Thái độ của cộng đồng đối với nghề giết mổ chó

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 84)

5. Cấu trúc của luận văn

2.8.Thái độ của cộng đồng đối với nghề giết mổ chó

Với sự gia tăng các hộ kinh doanh giết mổ chó và mức thu nhập cao so với mặt bằng kinh tế của người dân trong làng đã có nhiều ý kiến của người dân nơi đây đối với nghề này.

“Từ khi lúc thịt chó ở đây thì chưa xảy ra tình trạng bị chó cắn, chó bị dại, hay tai nạn nghiêm trọng gì. Tôi chỉ thấy có duy nhất một trường hợp nhà ở làng chuyên mổ gà vịt, hôm đấy con vợ cùng với một người Vạn Phúc nữa đi lễ chùa Hương, con bé này ngồi sau, chẳng hiểu thế nào đâm vào dải phân cách, người đi cùng không sao, còn nhà này thì chết tươi luôn, nhưng không tìm thấy hai mắt đâu cả. Mà chị có biết cái nhà thịt chó Anh Hiếu

không? Chỗ La Khê ý. Nhà đấy cũng có đứa con trai bị chết vì tai nạn đấy. Nói chung là làm những nghề giết mổ này thất đức lắm. Tương đối là bẩn, kinh lắm, tôi ở đấy một ngày không chịu được, mùi chó nó hôi, các chất thải bẩn lắm, giờ còn đỡ đấy. Vì khu vực bán thịt chó ở cách xa khu dân cư nên tiếng ồn cũng không ảnh hưởng đến trong làng. Với lại các nhà bán thịt chó đều là người làng, còn các nhà xung quanh toàn là người thiên hạ nên không dám nói gì. Mà các quán tẩm quất thì ban đêm tấp nập nên cũng không ảnh hưởng. Ông Ph (La Dương) cho biết rất sợ phải đi qua hay ở khu vực trên. Vì nhà ông Phú có anh con trai kinh doanh thức ăn gia súc trên đoạn đường này, nên thỉnh thoảng ông có ra chơi, nhưng không ở được lâu vì không quen tiếng ồn với mùi chó.

Anh L (Ỷ La, hàng xóm nhà bà Sử Vinh) cho biết tình trạng ô nhiễm ở xung quanh nhà mình: trước họ hay chở chó vào tầm 7-8 giờ tối, xe chó đi ầm ầm, tiếng chó sủa gây ồn lắm, giờ bị nhắc nhở nên người ta đi muộn hơn. Vào những ngày mùa hè, mùi thối bốc lên sợ lắm, nhà mình đi làm suốt, trẻ con đi học nên cũng đỡ đấy. Chứ cứ ở nhà cả ngày chắc đau đầu mất. Được cái ở làng này, nhà nào cũng có nghề nên người ta còn dễ thông cảm cho nhau. Mà cái nhà Vinh Sử ý, chồng thì chuyên nuôi cave, gia đình cũng vớ vẩn. Ở trong xưởng nhà anh trước kia cũng có thằng thịt chó đấy, giờ nó không làm nữa. Nó bảo làm nghề đấy vất vả và sợ. Gia đình cũng không thích cho làm cơ”.

Ngay cả những người trong họ hàng những người giết mổ chó cũng có những quan điểm về nghề này và so sánh với các nghề khác như sau: “Giá thành rất cao, lợi nhuận cực nhiều, mỗi con thịt xong lời đến hơn trăm nghìn. Chủ yếu bán ra các chợ nội thành Hà Nội. Nhưng mình không quen nhìn người ta thịt chó thấy khiếp lắm. Thấy sát sinh, có cho một triệu đồng một ngày tôi cũng chịu thôi. Chẳng hiểu sao có nhiều hộ nghỉ, nhưng cũng có

nhiều hộ lao vào. Các nhà làm chó này cũng có nhiều chuyện lắm, gia đình cũng không được thuận lợi, thường con cái hư hỏng. Thường làm được một thời gian thì chuyển sang kinh doanh nghề khác thôi. Nói thế thôi chứ cái bọn chó nó tinh lắm, chứ thằng cháu với thằng Hợp đến chó nó sủa kinh người, đấy lúc cô đến chó nó có sủa đâu. Cái bọn thịt chó đấy đi đến đâu là bị chó sủa tới đây. Ở đây, chúng tôi không khinh ghét cái nghề này, mà chỉ có những nhà kinh doanh cave thì hay bị mọi người coi khinh thôi”. Bác Th. (La Dương)

Theo các cụ từ đình làng La Cả và La Dương: thì những gia đình có con em làm nghề giết mổ (lợn, chó, gà) không được làng đề cử vào cái vai trông đình, đội cúng tế. Mặc dù không thuộc trong quy định nhưng những gia đình đấy cũng không dám tham gia ứng cử. Nghề thịt chó là nghề không có hậu, ngay gia đình cũng chịu nhiều thiệt thòi, kiếm được đồng tiền nhưng không giữ được. Dù thế nào đi chăng nữa, đó vẫn là nghề sát sinh. Mà đã sát sinh ắt có nghiệp chướng”.

Qua các ý kiến cho thấy, tâm lý sát sinh vẫn được nhiều người dân quan tâm nhất. Tuy nhiên thái độ về nghề sát sinh cũng đã có nhiều sự thay đổi, không còn ác cảm, khinh rẻ với nghề giết mổ. Sư thầy Thích Đàm Chanh (trụ trì chùa La Cả): “Theo luận thuyết nhà Phật: chó là kiếp cuối cùng trong ba ngàn sáu trăm kiếp luân hồi. Từ giã kiếp chó là được lên làm kiếp người, với lại là động vật thì phải thịt. Vì thế, các cụ xưa bảo: hóa kiếp sớm cho chó là ta đã làm phúc cho nó vậy. Còn đối với nhà phật, tránh sát sinh nên không ăn các đồ tanh, ăn thịt động vật. Đặc biệt công lao của con chó trong tích Mục Kiều Liên cứu mẹ nên người theo đạo Phật không được ăn thịt chó. Nên các hộ kinh doanh giết mổ chó cũng được đối xử như các gia đình khác trong làng. Họ đều làm ăn lương thiện mà”.

Mặc dù là nghề sát sinh, nhưng cũng có nhiều ý kiến cảm thông cho các hộ gia đình làm nghề giết mổ. Nghề giết mổ được đánh giá là một nghề lao động lương thiện, lành mạnh, không những tăng thu nhập kinh tế gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Song vấn đề ô nhiễm môi trường, tiếng ồn cần được chính quyền hướng dẫn, nhắc nhở các hộ kinh doanh khắc phục để tránh ảnh hưởng tới đời sống của các hộ dân xung quanh.

Thái độ của các nhà chức trách về nghề thịt chó

Sau khi dịch tả bùng phát năm 2009, đã cảnh báo hồi chuông đối với các nhà chức trách trong công tác quản lý vệ sinh thực phẩm. Sau khi kiểm tra các hộ kinh doanh cho thấy 100% cơ sở kinh doanh không đạt tiêu chuẩn. Hiện nay cũng có một số hộ đã xây dựng các bể phốt (chủ yếu khu Ỷ La) tuy nhiên vẫn không tránh khỏi ô nhiễm môi trường.

Trước đây khu vực của các hộ kinh doanh giết mổ chó cực kỳ ô nhiễm, nhưng sau khi dịch tiêu chảy cấp thì vấn đề vệ sinh được quan tâm nhưng vẫn ô nhiễm do không có bể xử lý nước thải. Đặc biệt là ở La Dương, 100% các hộ không có hệ thống nước thải, các chất thải tống ra đường, quá trình thịt, thui chó, nuôi nhốt chó diễn ra ngay ở trước cửa nhà. Các lò mổ đều dùng nước giếng khoan không qua lọc gạn để rửa thịt. Hệ thống cống rãnh và mặt sàn luôn ứ đọng nước bẩn, phân, lông tràn lên rất mất vệ sinh. Việc giết mổ được tiến hành ngay trên sàn nhà nhầy nhụa chất bẩn nên cũng rất mất vệ sinh…Khu La Dương không có cống thoát nước đằng sau nên các chất thải đều ra cống phía trước. Những hôm trời nóng, mùi nước thải và chất thải nồng nặc. Làm chó, thịt chó ngay rệ đường, bán thịt chó ngay đường ôtô qua lại, khói bụi đường, xe gây ô nhiễm. Ngoài ra, để tiện cho người mua, các bàn bày chó thịt được kê sát ra mặt đường, cùng với đó là bụi bặm. Mỗi khi có một chiếc ô tô đi qua, nước đọng ở mặt đường bắn tung tóe, bụi bay mù mịt. Chó thì được bày trần trên mặt bàn không che đậy.

Đại diện cho ngành Y tế cho biết những bệnh mà người hộ kinh doanh giết mổ chó có nguy cơ mắc bệnh cao như mắc các bệnh về hen, viêm mũi xoang dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân. Đặc biệt khi dính ký sinh trùng, giun móc chó có khả năng gây tử vong. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm loài ấu trùng này qua đường miệng, hậu môn. Khi ấu trùng lọt vào cơ thế đi tới ruột non, theo máu định vị gan, phổi, não, mắt.

“Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, hàng năm Y tế phường đều tổ chức khám sức khỏe và tập huấn An toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ kinh doanh. Phối hợp với Thú y thường xuyên đi kiểm tra, phun thuốc, rắc vôi bột nhằm hạn chế dịch bệnh, song chúng tôi cũng không dám bảo đảm dịch tả sẽ không quay trở lại Dương Nội”.

Do hiện nay Nhà nước chưa có chế tài, quy định nào trong việc kiểm tra nguồn gốc chó, nên việc quản lý, kiểm dịch nguồn gốc thực sự khó khăn đối với ngành Thú y. Cán bộ thú y phường cho biết công tác quản lý của ngành đối với các hộ chủ yếu như sau: “Chúng tôi chỉ kiểm tra được nguồn gốc chó từ giấy tờ hải quan nhập chó. Nhưng cũng ít lắm, nhiều hộ không chứng minh được nguồn hàng. Còn một số hộ nhập chó bằng cách thu gom chó từ nhiều nơi thì chúng tôi không quản lý được”. Đại diện chính quyền của phường phụ trách mảng văn hóa, xã hội, y tế cũng cho biết: nghề thịt chó trong những năm gần đây đã góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương. Kinh tế của các hộ đều được ổn định, các hộ tham gia đóng thuế đầy đủ song vẫn không tránh khỏi ô nhiễm môi trường. Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh đảm bảo giết mổ vệ sinh theo quy định. Tuy nhiên các hộ vẫn không quan tâm lắm đến vấn đề vệ sinh, thường có tâm lý đối phó khi có đoàn kiểm tra”.

Thực trạng cho thấy nguồn chó từ Thanh Hóa vào Dương Nội vẫn chưa được quản lý, đánh giá chất lượng. Đây cũng là khó khăn lớn đối với các hộ kinh doanh giết mổ chó tại Dương Nội.

Tiểu kết chƣơng 2

Những năm gần đây, với sự tham gia của 18 hộ kinh doanh giết mổ chó, với số lượng giết mổ hàng ngày từ 5 đến 7 tấn thịt chó, Dương Nội trở thành trung tâm cung cấp cho thị trường thịt chó Hà Nội. Việc giết mổ chó hiện nay đã được công nghiệp hóa với sự xuất hiện các máy móc phục vụ cho việc giết mổ nhanh chóng và thuận tiện, có sự phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình và người làm thuê đã tạo cho Dương Nội trở thành Vương quốc thịt chó. Nguồn thu nhập từ giết mổ chó đem lại kinh tế chính cho các hộ kinh doanh không những trang trải cho sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể tiết kiệm để quay vòng vốn kinh doanh khác. Bên cạnh đó còn tạo ra công ăn việc làm cho cả gia đình, và các lao động ngoại tỉnh khác. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh, sự kỳ thị của xã hội cũng là một trong những trở ngại cho ngành nghề giết mổ chó phát triển.

CHƢƠNG 3

THỊT CHÓ DƢƠNG NỘI

Hà Tây xưa nay đã cung cấp cho kẻ chợ Thăng Long - Hà Nội rất nhiều món đặc sản. Xứ Đoài cũng như xứ Nam còn cung cấp cho nền văn hóa ẩm thực Thăng Long Hà Nội một món ăn độc đáo là thịt chó [109, tr.155]. Không chỉ Trôi mà Hà Tây còn có nhiều trung tâm thịt cầy ngon nổi tiếng như Ba La Bông Đỏ, Ngã Tư Vác, vùng Mỹ Đức, v.v...đã hình thành nên một vùng thịt chó nổi tiếng. Để nắm bắt được nhu cầu ăn thịt chó của người dân, bước đầu chúng tôi tìm hiểu qua các quán ăn bán thịt chó tại Dương Nội và các quán thịt chó trên địa bàn quận Hà Đông lấy nguồn hàng từ Dương Nội.

3.1.Trƣờng phái thịt chó Dƣơng Nội - Hà Đông

Các quán thịt chó Dương Nội

Qua điều tra khảo sát, trên địa bàn phường Dương Nội có 06 nhà hàng quán ăn chuyên về món thịt chó.

Bảng 3.1: Danh sách các quán thịt chó trên địa bàn phường Dương Nội

STT Cửa hàng Địa chỉ Năm kinh

doanh

01 Trung Nguyên La Dương, Dương Nội 2007 02 Việt Trì La Dương, Dương Nội 2008 03 Hồng Thơm La Dương, Dương Nội 2008

04 Tới còi La Dương, Dương Nội 2007

05 Tá Lan (Vinh Sử) Ỷ La, Dương Nội 2007

06 Năm Cò Ỷ La, Dương Nội 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Trung tâm Y tế phường Dương Nội)

Các quán thịt chó nêu trên đều được mở trong vòng 5 năm trở lại đây. Do ở ngay cạnh trung tâm giết mổ chó nên các quán thịt chó ở đây có nhiều thuận lợi về chọn lựa nguồn hàng và giá cả phù hợp. Điều đặc biệt ở Dương Nội, các quán trên bán cả thịt sống lẫn đồ ăn chín, một số nhà hàng kiêm cả lò

mổ chó (nhà Hồng Thơm, nhà Vinh Sử). Tuy nhiên quán bán thịt chó chín của gia đình Tá Lan (Vinh Sử) chỉ chuyên bán chả nướng, dồi lòng chín cho người trong làng mang về nhà ăn, chứ không phục vụ ăn ngay tại quán.

Các quán thịt chó tại quận Hà Đông

Tại Hà Đông, qua tổng hợp thống kê có 11 quán bán thịt chó, ngoài ra tại các chợ dân sinh đều có quầy hàng bán thịt chó. Có 02 quán bán dồi chó và chả chó nướng tại vỉa hè ngã tư Lê Lợi, Quang Trung vào các buổi chiều. Trong số đó có 10/11 cửa hàng (chiếm 91%) sử dụng nguồn thực phẩm thịt chó từ Dương Nội. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu 10 quán bán thịt chó có địa điểm cụ thể. Trước kia có hẳn một phố chó ở trên đường Lê Trọng Tấn (1), đây là khu đất nông nghiệp, gần trục đường Hà Đông, Hà Nội. Các quán đều có diện tích rộng thuận tiện cho khách đi lại và để xe. Năm 2007, sau khi bị thu hồi đất làm đường giao thông, các quán này chuyển địa điểm về các phường Quang Trung, vào trong làng La Khê. Sau khi trục đường Lê Trọng Tấn hoàn thiện, xuất hiện một số quán thịt chó như quán Khải Nam Định, quán Thịt chó Bốn mùa…

Bảng 3.2: Danh sách các nhà hàng bán thịt chó ở Hà Đông

STT Cửa hàng Địa chỉ Năm

kinh doanh

01 Anh Hiếu 630 Quang Trung, thuộc phường La Khê

1992

02 Ánh Sáng TDP 2 phường La Khê 1998

03 (Khải) Nam Định Đường Lê Trọng Tấn, La Khê 2011

04 Bắc Ninh Ngô Quyền, Quang Trung 2004

05 Hải Anh 630 Quang Trung, phường La Khê 2008 06 Hải Đen 126 đường Chiến Thắng, Mộ Lao 2010 07 Thịt chó 24 giờ Số 7 Thanh Bình, Mộ Lao 2011 08 Thịt chó Việt Trì Số 2 Phùng Hưng, Phúc La 2004 09 Thịt chó quán lá Sông Đà Lê Trọng Tấn, La Khê 2012 10 Thịt chó bốn mùa Lê Trọng Tấn, La Khê 2011

1 . Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 của UBND xã Văn Khê, có 8 quán thịt chó: Anh Hiếu, Ánh Sáng, Niềm Tin….

Ngoài Dương Nội, các quán thịt chó còn tập trung đông ở Phường La Khê (05 quán, trong đó có 03 quán tập trung trên Đường Lê Văn Lương); 02 quán trên đường Thanh Bình và phường Mộ Lao. Các quán thịt chó phân bố chủ yếu ở các khu giãn dân, khu đất đền bù mới hình thành. Đây là những nơi có địa điểm rộng, gần các khu dân cư, khu đô thị mới thuận lợi cho kinh doanh ăn uống. Quán lâu năm nhất là quán Anh Hiếu đã kinh doanh được gần 20 năm. Trong 3 năm trở lại đây có 5 quán thịt chó được mở như quán Khải Nam Định, quán thịt chó Bốn mùa, quán lá Sông Đà, quán Thịt chó 24 giờ, quán Hải đen.

Theo thông tin khảo sát thực địa, trên địa bàn quận Hà Đông có 16 quán thịt chó có nguồn hàng từ Dương Nội. Các quán đều đặt tên theo xu hướng tên thành viên trong gia đình (09/16 quán), theo các trường phái nấu thịt chó (04/16 quán), theo tên gọi khác (03/12 quán). Lý giải lý do đặt tên quán cho dễ nhớ, và tạo ấn tượng với khách hàng.

Quán có tên Thịt chó Việt Trì vì nhà có quen ông thầy ở Việt Trì chuyên làm thịt chó. Ông hướng dẫn hai vợ chồng cách chế biến các món ăn. Thực ra cũng muốn lấy tên thịt chó La Dương vì mình là người ở đây, lấy thịt chó cũng của làng, nhưng cửa hàng phải có sự khác biệt để tạo tiếng tăm thì khách người ta mới vào”. Chị V, chủ quán thịt chó Việt Trì tại La Dương cho biết lý do mình đặt tên cho quán và chị cũng hy vọng với tên gọi như vậy, quán thịt chó của gia đình sẽ thu hút lượng khách hàng tới quán. Cũng có chủ quán đặt tên quán với mong muốn được phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi

Một phần của tài liệu Thịt chó trong văn hóa ẩm thực của người Việt (nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 84)