5. Cấu trúc của luận văn
2.6.1. Gia đình chủ hộ kinh doanh
doanh cho thấy: Tuy mức độ, quy mô kinh doanh khác nhau song nguồn kinh tế chủ yếu của gia đình là đều từ nguồn giết mổ đem lại (01 hộ chiếm 90% kinh tế của gia đình; 02 hộ chiếm 100% kinh tế của gia đình). Nguồn kinh tế từ nghề giết mổ chó không những chi trả “thoải mái” cho cuộc sống hàng ngày của gia đình như ăn uống, điện nước sinh hoạt, đầu tư học hành…mà còn giúp họ có vỗn tích lũy riêng. Tùy theo quy mô kinh doanh mà mức tích lũy khác nhau. Các hộ chuyên đưa hàng cho các nhà hàng (nhà Vinh Sử, nhà Hợp Luân) có nguồn tích lũy lớn hơn nhiều so với hộ kinh doanh nhỏ lẻ (nhà Chiến Lan).
2.6. Cuộc sống của những ngƣời làm nghề giết mổ chó
2.6.1.Gia đình chủ hộ kinh doanh Kinh tế: Kinh tế:
Qua khảo sát, các hộ kinh doanh giết mổ chó trừ khu vực Ỷ La, kinh doanh ngay tại nhà ở, còn các hộ La Dương đều có nhà trong làng. Cửa hàng chỉ là nơi kinh doanh giết mổ và sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù các hộ vẫn sinh hoạt tại cửa hàng cho tiện việc kinh doanh, nhưng nhà nào cũng có nhà trong làng. Đa số các hộ kinh doanh đều có điều kiện kinh tế khá giả ở làng, nhà cửa được xây dựng kiên cố (3-4 tầng), đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
“Lúc cao điểm thuê nhân công lên tới 10 người, chủ yếu là dân Sóc Sơn, Phú Thọ sang làm thuê. Có ngày xuất bốn xe ôtô chó, giết mổ 300 con. Lợi nhuận thu về rất lớn. Tính ra hàng ngày mua được cả cây vàng lúc đó”.
Công việc chính của các chủ hộ kinh doanh là quản lý, bán hàng. Còn người làm thuê chịu trách nhiệm giết mổ và giao hàng cho các cửa hàng. Còn đối với những gia đình không có người làm thuê, chồng chịu trách nhiệm thịt, vợ hoặc con làm công đoạn thui chó, bán hàng cho khách. Tuy công việc nặng nhọc (làm từ đêm, dậy sớm) nhưng thu nhập từ nghề này đem lại nguồn kinh tế rất cao so với các ngành ghề khác.
Thu nhập giữa các hộ tùy thuộc vào số lượng giết mổ của các hộ. Các hộ kinh doanh lớn sẽ có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên so với các ngành nghề kinh doanh khác, nghề giết mổ chó đem lại lợi nhuận đáng kể cho các hộ gia đình. Ngoài ra các hộ còn làm thịt chó, thịt mèo thuê từ phía người dân. Mổ và lọc thịt một con chó có tiền công là 100.000 đồng (Báo cáo điền dã ngày 29/9/2012, có 2 thanh niên ở Yên Nghĩa sang nhờ thịt hộ một con chó).
Qua khảo sát 18 hộ kinh doanh cho thấy có 16 hộ (chiếm 89%) đều làm duy nhất một nghề thịt chó, có 02 hộ (11%) có thêm nghề khác như nhà Vinh Sử và nhà Hợp Luân. Mọi thành viên trong các hộ gia đình đều cùng tham gia kinh doanh (Trừ một số hộ con cái còn nhỏ, vẫn còn phải đi học).
Như vậy, kinh doanh giết mổ chó đem lại lợi nhuận rất lớn cho các hộ kinh doanh. Các phân tích về tình hình kinh tế hộ gia đình của các trường hợp trên cho thấy vai trò của nghề giết mổ chó là chủ yếu trong thu nhập của gia đình, đem lại nghề cho nhiều người và cuộc sống của họ được đảm bảo và phát triển bền vững.
Tâm linh:
Khi đề cập đến vấn đề tâm linh, nhiều hộ kinh doanh rất ngại khi đề cập đến vấn đề này. Để tìm hiểu đời sống tâm linh của các hộ kinh doanh, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu thập được một số thông tin qua một số trường hợp sau:
Trường hợp: Nhà Sử Vinh
Vào ngày Rằm tháng 11/2011 (âm lịch), ông Vinh đi vào làng có việc, tiện ghé qua thăm nhà (ông Vinh không ở cùng vợ và con cái). Cuộc nói chuyện của hai vợ chồng nhà ông bà Vinh Sử như sau. “Hôm nay rằm đấy, mua gì để thắp hương chưa? Vợ bảo: Thắp hương thôi, không mua hoa quả gì”. Ông Vinh hỏi “Sao lại không mua?”. Theo như bà Sử giải thích thì chỉ thắp hương hoa quả ngày mồng một, không thắp ngày rằm vì nếu thắp hương với đồ lễ thì mời ma về nhà ăn ah?, Ngày rằm là ngày các vong hồn đi kiếm ăn”. Anh H (46 tuổi, người làm thuê nhà bà Vinh Sử) cho biết thêm về tính cách con người bà Sử: “Phụ nữ làm nghề này rất hiếm, phải có gan và bạo thì mới thịt được. Dù hiện nay không phải thịt chó nhưng ngày nào bà cũng dậy từ 2-3 giờ sáng để kiểm tra hàng. Bà là người có sức khỏe, dễ tính, thoải mái. Bà chủ nhà không quan tâm lắm đến ngày rằm, mồng một. Có hôm mồng một quên mua hoa quả thắp hương, có lần thắp hương xong cũng không quan tâm đến lộc, để quên không hạ lộc xuống để chuột ăn mất”.
Để tìm hiểu rõ hơn trường hợp nhà Sử Vinh, chúng tôi được anh T, con trai của nhà bà Sử cho biết thêm một số thông tin. Trước khi giải tỏa đường VMEP (đường Lê Trọng Tấn), vợ chồng anh T được bà Sử mở cho quán bán thịt chó chín. Nhưng vợ anh T nói do đợt ấy chồng chị ốm, nên không thuê chỗ đấy bán nữa, vì không có người làm. Cũng giải thích lý do thôi bán thịt chó, người chồng lại nói khác, bảo rằng do mở đường đấy, người ta đòi đất. Bản thân anh T nói không thích làm nghề thịt chó vì thấy nghề này sát sinh, sợ sau này bị oán, nên hiện tại vợ chồng anh chỉ bán đồ ăn chín, lấy nguồn thực phẩm sống tại nhà bà Sử. Anh dự tính sau khi được đất dịch vụ sẽ mở quán bán thịt chó. Vì nguồn thịt nhà có sẵn rồi. “Nhà tôi được chia 2 xuất đất dịch vụ, 50m2/xuất”. Tuy nhiên khi hỏi chị H (Ỷ La, bạn cùng học với anh T) trường hợp nhà anh T, chị H cho biết thêm về thời gian anh T ốm. “Có một
đợt thằng T ốm nặng lắm, nằm cả tháng trời ở bệnh viện, làm cái nghề này sát sinh nên nó cũng bị vận vào gia đình”. (Trích nhật ký điền dã tháng 5/2012)
Trường hợp: Nhà Chiến Lan
“Hàng năm, đợt rằm tháng bẩy đều có nhờ sư thầy Đàm Chanh (trụ trì chùa La Cả) làm lễ xá tội tại chùa, hôm cúng đấy có mua cua, ốc để phóng sinh. Nhà làm nghề này nên nhiều khi phải làm lễ để cầu xin cho gia đình, con cái được bình an, nên tôi cũng thấy yên tâm, nhẹ nhõm hơn. Còn mồng một, rằm hàng tháng thì nhà hay lên chùa đi lễ. Biết là nghề này sát sinh, nhưng còn các cháu nên đành phải cố thôi”.
Trường hợp nhà anh Phạm Bá T. (Hộ gia đình đầu tiên làm nghề thịt chó tại đây, nay đã chuyển sang kinh doanh Karaoke):
“Tôi bỏ nghề do sát sinh nhiều quá nên không muốn làm lâu, với lại sau một thời gian kiếm được thì cũng nên chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác cho nhẹ nhàng. Những người thịt lợn, ngày họ chỉ mổ có 2-3 con, mình thì giết hàng trăm con, nên thấy cũng sợ, nghề này không được bền lâu…Mặc dù không tham gia trực tiếp vào việc giết mổ nhưng vẫn thấy sát sinh. Giờ thì kinh doanh karaoke không bằng thịt chó nhưng được cái mình an nhàn, với lại mình cũng thích văn nghệ. Trước thì vất vả lắm, phải dậy từ sớm rồi quản lý giết mổ, giao hàng. Nhà cửa thì mùi chó, bẩn thỉu. Chó là con vật hiểu người nhất, khôn hơn gà, mèo, lợn. Với lại đi đến đâu, toàn bị chó cắn, chó sủa ngại lắm. Bọn chó tinh lắm nó biết ngay.Cái gì cũng có thời cả thôi. Dừng đúng lúc khi nhận thấy nhu cầu giảm, đa dạng các món ăn, các nhà hàng. Ăn thịt chó trở thành trào lưu lúc bấy giờ. Mà cái gì cũng có một thời thôi. Giờ thì bão hòa rồi”.
Việc nhà anh T. thôi làm thịt chó đúng lúc cao điểm được Bác Ph. (La Dương) cung cấp thêm thông tin như sau:
“Nhà đầu tiên là nhà nhà Phúc Tưởng, nhưng giờ bỏ nghề rồi, cả ba anh em cùng bỏ nghề. Giờ ông bố chết rồi, thằng con lớn thì mở quán hát karaoke, thằng thứ hai thuê xưởng kinh doanh đồ nhựa. Nghề này nó cũng bạc lắm. Ông bố trẻ lắm, khỏe mạnh to béo lắm! Thế mà đùng cái chết vì ung thư, gia đình nhà người ta cũng giấu nhiều chuyện nên họ bỏ không làm nghề này nữa”. (Trích nhật ký điền dã tháng 5/2012)
Bên cạnh yếu tố tâm linh, các hộ kinh doanh cũng còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Trường hợp: cô H (Nhà Hợp Luân, La Dương)
“Tôi không thích người khác biết mình bán thịt chó, trước thấy ngại lắm khi gặp phụ huynh học sinh mua thịt chó. Do xây nhà trên đất nông nghiệp, nên giờ hiện tại ẩm thấp mà có dám sửa chữa đâu. Công việc vất vả lắm. Không nhờ người nhà được vì người nhà không biết việc mà làm. May có các bác đây quen việc rồi nên các bác ý làm là chính. Ngày mới đầu nhà cô mở hàng, lỗ chỏng vó, lúc đấy sợ lắm, mấy tháng đầu lo chứ, cô sút mất hơn 10 cân; từ 62 cân xuống còn 50 cân, may mấy năm nay còn đỡ đấy. Trước cô cũng hay tham gia hoạt động ở trường lắm, cũng toàn đi dạy toán lớp chọn thôi, nhưng giờ bận quá chẳng tham gia được. Chị hiệu trưởng cứ bảo thôi em nhận ít hàng thôi, nhưng không nhận không được, khách người ta đặt hàng nên mình không thể nghỉ được. Ở đây vất vả lắm, phải dậy sớm, nhà cửa thì không dám sửa chữa. Nhà trong làng thì bà mẹ chồng ở, hàng ngày con cái đảo qua. Kinh doanh khổ lắm cháu ạ. Nhiều cái khó lắm, không nói được. Làm ăn để tồn tại, có tiền cũng mệt lắm chứ, không sung sướng gì đâu”.
Trường hợp: Chị Ph (La Dương)
“Nhà tôi bán được 6 năm, 3 năm trước làm ăn còn phát đạt, nay chán lắm, hy vọng năm sau không giống như thế này, nếu không thì cũng đến bỏ nghề. Giờ bán chán lắm, chỉ đủ chi tiêu thôi. Thuê nhà đã mất 2- 2,5 triệu/
tháng. Giờ ruộng hết rồi, người ta hứa cho đất dịch vụ còn tươm, chứ chưa chắc đã có. Chẳng biết có hay không, nếu có thì cũng còn được. Trước gia đình ở trong làng nấu rượu và nuôi lợn song không ăn thua, nuôi con cái vất vả nên chuyển ra ngoài này bán thịt chó. Con trai lớn 22 tuổi đã đi làm rồi, còn con gái học cấp 3 trường Lê Quý Đôn. Thằng con trai, nó không thích làm nghề này, nhiều lúc nhờ nó đi đưa hàng nó không đi, ngay cả nó còn không ăn thịt chó nữa cơ. Khi nào các cháu đi làm hết thì nhà tôi cũng không bán nữa đâu”.
Qua những câu chuyện của một số hộ kinh doanh cho thấy: Các hộ kinh doanh trên đều không có ý định kinh doanh lâu dài (trừ trường hợp nhà bà Sử). Khó khăn lớn nhất đối với các hộ kinh doanh đó là không có địa điểm kinh doanh ổn định. Vì 12/12 hộ kinh doanh tại La Dương đều xây trên đất nông nghiệp, một số hộ đi thuê. Tâm lý của các chủ hộ ở đây lo sợ khi người ta giải phóng mặt bằng, thu hồi lại đất, sẽ không có chỗ để bán hàng nên đa số có tư tưởng tranh thủ kiếm tiền. Sau khi có vốn sẽ chuyển sang kinh doanh thứ khác nhẹ nhàng hơn (trừ những nhà có sẵn điều kiện cơ sở hạ tầng ở thôn Ỷ La). Ngoài ra, nhiều nhà mong con cái sau khi có công ăn việc làm sẽ thôi không làm nghề này nữa vì quá vất vả. Thực chất nhiều hộ vẫn sợ nghề sát sinh, sợ sẽ ảnh hưởng đến con cháu họ sau này.
Bên cạnh đó, kinh tế suy thoái khiến người dân ít tụ tập quán xá, với lại giờ nguồn thực phẩm cũng phong phú nên mặt hàng thịt chó bán chậm, số lượng bán ít hơn so với trước. Với quy định mới của ngành y tế: đồ ăn sống sau 8 tiếng bị tiêu hủy, chính vì quy định này cũng đã làm ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh của các hộ. Để khắc phục và thực hiện quy định, các hộ kinh doanh đều có tủ đông để hàng. Những nhà nấu bán cả hàng ăn thì để hôm sau làm hàng (Chị Ph, La Dương, trích nhật ký điền dã tháng 4/2011).
Tất cả những khó khăn trên đã tác động nhiều đến sự phát triển lâu dài của các hộ kinh doanh.