Cuộc sống của những người làm thuê

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 78)

5. Cấu trúc của luận văn

2.6.2.Cuộc sống của những người làm thuê

Qua nguồn tài liệu của công an địa bàn, tổ dân phố 2 thôn Ỷ La, La Dương cung cấp, có thể nhận thấy số lượng người làm thuê chủ yếu có quê gốc từ Thanh Hóa và Sóc Sơn. Công an phường cho biết, do thanh niên ở làng không tham gia vào ngành nghề này (công việc nặng nhọc, vất vả, thức đêm, lương lại thấp) nên các hộ kinh doanh ở đây phải thuê người các tỉnh khác tới làm thuê. Có 14/18 hộ kinh doanh có thuê người làm.

Bảng 2.9: Nhân công làm thuê tại các hộ kinh doanh giết mổ chó tại Dương Nội

Hộ kinh doanh Số lƣợng ngƣời làm thuê

Nam Nữ Trung Hằng 4 0 Mai Tình 3 0 Hợp Luân 2 0 Khánh Hường 3 0 Vương Vi 2 0 Yến Sơn 3 0 Hương Trường 4 0 Thắng Định 5 0 Tuấn Phượng 2 0 Hải Thất 2 0 Hoa Toan 3 0 Hồng Thơm 1 0 Vinh Sử 5 1 Huy Hương 3 0 Tổng 42 1

Đa số những người làm thuê cho các hộ trên đều được các ông chủ buôn chó giới thiệu cho các hộ kinh doanh. Có tới 41/42 (97%) người làm thuê là nam giới; chỉ có duy nhất 01 trong số 42 công nhân giết mổ chó ở Dương Nội là là nữ giới, lao động tại nhà bà Vinh Sử.

Công việc chính của người làm thuê là giết mổ thịt chó và đưa hàng cho các nhà hàng. Còn nữ lao động tại nhà bà Sử có nhiệm vụ nấu cơm, dọn nhà cửa phục vụ cho các thành viên làm thuê khác trong nhà. Ngoài ra trông cháu cho bà Sử chứ không tham gia trực tiếp vào các công đoạn giết mổ chó.

Những người làm thuê đều sinh hoạt chung cùng với chủ. Thời gian biểu làm việc hàng ngày của người làm thuê như sau:

Từ 3- 5 giờ sáng: giết mổ chó và đưa hàng cho các quán 7 giờ sáng: ăn sáng

8 giờ sáng - 11 giờ: dọn dẹp 12 giờ - 13 giờ: ăn trưa 14 giờ - 20 giờ: nghỉ ngơi

Từ 10 giờ tối trở ra, vận chuyển các lồng chó từ các chủ buôn chó. Ngoài ra khi có khách, cửa hàng có nhu cầu mua thêm hàng, họ sẽ thịt thêm chó.

Tại nhà Bà Vinh Sử có 5 người làm thuê (4 nam giết mổ chó; 01 phụ nữ phục vụ nấu cơm, trông cháu, làm việc vặt), cả 5 người này đều có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thanh Hóa. Những người này ăn, ở, sinh hoạt cùng gia đình nhà bà Sử, lương từ 3-3.5 triệu/tháng, tùy theo công việc, tay nghề. Lương được trả theo nửa năm/lần.

Nhà bán đến 29 tết, vì còn cho thợ về quê ăn tết. Mình cũng còn phải sắm tết, nên các nhà hàng phải mua trước. Trước khi về quê, bà Sử thường cho thêm quà và 500 nghìn tết ăn tết. Hai vợ chồng tôi làm thuê ở đây được 6 năm. Tôi làm trước sau có rủ thêm vợ lên làm cùng. Tôi được ông Hà (người

buôn chó) giới thiệu. Trước khi làm cho nhà bà Sử, tôi cũng từng đi đưa chó cho chủ tại làng Đa Sỹ (Kiến Hưng, Hà Đông) vào buổi tối, do chó sủa nhiều, nên xe hàng thường bị dân chửi và ném đá vào xe. Thấy vất vả và tủi nhục lắm. Do ở quê ít ruộng, không có nghề phụ, nhà có 1.5 sào ruộng thôi mà phải nuôi hai cháu ăn học (cháu lớn học Đại học Đà Nẵng năm thứ 3, mỗi tháng phải gửi vào cho 2.5 triệu; cháu thứ hai học trường Đại học Nha Trang) nên đời sống ở quê rất khó khăn. Tiền lương của hai vợ chồng được 6.5 triệu chỉ đủ cho hai đứa ăn học thôi. Bao giờ cho chúng nó ra trường mình mới đỡ khổ. Năm kìa tôi nghỉ làm, không giết chó nữa vì chán, vì không muốn sát sinh nữa nhưng do con cái còn nhỏ, vẫn còn đi học nên đành quay lại làm nghề giết chó. Trong một năm đó, tôi đi theo cánh thợ xây, làm phụ hồ. Việc cũng vất vả mà không tiết kiệm được đồng nào nên tôi lại bỏ. Không đi lễ chùa (do cả năm ở trên đây), không quan tâm lắm đến mê tín nhưng cũng thấy nghề này sát sinh, lo lắng sau này không biết sẽ vận vào mình, vào con mình như thế nào. Con chó khôn hơn con lợn, con gà (chỉ có biết ăn); con chó biết trông nhà cho chủ nên tôi cũng không muốn sát sinh đâu. Chó thân với người, hiểu ý người. Cố thêm vài năm, cho các cháu ra trường tôi về quê. Mùa hè, chó sủa nhiều; mùa đông thì sủa ít. Thường mua chó để từ 1-2 ngày, không để dự trữ nhiều vì chó sẽ hao. Ngủ lâu nên quen tiếng chó sủa. Do làm việc nặng nhọc (mệt mỏi, dậy từ 2-3 giờ sáng để thịt chó) nên ngủ là ngủ luôn. Giờ ruộng cho người ta cấy, mỗi vụ được trả 70 cân thóc thôi, nhưng cũng chỉ đủ tiền thuế má. Giờ nhà để không, mồng một hàng tháng, có bà chị lên thắp hương hộ. Còn đâu cứ khoảng 3 tháng khi nhà có việc vợ hoặc chồng về quê. Tiền đi lại mất 80 nghìn/ lượt, đi xe về nhà tầm khoảng 200 nghìn. Các cháu đi học xa nhà nên chỉ có tết mới về thôi, đi lại tốn kém. Từ Đà Nẵng về chỉ mất có 400 nghìn thôi. Nhưng đợt gần Tết và sau Tết những 700 nghìn, còn từ Nha Trang về cũng mất triệu mốt. Hè này thằng bé bảo về, tôi phải

bảo bố mẹ không ở nhà đâu, thôi ở lại mà học thêm tiếng Anh với xem ở đâu người ta kiếm việc thì làm. May quá, đầu năm được ở thôn xét cho diện hộ nghèo, nên nhà tôi được vay tiền học sinh sinh viên. Mỗi năm được vay 10 triệu, đủ tiền đóng học phí cho hai đứa. Trước có lãi suất 0,5%, thấy bảo nay lên 0,6% thì phải. Trước học phí có 200 nghìn một tháng, giờ lên những 500 nghìn. Con cái đi học mà bố mẹ xốt cả ruột. Cũng cố làm thêm 5 năm nữa cho các cháu ra trường, mình trả nợ hết ngân hàng là vợ chồng tôi về quê thôi. May mà trời thương cho có sức khỏe không thì chết”. Anh H, 45 tuổi, người làm thuê nhà bà Sử Vinh cho biết hoàn cảnh gia đình dẫn đến việc vợ chồng anh phải đi làm thuê.

Cũng gần giống hoàn cảnh của anh H, Anh L (làm thuê cho nhà Hợp Luân, 38 tuổi, quê quán tại Sóc Sơn) làm thuê được hai năm cho biết lý do mình làm thuê tại nhà Hợp Luân:

“Trước kia, em cũng làm thuê ở đây, sau nhà chủ không thuê được đất nữa nên em về quê. Do ở gần sân bay Nội Bài có nhiều công ty nước ngoài nên vợ chồng cũng xin được vào làm công nhân ở đấy. Hiện tại vợ vẫn làm ở đấy. Cũng có làm ở đấy được một thời gian ngắn sau bỏ làm do lương thấp, lại phải làm ca đêm. Hai vợ chồng cả ngày đi làm mà vẫn không đủ sống. Sau được chủ cũ giới thiệu chỗ nhà bác Hợp nên về đây làm. Thường đầu tháng (âm lịch) thì về nhà thăm các cháu. Cháu lớn thì đã học cấp 2, cháu nhỏ học cấp 1. Giờ trẻ con đi học tốn kém lắm. May nhà gần, đầu tháng (âm lịch) nên còn về thăm các cháu, chứ như bác Thành (người cùng làm, quê Thanh Hóa) thì muốn về cũng khó, đi lại tốn kém. Cũng phải cố làm vài năm nữa tiết kiệm được một ít thì về nhà mở quán kinh doanh cho gần gia đình. Nhà có công việc gì, toàn vợ phải lo thôi”.

Nguyễn Văn T (20 tuổi, làm thuê cho nhà hàng thịt chó Việt Trì), quê xã Thành Lộc, Thanh Hóa cho biết tại sao lại lên Dương Nội làm thuê:

“Trước em làm thịt chó ở Mai Động được hai năm thì em bỏ về đây. Ở đấy bẩn lắm, cứt chó, đồ thải đổ xuống kênh nên mùi nồng nặc. Có ngày em thịt đến 70-80 con, trung bình hàng ngày thịt khoảng 40 con. Thịt chó chai cả tay, thích con nào thì lấy gậy đập. Lương thì cũng được tầm 5 đến 6 triệu/ tháng nhưng cũng mệt lắm. Giờ em về đây làm hàng ăn lương thấp hơn nhưng nhàn hơn. Con chó nó cũng như con người. Nói vậy nhưng ở làng Thành Lộc nhà em, ít ăn thịt chó lắm, suốt cả ngày ngửi mùi chó rồi nên sợ lắm. Giờ ở làng chẳng còn ai, thanh niên đều đi làm như em, chỉ có người già ở nhà thôi”.

(Trích nhật ký điền dã tháng 11/2012)

Qua tìm hiểu cuộc sống của những người làm thuê, cho thấy họ đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ở quê ruộng ít, lại không có nghề phụ nên lên đây làm thuê cho các hộ kinh doanh.

Mức lương bình quân của người làm thuê từ 2.5-3.5 triệu/tháng, họ được nuôi ăn, ở. So với các nghề khác, lương của họ cao hơn, thời gian làm việc không nhiều, chính vì vậy họ gắn bó với nghề và có thêm thu nhập gửi về gia đình.

Tuy nhiên, qua khảo sát 100% người làm thuê cho các hộ trên đều không có hợp đồng lao động mà chỉ dựa trên thỏa thuận miệng giữa hai bên. Đây cũng là một sự thiệt thòi lớn đối với người lao động (không được chăm sóc y tế, hướng dẫn an toàn vệ sinh…). Đa số họ đều cho biết khi kiếm được một số tiền sẽ về quê kinh doanh nghề khác, không muốn làm nghề này vì thành kiến của người dân đối với nghề sát sinh và họ cũng sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái sau này.

2.7. Mối quan hệ xã hội của các hộ kinh doanh giết mổ chó

Gia đình, họ hàng, làng xóm

Trước kia dù vẫn có đất nông nghiệp nhưng chủ yếu các hộ kinh doanh không trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp mà chuyển cho họ hàng

(anh chị em) đứng ra sản xuất như các nhà Vinh Sử (cho các cháu họ sử dụng), nhà Hợp Luân cho chị gái trồng lúa. Theo quan sát thực địa và được cung cấp các thông tin từ chính quyền, chúng tôi nhận thấy giữa các hộ kinh doanh thịt chó đều có mối quan hệ với nhau. Họ hàng (có 5 trường hợp, có 3 trường hợp là anh chị em ruột như nhà Yến Sơn với Hương Trường; Mai Tình với nhà Vân Hùng: quán thịt chó Việt Trì, Tuấn Phượng với Thắng Định). Sau khi thành lập được một mạng lưới cung cấp hàng ổn định, các hộ thường có khuynh hướng lôi kéo anh em họ hàng cùng làm. Trước kia có ba anh em hộ nhà Anh T (La Dương), giờ thì cả ba đều chuyển sang kinh doanh nghề khác. Còn lại các hộ là người làng nên đều có mối quan hệ hàng xóm. Do vẫn có nhà trong làng (khu La Dương) nên các hộ vẫn tham gia sinh hoạt chung của gia đình, dòng họ, làng xóm. Tùy vào vị trí trong họ mà các hộ điều chỉnh thời gian kinh doanh của mình. Chúng tôi có tìm hiểu, hỏi các gia đình khi nhà có công việc có bán hàng hay không? Anh T (La Dương) cho biết hoàn cảnh gia đình nhà mình: “Do làm con thứ nên giỗ, ngày lễ của họ, ở nhà vẫn làm hàng bình thường không phải đóng cửa hàng, với lại các bác làm thuê quen việc rồi nên cứ thế mà làm thôi. Mình đi vắng đã có các bác làm hết rồi”. Có 14/18 hộ kinh doanh có thuê người làm nên vào những ngày gia đình, họ hàng có việc, các hộ vẫn kinh doanh như những ngày thường, chủ hộ giao cho người làm thuê công việc. Còn đối với các hộ không thuê người làm, vào những ngày quan trọng như giỗ bố mẹ, đám ma, đám cưới, công việc của họ hàng anh em, nhà đều nghỉ bán hàng để còn sang làm cỗ, làm giúp. (Cô L, Ỷ La cung cấp thông tin)

Ngoài công việc kinh doanh bận rộn, các hộ kinh doanh vẫn tham gia sinh hoạt của các tổ chức chính trị, xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, các hội lớp, hội nhập ngũ, v.v…thông qua đóng góp, họp hành.

“Họ vẫn tham gia sinh hoạt phụ nữ, nhưng không được thường xuyên vì họ bận lắm, còn phải bán hàng. Nói vậy nhưng họ vẫn tham gia đóng góp ủng hộ nhiệt tình các quỹ, các đợt tặng quà của hội cũng như của địa phương phát động”. Bà Cao Thị Thanh V, Phó chủ tịch Hội phụ nữ phường cho biết về tình hình nữ chủ hộ kinh doanh giết mổ thịt chó tham gia sinh hoạt hội.

Mối quan hệ giữa các hộ kinh doanh

Bên cạnh mối quan hệ huyết thống giữa nhiều hộ kinh doanh giết mổ chó, chúng tôi còn tìm hiểu mối quan hệ giữa các hộ kinh doanh còn lại. “Tại đây, chưa xảy ra tình trạng xô xát, mâu thuẫn giữa các hộ bao giờ”. Bác Thuận, tổ trưởng tổ dân phố Quyết Tiến, nơi có phố chó cho biết về tình hình giữa các hộ kinh doanh ở đây. Theo như các hộ kinh doanh cho biết: khách nhà nào, mua của nhà đó, nên không có hiện tượng tranh giành, lôi kéo khách. Ngày 06/9/2012, nhà Hợp Luân trong chuồng còn 2 con chó nhưng do có khách gọi đặt hàng 3 con nên nhà Hợp Luân sang nhà Mai Tình bắt chó và thịt (Trích nhật ký điền dã ngày 06/9/2012). Giữa các hộ kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà Hợp Luân thỉnh thoảng lên nhà Bà Sử (Ỷ La) trao đổi thông tin nguồn hàng, giá cả.

2.8. Thái độ của cộng đồng đối với nghề giết mổ chó

Với sự gia tăng các hộ kinh doanh giết mổ chó và mức thu nhập cao so với mặt bằng kinh tế của người dân trong làng đã có nhiều ý kiến của người dân nơi đây đối với nghề này.

“Từ khi lúc thịt chó ở đây thì chưa xảy ra tình trạng bị chó cắn, chó bị dại, hay tai nạn nghiêm trọng gì. Tôi chỉ thấy có duy nhất một trường hợp nhà ở làng chuyên mổ gà vịt, hôm đấy con vợ cùng với một người Vạn Phúc nữa đi lễ chùa Hương, con bé này ngồi sau, chẳng hiểu thế nào đâm vào dải phân cách, người đi cùng không sao, còn nhà này thì chết tươi luôn, nhưng không tìm thấy hai mắt đâu cả. Mà chị có biết cái nhà thịt chó Anh Hiếu

không? Chỗ La Khê ý. Nhà đấy cũng có đứa con trai bị chết vì tai nạn đấy. Nói chung là làm những nghề giết mổ này thất đức lắm. Tương đối là bẩn, kinh lắm, tôi ở đấy một ngày không chịu được, mùi chó nó hôi, các chất thải bẩn lắm, giờ còn đỡ đấy. Vì khu vực bán thịt chó ở cách xa khu dân cư nên tiếng ồn cũng không ảnh hưởng đến trong làng. Với lại các nhà bán thịt chó đều là người làng, còn các nhà xung quanh toàn là người thiên hạ nên không dám nói gì. Mà các quán tẩm quất thì ban đêm tấp nập nên cũng không ảnh hưởng. Ông Ph (La Dương) cho biết rất sợ phải đi qua hay ở khu vực trên. Vì nhà ông Phú có anh con trai kinh doanh thức ăn gia súc trên đoạn đường này, nên thỉnh thoảng ông có ra chơi, nhưng không ở được lâu vì không quen tiếng ồn với mùi chó.

Anh L (Ỷ La, hàng xóm nhà bà Sử Vinh) cho biết tình trạng ô nhiễm ở xung quanh nhà mình: trước họ hay chở chó vào tầm 7-8 giờ tối, xe chó đi ầm ầm, tiếng chó sủa gây ồn lắm, giờ bị nhắc nhở nên người ta đi muộn hơn. Vào những ngày mùa hè, mùi thối bốc lên sợ lắm, nhà mình đi làm suốt, trẻ con đi học nên cũng đỡ đấy. Chứ cứ ở nhà cả ngày chắc đau đầu mất. Được cái ở làng này, nhà nào cũng có nghề nên người ta còn dễ thông cảm cho nhau. Mà cái nhà Vinh Sử ý, chồng thì chuyên nuôi cave, gia đình cũng vớ vẩn. Ở trong xưởng nhà anh trước kia cũng có thằng thịt chó đấy, giờ nó không làm nữa. Nó bảo làm nghề đấy vất vả và sợ. Gia đình cũng không thích cho làm cơ”.

Ngay cả những người trong họ hàng những người giết mổ chó cũng có những quan điểm về nghề này và so sánh với các nghề khác như sau: “Giá thành rất cao, lợi nhuận cực nhiều, mỗi con thịt xong lời đến hơn trăm nghìn. Chủ yếu bán ra các chợ nội thành Hà Nội. Nhưng mình không quen nhìn người ta thịt chó thấy khiếp lắm. Thấy sát sinh, có cho một triệu đồng một ngày tôi cũng chịu thôi. Chẳng hiểu sao có nhiều hộ nghỉ, nhưng cũng có

nhiều hộ lao vào. Các nhà làm chó này cũng có nhiều chuyện lắm, gia đình

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 78)