến năm 2007. Đây là thời điểm phường thu hồi đất nông nghiệp và bàn giao cho các tập đoàn xây dựng triển khai các khu đô thị mới, các khu công nghiệp.

Có tất cả 6 đơn vị là chủ đầu tư các công trình trên địa bàn Dương Nội gồm: Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, công ty Tập đoàn Nam Cường Hà Nội, công ty Xây dựng An Hưng, công ty TNHH đầu tư phát triển Hạ Long, Trường phổ thông quốc tế Việt Nam và Ban quản lý Dự án quận Hà Đông. Lớn nhất là Khu đô thị Dương Nội, với tổng diện tích quy hoạch lên đến 197 ha và đây mới chỉ là một trong 15 dự án hạ tầng đô thị đang đổ vào Dương Nội. Khu đô thị mới Dương Nội nằm trong chuỗi các đô thị thuộc dự án trục đô thị phía bắc thành phố Hà Đông (đường Lê Văn Lương kéo dài). Tổng diện tích quy hoạch dự án khu đô thị là 197,3 ha, quy mô dân số từ 2,5 đến 3 vạn người. Dự án khu đô thị mới Dương Nội bao gồm các hạng mục tổ hợp dịch vụ, khách sạn, văn phòng và nhà ở cao cấp, bệnh viên.

Diện tích đất nông nghiệp của làng đã bị thu hẹp nhanh chóng bởi các dự án đô thị hóa. Sau khi thu hồi nốt diện tích đất cho các dự án, tính đến tháng 9/2011, Dương Nội chỉ còn có 24,54 ha đất nông nghiệp tập trung tại thôn La Dương. Bên cạnh đó thì diện tích đất thổ cư tăng lên nhanh chóng do có các khu đô thị mọc lên. Theo dự đoán, trong vài năm nữa dân số của các khu đô thị Dương Nội sẽ tăng đột biến sau khi các khu đô thị hoàn thành xây dựng.

Trong khi đó công nghiệp và thương mại dịch vụ được phát triển và chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế của phường. Năm 2010, Quận ủy Hà Đông có triển khai đề án “Phát triển thương mại dịch vụ giai đoạn 2010-2015” tạo điều kiện cho chính quyền ở đây đã chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức đại hội xã viên bất thường, chuyển đổi mô hình Hợp tác xã sang kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Kinh doanh, dịch vụ được phát triển và chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu kinh tế. Năm 2010, theo số liệu của UBND phường, có trên 800 hộ tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ, doanh thu thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao. Bình quân mỗi năm tăng 14,4% so với năm trước.

Bảng 1.3: Số lượng ngành nghề kinh doanh tại Dương Nội

Ngành nghề Số lƣợng cơ sở kinh doanh Sản xuất tiêu dùng 55 Giết mổ chó, cửa hàng thịt chó 24 (trong đó có 06 quán bán thịt chó) Dệt nhuộm vải 20 Chế biến gỗ 15

Kinh doanh vận tải 6

Dịch vụ 87

Tổng 207

Hiện nay, trên địa bàn có 55 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác nhau, 20 cơ sở dệt nhuộm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dệt nhuộm, sản xuất nilon, sản xuất đồ uống, sản xuất các sản phẩm khác, kinh doanh và chế biến gỗ hoạt động thường xuyên, liên tục. Hiện tại có khoảng 52 hộ gia đình đang kinh doanh buôn bán tại chợ Đồng Xuân. Qua bảng cơ cấu ngành nghề kinh doanh thương mại, dịch vụ tại Dương Nội, so với các dịch vụ khác đóng trên địa bàn phường, nghề kinh doanh thịt chó (giết mổ chó, quán bán thịt chó) có số lượng đông sau ngành dịch vụ, sản xuất tiêu dùng trong cơ cấu ngành kinh doanh dịch vụ thương mại.

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 30)