Quán thịt chó Việt Trì

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 103)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.1.Quán thịt chó Việt Trì

Quán thịt chó Việt Trì (La Dương, Dương Nội) do vợ chồng chị Nguyễn Thị Vân (34 tuổi) làm chủ quán. Chị Vân kiêm quản lý và đầu bếp, có 3 người phục vụ làm thuê. Quán được mở vào đầu năm 2008. Quán vừa là

nơi bán hàng và nơi sinh hoạt của chủ và thợ với diện tích trên 240m2

, trong đó diện tích quán và bếp 120m2, với 10 bộ bàn phục vụ khoảng 60-70 người.

Chị V (chủ nhà hàng Thịt chó Việt Trì) cho biết: Quán mình được khách nhớ đến ăn là do nhà mình không như các quán khác ở đây. Quán nhà mình chỉ chuyên bán thịt chó chứ không giết mổ chó. Khách thấy sạch sẽ nên vào ăn, còn các nhà khác vừa thịt chó vừa bán hàng ăn. Nói thật là rất mất vệ sinh, lồng nuôi chó ở phía trước, rồi các chất thải bốc mùi nữa chứ. Không những thế, căn cứ vào số lượng khách mà mình làm đồ ăn vừa phải, chứ không đưa cả đĩa đầy ra, ăn không hết cũng lãng phí. Mà khi thanh toán, mỗi người ăn chưa hết 100 ngàn nên khách vừa lòng… Có ông khách quen ở Cầu Bươu bảo ở đấy không có quán nào nào nấu được bát xáo chó ngon như ở đây.(Trích nhật ký điền giã tháng 9/2012)

Quán thịt chó của chị V còn kiêm cả bán thịt chó sống cho người dân và khách các vùng lân cận. Tuy nhiên trong trường hợp này chúng tôi chủ yếu tập trung nhiên cứu những đối tượng mua thịt chó sống.

Bảng 3.3: Khách mua thịt chó sống tại Quán Thịt chó Việt Trì (La Dương)

(Nguồn: Sổ ghi chép bán hàng quán thit chó Việt Trì, La Dương)

Ngày (âm lịch) Khách Nam Nữ Ngƣời làng Địa phƣơng khác 05/9/2012 02 04 02 04 06/9/2012 01 03 02 02 13/9/2012 04 03 01 06 15/9/2012 03 05 03 05 16/9/2013 02 04 02 04 25/9/2012 07 04 05 06 26/9/2012 02 06 03 05 27/9/2012 03 04 02 05 Tổng 24 33 20 37

Qua bảng thống kê trong 08 ngày từ một nhà hàng cho thấy tỷ lệ nữ giới mua thịt chó: 33 người (58%) và nam giới: 24 (42%). Tỷ lệ giới nữ mua thịt chó nhiều hơn so với nam giới. Lý do là phụ nữ kiêm nội trợ, chợ búa trong gia đình. Trong 57 đối tượng mua thịt chó có 20 người là người làng La Dương (chiếm tỷ lệ 35%), 37 người ở nơi khác (65%). Theo như chị V (chủ quán) cho biết là làng có nhiều nhà bán thịt chó, nên người làng thường mua tại các quán thân quen như của họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Nên số lượng người làng ăn thịt chó được phân bổ đều cho các hộ kinh doanh tại làng. Lý giải về việc mua thịt chó về nhà chế biến, chúng tôi được một số trường hợp cho biết lý do như sau:

Anh H. (La Dương) cho biết: “Hôm nay nhà có gia đình cô em ở Chúc Sơn ra chơi nên mua thịt chó về nhà nấu để cả nhà cùng ăn. Cho chị em có việc để làm”.

Mua về nhà ăn rẻ hơn. Một đĩa thịt ở quán hơn trăm nghìn, tiền đấy mua được cả cân thịt, về thích nấu hay xào cả nhà cùng ăn. Trong làng thì chỉ có đàn ông với bọn choai choai là hay thích tụ tập ở quán” Chị H (La Dương) thường hay mua thịt chó nhà chị V vì là bạn học cùng lớp chị V, nên khi nhà có nhu cầu ăn thịt chó, thường qua nhà chị V mua hàng. (Trích nhật ký điền dã ngày 27/10/2012)

Anh Q (Đại Mỗ): Hôm nay nhà có giỗ nên đặt mua hẳn một con chó để về nhà chế biến. Giờ mọi người ăn thì ít thôi nhưng được cái mua về tất cả anh em họ hàng đều cùng làm.

Qua 3 trường hợp trên cho thấy tâm lý chung của những người mua thịt chó về nhà là phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình. Đặc biệt những dịp đông người, thói quen sử dụng thịt chó làm món ăn.

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 103)