5. Cấu trúc của luận văn
2.2. Quy mô thu mua, giết mổ và cung ứng thịt chó
Nguồn gốc chó
Các tài liệu cho biết ở nước ta có bốn giống chó bản địa, bao gồm: giống chó thường có cỡ trung bình, bộ lông vàng tuyền, là gốc giống chó săn ở Việt Nam. Giống chó Mèo ở miền núi cao, có cỡ cao lớn, tai nhỏ và vểnh; giống chó Lào ở miền trung du và miền núi, có cỡ lớn bộ lông xồm màu hung
và hai vết trắng trên mắt. Thường những giống chó đó lại lai với nhau [67, tr.2017]. Phần lớn giống chó được chọn để làm thịt là loại chó ta hay chó Lào bản địa.
Đến Dương Nội, có thể thấy những hộ kinh doanh chó thịt thường đặt từ 3 đến 4 cũi sắt đặt trước cửa hàng. Đó là dấu hiệu cho thấy họ kinh doanh thu mua chó thịt.
Được cho là người đầu tiên mở đầu cho sự xuất hiện của các cửa hàng thịt chó tại Dương Nội, anh Tưởng cho biết: “Trước hay đi thu gom chó tại các xã lân cận, sau xuống Nam Hà, Thái Bình, Phú Thọ mua. Do mẹ là người Nam Hà nên mình hay đi xuống đấy lấy hàng. Trước kia những năm 1990 gom hàng xuất sang Trung Quốc, dân Trung Quốc họ cũng ăn thịt chó nhiều chứ. Sau này đến năm 2000, mình phải lấy thêm hàng từ Lào, Thái Lan vì nguồn chó trong nước không đủ đáp ứng về số lượng”.
Hiện nay, theo như các chủ lò mổ cho biết nguồn chó chủ yếu được tuyển chọn do các thợ chuyên đi thu gom chó ở Thanh Hóa chuyển về. Rất ít địa phương ở miền Bắc nuôi chó theo kiểu kinh doanh lấy thịt. Do quá trình hình thành các khu đô thị, các xã lên phường, có ít nhà nuôi chó nên số lượng chó ở miền Bắc giảm mạnh, khan hiếm hàng. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, tình trạng cẩu tặc (trộm chó) ngày một gia tăng do giá thành một con chó có giá trị cao. Ngay cả các chủ hộ kinh doanh không biết rõ nguồn nhập chó do các chủ chó từ Thanh Hóa mang tới. Để biết thêm về nguồn chó, chúng tôi đưa ra các câu hỏi liên quan với một số hộ và được các hộ cho biết thông tin như sau:
“Bốn năm trước chó được nhập từ Lào, nhưng hiện nay cạn kiệt nên hiện tại nhập chó từ Thái Lan”. Anh T. (con trai nhà Sử Vinh, Ỷ La) biết được thông tin do nghe các ông chủ Thanh Hóa thỉnh thoảng cũng cho xem
giấy nhập khẩu chó qua cửa khẩu, chứ cũng chưa biết chắc chắn nguồn gốc chính xác.
Tuy nhiên khi phỏng vấn chị Ph. (42 tuổi, chủ lò mổ Tuấn Phượng, La Dương) lại cho biết thông tin: Giờ nguồn chó chính là từ miền Nam, giáp với biên giới, chủ yếu giáp ranh với Lào, của người Khơme, do người Khơme nuôi chó nhưng không ăn thịt chó. Trước chó được nhập từ Lào, Thái Lan nhưng sau khi bà Thủ tướng Lào lên thì cấm không được vận chuyển chó nữa (Nhầm lẫn giữa Lào và Thái Lan) nên trước vẫn phải nhập chó chui. Giờ nhu cầu nhiều nên nguồn đấy không đủ, phải tìm chó ở miền Nam. Giờ toàn chó trong nước hết. ( Trích nhật ký điền dã năm 2012)
Theo như các hộ kinh doanh ở Dương Nội, thống kê có 11 chủ chó lớn chuyên bỏ mối hàng cho các hộ đều có nguồn gốc từ xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Đây là làng nghề nổi danh về xuất nhập khẩu chó ở miền Bắc. Có thể nói Thành Lộc là nơi cung cấp nguồn hàng chính cho Dương Nội. Ngoài ra các hộ còn mua của người dân nơi khác đem bán, tuy nhiên số lượng này rất ít.
Bảng 2.2. Hệ thống phân phối chó tại Dương Nội
STT Chủ cung
cấp chó thịt
Các lò mổ là bạn hàng thƣờng xuyên của nhà buôn chó
01 Thắng Hợp Luân, Trung Hằng, Hương Trường, Thắng Định, Hải Thất, Huy Hương
02 Hạnh Căn Dinh Tênh, Khánh Hường, Mai Tình, Tuấn Phượng, Hoài Thơ, Vinh Sử, Chiến Lan, Huy Hương
03 Đắng Hợp Luân, Yến Sơn, Thắng Định, Chiến Lan, Quy Tẹo 04 Công Khánh Hường, Hương Trường, Hoài Thơ, Vinh Sử
05 Mạnh Hợp Luân, Vương Vi, Hoa Toan, Hồng Thơm, Huy Hương 06 Đồng Trung Hằng, Vinh Sử, Mai Tình, Chiến Lan, Dinh Tênh
07 Chúng Vinh Sử, Thắng Định, Dinh Tênh, Hải Thất, Hoài Thơ 08 Minh Vinh Sử, Hợp Luân, Tuấn Phượng, Huy Hương 09 Đức Mai Tình, Khánh Hường, Hồng Thơm, Vinh Sử, Huy Hương 10 Trung Quy Tẹo, Vinh Sử, Trung Hằng, Khánh Hường, Hoa Toan 11 Tiến Vương Vi, Yến Sơn, Tuấn Phượng, Hải Thất, Hồng Thơm
Hàng ngày vào buổi đêm tầm chín đến mười giờ tối, các xe chó đều qua các lò mổ để giao hàng. Xe chó phải đi đêm do có nhiều đoạn cấm xe tải đi vào ban ngày nên các xe chó thường đến tầm tối. Mỗi xe chở khoảng ba mươi lồng chó, trên dưới ba tấn chó. Thường cách hai, ba ngày các hộ giết mổ lại nhập chó một lần. Sau khi đưa hàng, khoảng một vài ngày sau các hộ kinh doanh thanh toán tiền cho các chủ chó. Chó được các chủ xe nhốt trong các lồng sắt, mỗi lồng chứa khoảng mười hai đến mười ba con. Các chủ hàng này không những cung cấp chó cho riêng từng lò mổ mà còn bán cho nhiều lò khác, tùy theo yêu cầu của khách hàng gọi điện. Những nhà lấy nhiều chó sẽ được ưu tiên chọn hàng trước rồi mới đến các nhà khác. Những hộ kinh doanh giết mổ chó cũng cho biết họ không những chỉ nhập của một chủ chó mà nguồn chó được nhập từ nhiều chủ chó khác.
“Nhập nhiều chỗ như vậy mới đủ cung ứng hàng. Mua của nhiều chủ chó chứ, những hôm khan hiếm hàng thì mình có nhiều mối mới đảm bảo. Các xe chó thường đi vào ban đêm, vì ban ngày thành phố cấm xe chó mà. Những lúc nào mình hết hàng thì mình gọi điện cho họ mang đến, có khi 1-2 giờ đêm xe chó đến thì mình nhận hàng. Trước mình trả tiền sòng phẳng, nhưng khi là khách quen thì lấy hàng mấy lần mình mới trả một thể”. Cô H, chủ kinh doanh nhà Hợp Luân, La Dương giải thích về việc nhập hàng từ nhiều chủ chó.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tiếp xúc và tìm hiểu nguồn nhập chó thông qua các chủ chó từ Thanh Hóa. Theo như ông C. (45 tuổi) chủ chó cho biết:
Hiện nguồn cung cấp chó đang rất khan hiếm, chúng tôi cũng rất vất vả mới có hàng đảm bảo thường xuyên cho các cửa hàng ngoài này. Sau khi Thái Lan cấm buôn bán chó thì chúng tôi phải thuê người dân ở đấy cõng chó qua biên giới để bán. Song không được lâu dài vì phí cũng nhiều, nên giờ nguồn chó chủ yếu được thu gom từ biên giới phía Nam. Chúng tôi đang lo là
khoảng mấy năm nữa không có chó để bán đây này, giá cao, mà bán đắt thì các quán người ta không lấy hàng”.
Nghề thu mua, gom chó từ biên giới, trong nước đã đem lại cho nhiều hộ ở Thành Lộc cuộc sống sung túc và giầu có. Tuy nhiên đây cũng là nghề có nguy cơ rủi ro cao. Nguyễn Văn T (20 tuổi, người Thành Lộc, đang làm thuê cho quán Thịt chó Việt Trì tại Dương Nội) cho biết về thực trạng nghề buôn chó tại xã Thành Lộc.
“Ở làng em, nhà ông Thành vừa mới mua xe ôtô bẩy tỷ, trong nhà còn có hơn trăm tỷ nhờ buôn chó đấy chị ah. Trước nhà em cũng buôn chó, thấy cả làng đi buôn chó, nhưng không có số làm giàu, buôn lỗ vốn. Tôi có hỏi Tú tại sao lại lỗ, em trả lời: Gia đình cũng thuê xe ô tô sang Lào thu gom chó, nhưng không phải nhà nào cũng làm được. Nhà em không có kinh nghiệm, mỗi sọt chó chỉ nhốt được tầm một chục con thôi, người ta nhốt những hai chục con một sọt, về đến nhà, chó đã chết gần nửa do bị ngạt. Đợt đấy nhà em vỡ nợ, giờ thì bố mẹ em ở nhà bán hàng tạp hóa thôi”. (Trích nhật ký điền dã tháng 7/2012)
Nhìn chung, các hộ kinh doanh ở Dương Nội không quan tâm nhiều tới nguồn gốc chó. Họ chỉ biết được thông tin qua chủ kinh doanh chó. Thỉnh thoảng cũng có một số chủ chó xuất trình được giấy phép nhập chó từ cửa khẩu. Các hộ kinh doanh ở đây chủ yếu quan tâm tới chất lượng, giá thành của con chó.