Nhận xét về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn

Một phần của tài liệu tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997-2012 (Trang 89)

6. Bố cục nội dung luận văn

3.2. Nhận xét về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn

1997-2012

Hiệu quả sử dụng đất” là một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu tìm hiểu

về tình hình sử dụng đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau với mục đích nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Theo quan điểm của nhà kinh tế học Smuel-Norhuas: “Hiệu quả không có nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác”[39,tr25].

Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ thì hiệu quả chính llà kết quả cũng như yêu cầu của việc làm mang lại. Theo khái niệm trên thì “Hiệu quả sử dụng đất” phải là kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta quan tâm tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mụch đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng cuủa con người mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất được tạo ra như thế nào?Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả.

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của người nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mang tính ổn định vừa đảm bảo sự bền vững.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên cả 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xá hội và hiệu quả môi trường [39]. Chính vì những lập luận trên nên vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên cũng được nhìn nhận, đánh giá trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997-2012 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)